Tác dụng chữa bệnh của củ hành tây

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của củ hành tây

19/04/2015 02:14 AM
19,466

Theo những nghiên cứu ghi chép thì hành được sử dụng từ những năm trước công nguyên và là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.




Hành tây là một thành viên của gia đình hoa huệ tây và có “mối liên hệ mật thiết” với tỏi. Nó thường được gọi là "vua của các loại rau" vì hương vị cay nồng.

Có nhiều loại hành với đủ loại màu sắc, kích thước và vị giác. Các củ hành nhỏ thì thường được gọi là hành lá, bao gồm hẹ, tỏi tây và hẹ tây.

Lợi ích dinh dưỡng

Tuy cùng là một giống nhưng sự khác nhau về chủng loại, thời gian trồng và thời gian lưu trữ cũng làm cho các loại hành này có tác dụng dinh dưỡng khác nhau.

Hành được coi là thực phẩm có tính kháng viêm cao. Ngoài ra, nó lại rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ.

Lợi ích sức khỏe

Theo những nghiên cứu ghi chép thì hành được sử dụng từ những năm trước công nguyên và là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.

Một số tác dụng chữa bệnh của hành có thể kể ra như sau:

Giảm cholesterone: Chất sắt có trong hành tây chính là lý do tại sao hành tây được cho là rất tốt trong việc điều trị thiếu máu.

Chống đông máu: Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.

Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.

Chống nhiễm khuẩn: Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.

Tốt cho huyết áp: Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

Phòng chống ung thư ruột kết: Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.

Táo bón và đầy hơi: Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi.

Tiểu đường: Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.

Lợi tiểu và làm sạch máu: Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút.

Chữa ù tai: Trong một số nền văn hóa, người ta nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai để chống lại sự ù tai.

Rụng tóc: Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tây trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này hiệu quả mà chi phí lại chắc chắn rẻ hơn những loại thuốc mọc tóc khác.

Tăng cường miễn dịch: Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.

Loãng xương: Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.

Hô hấp: Mỗi ngày bạn nên uống 3-4 thìa cà phê hỗn hợp nước ép hành và mật ong để làm tiêu đờm và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể. Hỗn hợp này cũng là vị thuốc để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường.

Nâng cao chất lượng “chăn gối”: Hành là một chất kích thích tình dục mạnh, chỉ đứng thứ hai sau tỏi.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.

Mẹo chọn và bảo quản hành

Khi mua hành tây, chọn những củ có hình dáng rõ ràng, vỏ khô. Không chọn những củ đã nảy mầm hoặc có dấu hiệu thối rữa, héo hoặc vỏ đổi màu.

Hành có thể được lưu trữ ở nhiệt độ trong phòng nhưng vẫn nên đặt ở nơi thông gió, tránh xa ánh sáng để tránh mọc mầm. Không để hành cùng với khoai tây vì chúng sẽ hấp thụ độ ẩm và khí ethylene từ khoai tây và thối nhanh hơn.

Để không bị cay mắt khi thái hành, hãy để lạnh hoặc cho nó vào nước khoảng một giờ trước khi làm.

Mặc dù hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nó cũng có những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy chỉ nên dùng ở mức vừa phải.

10 công dụng của củ hành:

Dưới đây là 10 tác dụng của hành vừa được công bố trên Tạp chí Y học HeathMad của Mỹ số ra tháng 7/2010.
 

 image

1- Các hợp chất tự nhiên có trong hành có tác dụng làm dịu những cơn ho, long đờm và khử đờm rất hiệu quả.

2- Hành tốt cho nhóm người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản, lao, viêm xoang và các chứng bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp.

3- Hành tây có tác dụng hạ huyết áp, có lợi cho tim mạch.

4- Theo nghiên cứu thì hành có tác dụng giảm cholesterol (mỡ máu), giúp cho máu lưu thông tốt. Hạn chế cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt (HDL).

5- Hành là thực phẩm kiêm dược phẩm tốt cho hệ thống tiêu hoá, chống táo bón, đầy hơi và trào ngược axít dạ dày.

6- Hành tây là thực phẩm tốt cho nhóm phụ nữ mắc bệnh mất kinh, vàng da và liệt sức vì nóng, vì vậy những người ốm mệt có thể ăn cháo hành và phát huy tác dụng tức thì.

7- Hành các loại, kể cả hành tây có mức độ sát trùng rất mạnh, vì vậy có khả năng ngăn ngừa các chứng bệnh viêm nhiễm đường ruột rất hiệu quả.

8- Nước ép hành trộn với mật ong nguyên chất có tác dụng chữa bệnh khản tiếng và ho rất tốt.

9- Nước ép hành có tác dụng làm lành vết thương hạn chế mưng mủ do tác dụng kháng khuẩn có trong hành.

10- Nước ép hành và tỏi có tác dụng tích cực trong việc chống mất ngủ. Sau khi giã nhỏ hành tỏi, sau đó pha vào nước ép trái cây để uống. Mỗi cốc nước trái cây pha thêm 3-4 thìa nước ép hành, uống trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.


Ngừa cảm cúm:

Năm 1919, khi dịch cúm hoành hành lúc đó đã giết 40 triệu người. Có một vị bác sĩ đến thăm những tá điền để xem họ có cần giúp đỡ gì về việc chống lại dịch cúm đó không, vì bao nhiêu nông phu tá điền và gia đình của họ đã bị nhiễm trùng và đã bị chết rất nhiều!

Vị bác sĩ này đến thăm gia đình một tá điền thì ông lấy làm ngạc nhiên khi thấy ai cũng rất là khỏe mạnh! Khi vị bác sĩ này hỏi người tá điền là họ đã làm gì khác hơn những gia đình xấu số kia, thì người vợ trả lời là, bà đã đặt một củ hành (hành tây) chưa bóc vỏ, lên một cái tô để trong mỗi phòng. Vị bác sĩ này không có thể tin được chuyện như vậy, ông bèn để củ hành đó dưới kính hiển vi, và quả thật như vậy, ông thấy những con vi khuẩn của dịch cúm đã ở trong củ hành đó. Dĩ nhiên là chúng đã bị củ hành hút vô. Vì thế mà cả gia đình tá điền này vẫn mạnh khỏe như thường! 

Bây giờ thì tôi nghe câu chuyện của bà chủ một Mỹ Viện ở Arizona. Bà ta nói là mấy năm trước kia, nhân viên trong  mỹ viện của bà đã bị bệnh cúm, ngay cả những khách hàng của bà cũng bị bệnh nữa! Năm sau đó, bà bèn lấy vài củ hành đặt trên vài cái tô, để khắp nơi trong tiệm. Bà lấy làm ngạc nhiên là không một nhân viên nào của bà bị mắc bệnh cúm trong năm đó! (Dĩ nhiên như bạn thấy, bà không phải là con buôn của dịch vụ hành củ gì cả, phải không?)
Mục đích của câu chuyện này là, bạn nên đi mua hành củ về để trong vài cái tô mỗi phòng trong nhà! Nếu bạn làm việc ở văn phòng, bạn cũng nên để vài nơi, dưới hoặc trên bàn hay chỗ nào đó! Bạn cứ thử xem nó ra sao, gia đình tôi đã thử năm vừa qua, kết quả là không ai bị cảm cúm hết! Nếu cách chữa mẹo này giúp bạn và gia đình chống được bệnh cúm thì nhất rồi!!! Nếu bạn có bị nhiễm trùng, thì nó cũng sẽ chỉ là cảm thường mà thôi!

Tác dụng thần kỳ của củ hành tây


Hành không chỉ là thực phẩm rất gần gũi với con người mà nó còn là vị thuốc chữa bệnh rất công hiệu, tốt cho nhóm người mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh hen suyễn, chữa chứng mất ngủ và làm giảm cholesterol.


Dưới đây là 10 tác dụng của hành vừa được công bố trên Tạp chí Y học HeathMad của Mỹ, số ra tháng 7-2010.

 - Các hợp chất tự nhiên có trong hành có tác dụng làm dịu những cơn ho, long đờm và khử đờm rất hiệu quả.

- Hành tây tốt cho nhóm người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản, lao, viêm xoang và các chứng bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp.

- Hành tây có tác dụng hạ huyết áp, có lợi cho tim mạch.

- Theo nghiên cứu thì hành tây có tác dụng giảm cholesterol (mỡ máu), giúp cho máu lưu thông tốt. Hạn chế cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt (HDL).

- Hành tây là thực phẩm kiêm dược phẩm tốt cho hệ thống tiêu hoá, chống táo bón, đầy hơi và trào ngược axít dạ dày.

- Hành tây là thực phẩm tốt cho nhóm phụ nữ mắc bệnh mất kinh, vàng da và liệt sức vì nóng, vì vậy những người ốm mệt có thể ăn cháo hành và phát huy tác dụng tức thì.

- Hành các loại, kể cả hành tây có mức độ sát trùng rất mạnh, vì vậy có khả năng ngăn ngừa các chứng bệnh viêm nhiễm đường ruột rất hiệu quả.

- Nước ép hành tây trộn với mật ong nguyên chất có tác dụng chữa bệnh khản tiếng và ho rất tốt.

- Nước ép hành tây có tác dụng làm lành vết thương hạn chế mưng mủ do tác dụng kháng khuẩn có trong hành.

- Nước ép hành tây và tỏi có tác dụng tích cực trong việc chống mất ngủ. Sau khi giã nhỏ hành tỏi, sau đó pha vào nước ép trái cây để uống. Mỗi cốc nước trái cây pha thêm 3-4 thìa nước ép hành, uống trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. 

Chia sẻ về tác dụng của cũ hành tây

Bài viết nói về tác dụng của củ hành tây, tôi đã đọc thấy nhiều lần trên các diễn đàn. Tác dụng “thần kỳ” của nó thì... không cần bàn cãi nữa rồi!

Tôi đã sử dụng củ hành từ năm ngoái, và vì nghĩ rằng lớp vỏ lụa bên ngoài ngăn trở khả năng thu hút vi khuẩn, nên tôi đã lột lớp vỏ bao và cắt vát một phía củ hành, để cho mùi của nó dễ dàng lan toả...

Kết quả “trên cả tuyệt vời”, các bạn ạ! Bản thân tôi ngày trước rất hay bị cảm nhiễm, bây giờ thì không. Đứa con trai lớn của tôi ở cùng phòng, ăn cùng mâm với 4 người bạn, thảy đều bị cảm cúm độ “trầm trọng”, còn cháu vẫn không hề gì!

Riêng con gái tôi, cháu thường xuyên đi học về đêm và vướng mưa, cảm hàn liên miên... Con bé chê mùi củ hành hôi, không chịu để bên giường mình. Sau một năm, thấy mẹ không bị lây cảm từ mình, dù hai mẹ con ăn, uống chung, lúc ấy cháu mới chịu và kết quả là... “vĩnh biệt cảm cúm”!

Tôi còn muốn kể cho các bạn nghe kết quả sử dụng củ hành với những triệu chứng bệnh khác nữa: nó “đặc biệt tác dụng” cho đường thở: mũi, khí quản và phế quản, và theo tôi, nó còn tác dụng cả đến chứng bệnh hen suyễn kinh niên nữa kìa!

Bản thân tôi, ngay từ năm 20 tuổi, mỗi tháng 30 ngày thì tôi bị cảm cúm, viêm phế quản, viêm họng và khàn tiếng mất... 28 ngày ! Sau một trận viêm phế quản và ho 3 tháng rưỡi, tôi bị “giãn phế nang” vĩnh viễn, lúc nào cũng khó thở, khò khè...

Ngay đêm đầu tiên để củ hành đã cắt vát một phía lên giường, tôi thử hít vài hơi, ráng chịu đựng mùi hôi của nó... Kỳ lạ thay, chỉ 5 phút sau là tôi hết cơn khó thở. Dịch nhầy trong mũi, trong cổ đều thông... Từ đó, mỗi lúc lên cơn khó thở, kéo hen là tôi lại... hít mùi củ hành, và... chỉ 5 phút sau là hết! Mùi củ hành, mới đầu hơi khó chịu, về sau ngửi quen, sẽ không còn thầy hôi nữa...

Như vậy, ta có thể dùng nó để chặn chứng hen suyễn, các bạn mắc chứng bệnh này hãy thử xem sao. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng hay không còn tuỳ vào “cơ địa”. Có người thích hợp, có người lại không... Tội gì không thử, thử một cách kiên trì, nếu chẳng có hại thì “không bổ bề ngang thì cũng bổ bề dọc”, phải không các bạn?

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hành tây có chứa các hợp chất chống viêm, chống oxy hóa cao nên có tác dụng tốt trong việc phòng chống nhiều chứng bệnh, từ cảm mạo thông thường đến các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, loãng xương

Khác với hành ta là loại gia vị, ăn cả phần lá và phần củ thì hành tây được sử dụng như một loại rau, chủ yếu dùng phần củ (gọi là củ nhưng thực chất củ hành tây là phần thân của cây).
Đây là loại cây hợp với khí hậu ôn đới nên được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, nó có tên khoa học là Allium cepa.
Ảnh minh họa.
Theo nguồn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần giá trị dinh dưỡng trong 100g hành tây bao gồm: năng lượng: 40 kcal; carbohydrate: 9,34 g; đường: 4,24 g; chất xơ: 1,7 g; protein: 1,1 g; vitamin B6: 0,12 mg 9%; vitamin C: 7,4 mg 12%; vitamin E 0,02 mg 0%; canxi: 23 mg 2%; sắt: 0,21 mg 2%; magiê: 0,129 mg 0%; phốt pho: 29 mg 4%; kali: 146 mg 3%; natri: 4 mg 0%; kẽm: 0,17 mg 2% ... Ngoài ra còn chứa các chất dinh dưỡng khác như folate, vitamin K, thiamin, niacin, chất béo...

Hành tây đặc biệt có lợi cho phụ nữ, nhất là những người có nguy cơ gia tăng bệnh loãng xương khi bước vào thời kỳ mãn kinh, bởi vì nó có tác dụng ngăn ngừa chứng xương dễ vỡ.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, hành tây được sử dụng như một phương thuốc phổ biến giúp chữa bệnh đau họng, do trong hành tây chứa pleiomeric, một hợp chất có khả năng ngăn chặn chứng đau họng.

Ngoài ra, hành tây còn chứa chất chống oxy hóa cực mạnh là quercetin, tiếp đó là phenol, flavonoids, giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, ăn hành tây có thể giúp giảm ung thư ở đầu và cổ, ung thư ruột kết bằng cách ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Hành tây cũng có ích trong việc chữa lành các vết thương vì tác dụng chống viêm, giảm sưng tốt. Cắt một vài lát nhỏ hành tây, ăn với cháo nóng cũng có thể giúp bạn giải cảm, giải nhiệt.

 Giá trị dinh dưỡng của hành tây

Hành tây là loài cây có nguồn gốc từ Trung Đông. Theo những sách cổ ghi lại thì giá trị dinh dưỡng của hành tây đã được biết đến từ rất sớm. Hành tây còn là món rau quan trọng bữa ăn của những người thợ xây dựng Kim tự tháp.

Hành tây vừa được xem là một loại gia vị vừa như một loại rau rất giàu kalium, selenium và vitamin C. Thành phần selenium có nhiều trong hành tây rất tốt cho da, móng và tóc. Ngoài ra, chất quexetin trong loại rau củ này có tác dụng chống oxy- hoá rất mạnh, kết hợp vời selenium  giúp khử các gốc tự do, nguyên nhân gây ra nếp nhăn và sự chai cứng da.

Trong thành phần dinh dưỡng của hành tây không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối trong cơ thể. Chính vì vậy, hành tây có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả và an toàn hơn các loại thuốc hạ huyết áp.

Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.

Hành tây một vị thuốc chữa bệnh

Từ vai trò là nguyên liệu để chế biến món ăn ngon hàng ngày, hành tây ẩn chứa nhiều bất ngờ trong việc bảo vệ sức khoẻ cũng như chữa một số chứng bệnh nhẹ hay gặp phải. Vì chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh, hành tây được dùng trong chữa nhiều bệnh như ho, trừ đờm, kích thích tiết mồ hôi, lợi tiểu, chống phù thũng, trị bệnh cổ chướng, tiểu đường, giúp ngủ ngon, làm tiêu nhanh các chất bột, trừ giun đũa, trừ ho, chống béo phì, xơ cứng động mạch, chống muỗi, dĩn.

Khi dùng ngoài, hành tây có thể trị áp xe, chín mé, mụn nhọt, chân nứt nẻ, mụn cóc, đau nửa đầu, đau dây thần kinh ngoại biên.

Hành tây cũng được khẳng định là một loại viagra tự nhiên rất hiệu quả.

 Sau đây là một số mẹo nhỏ chữa bệnh từ hành tây:

- Bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tiểu đường.                                    


a/ Hành tây bỏ vỏ ngoài, cắt miếng, cho thêm thịt nạc, mộc nhĩ, đem xào ninh nhừ ăn;                                                                            
b/ Ðậu vàng cho muối, đun chín cho gia vị, hành tây cắt miếng ăn với canh đậu

- Hạ huyết áp cao. Lấy nắm vỏ hành nấu với ít nước, khi còn lại một nửa thì uống, sẽ hạ huyết áp. Sắc tố chứa xenton ở vỏ ngoài hành tây có tác dụng điều trị huyết áp

- Trị phong thấp: 3 củ hành tây xắt lát, đổ 1 lít nước, đun khoảng 10-15 phút. Ngày uống 2 ly vào sáng và tối lúc đói bụng.

         - Tiêu chảy: Vỏ lụa hành tây 1 nắm. Đun nước uống trong ngày.

- Giúp tiêu hoá và làm ấm bụng. Hành tây thái lát, phơi khô đem nấu với nước uống

- Tắc mũi, khó thở: Vào mùa lạnh, khi cảm cúm, bạn thường bị tắc mũi, khó  thở, khi ấy, bạn cắt một lát hành tây rồi nhét vào mũi.

- Ngăn ngừa bệnh cảm cúm trong mùa đông. Dùng một ít dầu ăn nóng rưới lên hành tây đã xắt mỏng rồi ăn sống, nếu thích có thể thêm vào một ít đậu phụ

- Giải cảm Hành tây cắt nhỏ cho vào nấu chín uống lúc còn nóng hoặc cho  vào cháo ăn nóng sẽ có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi và giải nhiệt rất nhanh.

- Kém ăn uống, cảm gió nhiều đờm. Hành tây bỏ vỏ ngoài xắt nhỏ. Củ cải trắng rửa sạch cắt nhỏ sợi, mỗi thứ có lượng bằng nhau, thêm dấm, muối, dầu mè, trộn đều mà ăn.

- Khó ngủ Đặt một vài lát hành thái nhỏ bên cạnh có thể đuổi muỗi và bạn có thể ngủ ngon lành

Một số mẹo vặt trong bếp với hành tây

 Món cá hấp

Thật khó chịu khi món cá hấp cứ vỡ nát dù bạn đã rất cố gắng nâng niu. Vài khoanh hành xắt mỏng lót phía dưới sẽ giúp món cá hấp của bạn thơm hơn, và quan trọng là sẽ chín đều, không bị vỡ.

Khử mùi khê

Lỡ tay nấu nồi cơm bị khê, tất nhiên là cơm khét thì không thể cứu vãn được, nhưng ít nhất bạn cũng có thể phi tang được mùi khê khó chịu đó, nếu lúc vừa phát hiện, cơm còn nóng, bạn cho ít hành tây xắt lát vào nồi rồi đậy nắp lại.Mùi khê sẽ biến mất, không ám vào lớp cơm ngon phía trên.

Ngăn ruồi đậu lên thức ăn: Rửa sạch thực phẩm, để ráo nước, đặt vài cọng hành tây đã rửa sạch lên trên, ruồi sẽ tránh xa.

Chống mốc Cho hai cọng hành tây vào xì dầu hoặc giấm có thể giúp chúng không bị mốc.

Khử mùi sơn:. Khi nhà nồng nặc mùi sơn , đặt miếng hành tây bên cạnh, mùi của hành tây hết và mùi sơn cũng hết.

Làm sạch đồ dùng nhà bếp: Lấy rễ hành tây chà bề mặt đồ dùng bám dầu mỡ. Đặc biệt với đồ đồng, thiếc sẽ sáng đẹp.

Lau cửa kính: Cắt đôi củ hành tây, lấy mặt cắt chà lên cửa kính. Sau đó, dùng vải khô lau thật nhanh trước khi nước hành khô, mặt kính sẽ bóng loáng như mới.

Xử lý dao bị rỉ: Cắt đôi củ hành tây, chà mặt cắt lên phần dao rỉ, vết gỉ sét sẽ biến mất.

 Chú ý khi dùng hành tây

Hành tây rất giàu hợp chất dinh dưỡng thảo mộc, có tác dụng bảo vệ tim nhưng lại gây hại cho dạ dày. Vì vậy với những người mắc bệnh dạ dày cần nấu chín để khử hoạt tính của hợp chất này hoặc trộn giữa hành sống và chín để giảm tác dụng phụ không mong muốn của hoạt chất. Nên chọn những củ hành tây còn tươi, nếu hành tây đã mọc mầm thì không nên dùng vì có thể sẽ gây ung thư.

Hành tây ngày nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong thực tế, hành tây được cho là có thể điều trị, kháng khuẩn, kháng nấm và một vài tác dụng khác…

Hành khô là một loại gia vị tạo nên mùi thơm đặc trưng cho một số món ăn. Nó cũng được coi là một trong các loại gia vị cần thiết trong các món ăn khác nhau bởi có tính cay nồng và mùi thơm đặc biệt.

Hành tây ngày nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, không phải chỉ bởi tính chất ngon miệng của nó mà còn có một số lợi ích sức khỏe cho người dùng. Trong thực tế, hành tây được cho là có thể điều trị, kháng khuẩn, kháng nấm và một vài tác dụng khác…

- Giảm lượng đường trong máu: Hành tây có hiệu ứng giảm lượng đường trong máu cao. Bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy rằng disulfua allyl propyl có trong hành tây chịu trách nhiệm cho hiệu ứng này và làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng lượng insulin miễn phí có sẵn.

- Lợi cho tim mạch: Ăn hành, tỏi thường xuyên sẽ có hiệu quả làm giảm mức cholesterol cao và huyết áp cao, cả hai đều giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim tiểu đường, và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Những tác dụng có lợi có khả năng là do các hợp chất lưu huỳnh có hành, kể cả crom và vitamin B6, giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách làm giảm mức độ homocysteine cao - một yếu tố nguy cơ đau tim và đột quỵ.

- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Ăn hành ít nhất hai lần trong tuần có liên quan đáng kể tới việc giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư ruột kết. Nghiên cứu cho thấy hành tây có chứa một số chất flavonoid, quercitin, đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của khối u ở động vật và bảo vệ tế bào ruột kết khỏi các tác hại của một số bệnh ung thư khác.

- Ngăn ngừa bệnh tả: Ăn hành là một biện pháp khắc phục có hiệu quả với phẩy khuẩn tả. Hành tây cũng làm giảm nôn mửa và tiêu chảy ngay lập tức.

- Hạn chế rụng tóc: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp dụng nước ép hành tây trên da đầu hai lần một tuần trong vòng 2 tháng sẽ giúp tái phát triển tóc. Chắc chắn chi phí cho việc này ít hơn nhiều so với những loại thuốc mọc tóc khác.

- Tốt cho da: Hành gây kích ứng cho da và kích thích lưu thông máu trong màng nhầy. Mụn cóc cũng đôi khi biến mất nếu cọ xát với hành tây. Hành tây có thể giã nát và đắp lên chỗ sưng nhọt, vết bầm tím, vết thương rất tốt. Nước ép hành tây trộn với mật ong hoặc dầu ô liu cho biết để được điều trị tốt nhất cho tình trạng mụn trứng cá.

- Tăng cường: Sữa không phải là thức ăn duy nhất giúp tăng sức khỏe của xương. Hành cũng giúp duy trì xương khỏe mạnh. Hành tây có thể đặc biệt có lợi cho phụ nữ nhất là những phụ nữ có nguy cơ loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.

- Chống viêm và chống vi khuẩn: Một số chất chống viêm trong hành làm cho chúng có ích trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng liên quan với tình trạng viêm như đau và sưng, viêm khớp dạng thấp, phản ứng do viêm dị ứng của bệnh hen suyễn, và tắc nghẽn đường hô hấp liên quan với cảm lạnh thông thường.

- Tốt cho răng: Nghiên cứu mới nhất của các bác sĩ người Nga đã tiếp tục khẳng định tính chất diệt khuẩn của hành tây. Theo những phát hiện này, nếu một người ăn hành tây mỗi ngày, nhai kỹ, anh ta sẽ được bảo vệ khỏi một loạt các rối loạn về răng, trong đó có sâu răng, cao răng, nướu răng...

- Tăng cường tình dục: Hành được cho là tăng nhu cầu cho cuộc sống tình dục lành mạnh. Một thìa nước ép hành tây cùng với một thìa nước gừng, trộn lẫn để uống. Thực hiện ba lần một ngày có thể làm tăng ham muốn tình dục lên đáng kể.

- Điều trị rối loạn tiết niệu: Bệnh nhân bị rối loạn tiết niệu thường có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. hành tây có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng này. Bệnh nhân nên uống nước đun sôi với hành tây mỗi ngày.

- Ngăn chặn máu đông: Hành được coi là tác nhân chống đông máu tự nhiên. Các lưu huỳnh có trong hành tây ngăn chặn tiểu cầu bị vón cục, từ đó ngăn chặn các cục máu đông.

Hành tây thường có mùi hăng và để lại mùi không mấy dễ chịu sau khi ăn. Đó chính là lý do tại sao nhiều người không thích ăn hành tây. Tuy nhiên, ăn một lượng hành tây vừa phải mỗi ngày có thể giúp chúng ta khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Tác dụng chữa bệnh của hành tây


Nếu bị viêm ruột, tiểu khó, dùng nước hành tây giã nát, cho thêm ít rượu trắng, uống nóng. Nếu bị thương có thể dùng hành tây giã nát đắp vào cho chóng lành.

Hành tây còn gọi là ngọc thông, thông đầu, viên thông, bì nha tử. Là thân vỏ của cây hành tây (Allium cepa) thực vật thuộc họ hành.

Tính ôn, vị đắng. Thành phần chính có rượu chứa phốt-pho, hợp chất lưu huỳnh, acid chanh, acid táo, vitamin A, B1, B2, C. Ngoài ra còn chứa chất làm giảm lượng đường nên có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường, nên ăn thường xuyên.

Hành tây còn có thể làm cho chất bị ô-xy hóa quá mức trong cơ thể con người trở thành chất không có hại. Cho nên phòng được ung thư, chống suy lão.

Ngoài ra còn có tính chất: mạnh tì, vị khử hàn đàm, hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, diệt khuẩn, giảm lượng đường trong máu, mỡ trong máu. Chủ yếu dùng cho bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh đái tháo đường, cảm gió nhiều đờm, kém ăn uống, viêm ruột đi ỉa chảy, đái khó, bị thương, loét viêm âm đạo do ký sinh trùng đốt và chứng bệnh thiếu vitamin.

Cách dùng: Ăn sống kèm các thức ăn khác, xào, hầm.

Ðắp ngoài da: giã nát hoặc ép lấy nước mà chườm.

Kiêng kị: người già bị viêm khí quản thì không nên dùng.

Chữa trị:

1 - Bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh đái tháo đường. a/ Hành tây bỏ vỏ ngoài, cắt miếng, cho thêm thịt nạc, mộc nhĩ, đem xào ninh nhừ ăn; b/ Ðậu vàng cho muối, đun chín cho gia vị, hành tây cắt miếng ăn với canh đậu.

2 - Kém ăn uống, cảm gió nhiều đờm. Hành tây bỏ vỏ ngoài xắt nhỏ. Củ cải trắng rửa sạch cắt nhỏ sợi, mỗi thứ có lượng bằng nhau, thêm dấm, muối, dầu mè, trộn đều mà ăn.

3 - Viêm ruột, bụng ỉa chảy, khó đái. Hành tây 1-2 củ bỏ vỏ ngoài, cắt miếng, giã nát lấy nước, cho thêm ít rượu trắng, uống nóng. Ngày 1-2 lần.

4 - Chứng thiếu vi-ta-min. Hành tây làm rau ăn kèm thức ăn khác.

5 - Bị thương, lở loét. Hành tây giã nát mà đắp.


Tác dụng chữa bệnh của hành


 Nếu bạn là người không thích vị hăng của hành, gừng cũng như những loại thực phẩm khác như tỏi tây, giềng bạn nên có quan điểm khác về những loại thực phẩm này. Còn nếu bạn là người thích ăn hành tây, đặc biệt là ăn sống nên duy trì điều này vì hành tây có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.

Theo như nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học sau khi nghiên cứu nhiều loại rau quả, hành tây không chỉ được xem như một gia vị trong các món ăn mà còn là một loại thuốc tốt. Hành tây có tác đụng ngăn ngừa và chống lại một số bệnh đặc biệt là ung thư, bệnh viêm phế quản, và quan trọng nhất là ngăn ngừa bệnh đau tim, chứng giảm huyết áp và chứng tăng huyết áp. Cuống hành còn có thể ngăn ngừa bệnh đau dạ dày.

Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nếu ăn hành thường xuyên có thể ngăn ngừa chứng ho dai dẳng. Củ hành đỏ còn có thể sử dụng như một loại thuốc long đờm. Nếu hành được thái lát và ngâm vào mật ong nguyên chất trong 2 đến 3 ngày, có thể chữa trị bệnh ho khan kéo dài.

Một tác dụng khác của hành tây là ép lấy nước hành tươi bôi lên trán có thể làm giảm chứng nhức đầu.

Ăn hành một cách thường xuyên cũng giúp giảm lượng cholesterol với những người béo phì bởi vì nó làm tăng mật độ liprotein. Chất này có tác dụng ngăn cản bệnh mạch vành tim, chứng huyết khối. Hợp chất hành có thể giảm lượng cholesterol tới 60%.

Hành còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Theo như điều tra của tạp chí Châu Âu về Dịch tễ học, những khu vực càng có lượng tiêu thụ hành và gừng lớn thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn những khu vực khác

Các nhà nghiên cứu có một chú ý là chỉ có hành tươi chưa được nấu mới có thể là thuốc. Vì vậy những người có thói quen nấu chín hành tây với những loại thực phẩm khác thì hành tây không còn có tác dụng như lúc đầu nữa. Nấu chín hành làm mất đến 82 phần trăm tác dụng chữa bệnh chủa hành. Hành tây có chứa hợp lưu huỳnh có lợi có thể bị mất khi nấu chín nhưng rất nhiều người không biết được điều này. Ngay cả những người thường xuyên nấu ăn với hành tây cũng không nhận thấy allicin, một chất dinh dưỡng quan trọng đã hoàn toàn được trung hòa trong quá trình nấu ăn. Vì vậy, để tận dụng được những tác dụng chữa bệnh của hành, chúng ta nên ăn sống.

Tác dụng của hành tây đối với da và tóc


Hầu hết mọi người đều biết đến hành tây như một loại gia vị tuyệt hảo không thể thiếu trong các món ăn nhưng hẳn còn ít người biết đến tác dụng quý giá của nó tới da và tóc.

Hành tây được gọi là “vua của các loại rau” vì hương vị cay nồng. Hành rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt, chất xơ, kali và selen. Ngoài ra, chất quexetin trong loại rau củ này có tác dụng chống ôxy hoá rất mạnh...

Từ vai trò là nguyên liệu để chế biến món ăn ngon hàng ngày, hành tây ẩn chứa nhiều bất ngờ trong việc bảo vệ sức khoẻ cũng như chữa một số chứng bệnh nhẹ hay gặp phải. Vì chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh, hành tây được dùng trong chữa nhiều bệnh như ho, trừ đờm, kích thích tiết mồ hôi, lợi tiểu,... Chúng ta còn biết đến hành tây với một tác dụng thú vị hơn nữa đó là tăng cường "chuyện yêu" cho nam giới.

Đối với da và tóc thì sao? Hành tây có tác dụng đặc biệt để giảm sưng, loại bỏ vi khuẩn ngăn ngừa mụn trứng cá cho da và giảm gãy rụng cho tóc.

Hãy cùng tham khảo một số tác dụng và cách làm mỹ phẩm từ hành tây dành cho da và tóc dưới đây:

Đối với da

Theo các nghiên cứu mới đây thì việc sử dụng hành tây sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị sẹo mụn trứng cá. Chiết xuất từ hành tây sẽ liên kết với các collagen dư thừa, nhờ thế sẽ dàn xếp chúng lại một cách có trật tự hơn. Điều này sẽ giúp giảm thiểu được tình trạng sẹo trên mặt. Ngoài ra, hành tây cũng được chứng minh là giúp giảm viêm và giảm vết thâm do mụn. Vì thế rất có lợi cho những ai vừa hoàn thành đợt điều trị mụn trứng cá.

Đối với sẹo lõm, hành tây cũng có tác dụng kích thích collagen để làm đầy dần vùng da bị khuyết. Nhờ thế mà có tác dụng rất tốt cho việc là phẳng làn da.

Hiện có rất nhiều loại kem trên thị trường có chiết xuất từ hành gây giúp giảm nguy cơ sẹo mụn. Tuy nhiên, để an toàn, bạn có thể tự chế cho mình sản phẩm từ tự nhiên giúp chăm sóc vùng da bị sẹo mụn.

Cách làm:

Cắt nhỏ một củ hành tây, ngâm vào trong chai dầu oliu khoảng 3 tuần. Sau đó lọc bỏ bã, bạn đã có sản phẩm tinh dầu hành rất an toàn.

Trộn hỗn hợp 30g dầu oliu và hành, 30g tinh dầu hoa hồng, 30g sáp ong. Đun nóng hỗn hợp trong lò vi sóng cho tới khi sáp ong tan chảy. Bắc ra và trộn thêm 2 muỗng cà phê gel lô hội, cuối cùng trộn thêm 4 viên nang vitamin E. Khuấy đều và để vào trong một lọ rộng miệng để dùng dầu. Hoặc muốn tiết kiệm thời gian và đơn giản hơn thì bạn chỉ cần ép hành tây lấy nước cốt cho vào tủ lạnh rồi bôi lên da mỗi ngày.

Đối với tóc

Hành tây chứa một hàm lượng lưu huỳnh rất cao. Lưu huỳnh được biết đến là khoáng chất tốt vì nó có khả năng kích thích tuần hoàn máu và trị cháy nắng tốt. Nó còn được gọi là “khoáng chất làm đẹp” bởi giúp tạo collagen, tăng sự đàn hồi và mềm mại cho làn da. Nó cũng là thành phần giúp chữa trị tóc và móng khỏi khô và yếu. Khi tóc được cấp đủ lượng lưu huỳnh thì chúng sẽ bóng khỏe và phát triển tốt hơn.

Cách làm:

Dùng nước ép hành tây nguyên chất hoặc trộn với mật ong để bôi lên da đầu hằng ngày sẽ giúp tóc bóng mượt và hạn chế gãy rụng.


Hành tây tẩy sạch tàn nhang


Hành tây là loại rau ăn, có chất lượng cao, vì vừa thơm ngon lại rất giàu dinh dưỡng nên được nhiều người trên thế giới ưa chuộng. Hành tây là một loại cây thảo, có tên khoa học là Allium cepa, thuộc họ hành (Alliaceae), sống ngắn ngày (khoảng 90 – 150 ngày). Toàn bộ cây đều có vị cay, hăng mạnh nhất là khi cắt hoặc làm dập nát chúng...




Đông y cho rằng, hành tây có vị thơm cay, tính ấm, không độc, tác dụng chữa nhiều bệnh như tiêu khát, huyết áp cao, mỡ máu, xơ vữa thành mạch, bệnh mạch vành tim, cảm mạo phong hàn... Còn theo tài liệu nghiên cứu của các nước Pháp, Anh, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... về mặt dược lí của hành tây cụ thể như sau:

Chẳng hạn theo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của vị giáo sư miễn dịch học tại Trường Đại học ở California (Hoa Kỳ) thì trong hành tây có chứa chất hoá học quecectin là một trong những chất chống ung thư thiên nhiên hiệu quả nhất mà hiện nay thế giới đều biết đến.

Hay một công trình nghiên cứu tại Hà Lan cũng cho thấy, ngoài chức năng lợi tiểu, hành tây còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Do vậy những người có tiền sử gia đình mắc ung thư thì thường xuyên nên ăn mỗi ngày nửa củ hành tây sẽ giảm được nguy cơ này. Người ta đã theo dõi thấy những người luôn thích ăn hành tây thì nguy cơ gây ung thư đã giảm hẳn một nửa.

Tại Viện Y học Nga qua nhiều kết quả nghiên cứu thì hành tây có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ chứa chất prostaglandin (prostagladin A; PG) và thành phần hoạt tính fibrin nên có thể kích thích hoạt động hoà tan máu, chống lại những chất gây tăng áp trong cơ thể, mặt khác các chất này còn thúc đẩy sự bài tiết muối Natri (một loại muối gọi nước), do đó làm hạ huyết áp. Chỉ cần một lượng nhỏ nhất chất prostaglandin trong cơ thể người đã có tác dụng điều hoà huyết áp và các thành phần của máu, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành huyết khối.

Ngoài ra các nghiên cứu tại nhiều nước cũng đã cho thấy hành tây có tác dụng diệt khuẩn, trừ đờm, chữa ho, ra mồ hôi, thông tiểu, kích thích tiêu hoá, làm cho ruột, dạ dày nâng cao quá trình bài tiết, chống viêm đường ruột, phòng chống phong thấp, an thần giúp ngủ ngon giấc, đề kháng với bệnh tiểu đường...

Để cùng tham khảo và có thể áp dụng xin giới thiệu kết quả cụ thể vài phương chữa trị một số bệnh ở nhiều nước như sau:

* Tẩy sạch tàn nhang trên da mặt: Dùng nước ép từ củ hành tây để xoa lên mặt phụ nữ bị tàn nhang sẽ tẩy sạch tàn nhang.

* Làm tóc mọc nhanh và dày hơn: Cũng dùng nước ép củ hành tây để xoa vào nơi tóc rụng thưa. Nhờ chất rất quan trọng chứa trong củ hành tây là cystein có tác dụng chống lão suy và làm chậm hoặc kéo dài quá trình lão hoá của tế bào khiến cho con người trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ.

* Chữa cảm mạo phong hàn: Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đau nhức đầu, không ra mồ hôi, tay chân nhức mỏi, mũi tắc ngạt, chảy máu cam, ngứa họng, giọng nói khàn, ho có đờm trắng loãng: Lấy 60g củ hành tây tươi thái nhỏ, cho vào vài lát gừng tươi, một ít đường đỏ, nấu cùng 300ml nước để uống. Sau vài lần uống sẽ khỏi hẳn.

* Phòng chứng bệnh tiểu đường: Lấy thịt nạc lợn nạc 50g thái miếng và nấu chín rồi cho vào từ 50 – 100g hành tây thái nhỏ cùng nấu chín để ăn. Ngày ăn 2 lần, cần ăn thường xuyên. Tác dụng của hành tây là loại thuốc có thể điều chỉnh và làm giảm lượng đường trong máu.

* Chữa mất ngủ, chữa đau nhức các khớp xương: Người Trung Hoa đã dùng hành tây để nấu ăn hoặc ăn sống với liều từ 50 – 100g mỗi ngày. Cần ăn liền một thời gian.

Thật sự tuyệt vời, một loại rau vừa giàu dinh dưỡng lại giàu cả dược tính đã giúp cho con người bồi bổ sức khoẻ lại còn là vị thuốc hay chữa trị được nhiều bệnh. Cảm ơn trời đất đã sinh ra nhiều loại sinh vật quý, phục vụ cho sự sống và sự phát triển của con người.

Hành tây có thể giúp chống ung thư


Hành tây là một loại thực vật độc đáo. Trong Y học dân gian Nga, người ta coi hành tây là loại thuốc chữa bách bệnh.


Tư liệu cổ có nhắc đến việc các chủ nô đã dùng hành tây để duy trì sức mạnh cho các nô lệ khi xây dựng Kim tự tháp Ai Cập. Đó là một loại dược thảo đã được dùng cách nay 4000 năm và mới phát hiện nó có cả khả năng chữa ung thư.

Hành tây có tác dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư song lại không tốt cho những người bệnh tim.

Trong thành phần của hành tây, người ta thấy có Vitamin A, B1, B2, PP, C, các muối của canxi và photpho, chất kháng sinh thực vật, axit citric và malic, các loại đường glucoz, saccaroz, fructoz, maltoz. Sự hội tụ độc đáo các chất này trong một loài cây làm nên giá trị đặc biệt của nó.

Với thành phần hoá học như vậy, hành tây có tính chất phòng và chữa bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu khoa học, tại những vùng mà người dân có thói quen ăn hành tây sống hàng ngày, tỷ lệ người mắc ung thư rất thấp.

Trong lịch sử y học đã có một số bệnh được chữa chỉ bằng hai “vị thuốc” là hành và tỏi và chỉ sau hai tuần là khỏi bệnh.

Một người Anh là F. Chichester được chẩn đoán là ung thư dạ dày. Theo các bác sĩ, bệnh nhân chỉ sống thêm được 1 tháng nữa. Vì là một nhà leo núi rất giỏi, ông quyết định thực hiện một chuyến leo núi cuối cùng trong đời. Không may, ông bị ngã và phải ở lại trong một ngôi nhà nhỏ hoang vắng dưới chân núi và thức ăn ở đó chẳng có gì khác hơn là hành.

Khi ông có thể tự mình trở về nhà, ông gầy thảm hại chỉ còn da bọc xương nhưng khi khám bệnh các bác sĩ không phát hiện một dấu vết nào của bệnh ung thư nữa. Để kỷ niệm cho sự may mắn bất ngờ của mình, ông đã một mình đi vòng quanh thế giới trên chiếc thuyền cao su có động cơ.

Các vitamin A và C trong hành tây có thể làm ngừng sự phát triển của những khối u ác. Ngoài hành để chữa ung thư người ta còn dùng cà-rốt, củ cải và những loại rau giàu vitamin khác nữa.

Dùng hành tây để chữa ung thư nên ăn hai lần một ngày trong các bữa ăn, mỗi bữa một củ hành nhỏ. Có thể thêm vào salat hoặc váng sữa và dầu hướng dương để dễ tiêu hoá vitamin hơn. Cũng cho thể ngâm hành tây trong rượu (1 phần hành, 20 phần rượu) uống mỗi ngày 3 lần một thìa nhỏ trước bữa ăn nửa giờ. Rượu ngâm hành còn có thể xoa bóp bên ngoài khối u.

Loại hành tây tốt nhất là loại đã mọc mầm dài 5-7cm, tích luỹ hầu hết các chất có ích từ củ và chính củ đã bắt đầu khô.

Khi chữa ung thư bằng cách ăn hành tây, đồng thời cũng là phòng bệnh ung thư, nên phải tránh các loại thực phẩm chứa các chất gây ung thư.

Tuy nhiên dùng hành tây cũng có những chống chỉ định đối với những người đang mắc các bệnh thận, gan và bệnh mạn tính về đường tiêu hoá, dạ dày. Trong hành tây chứa các chất glycosid có ảnh hưởng tới hoạt động của tim, nên cũng chống chỉ định cả với những người bị bệnh tim mạch.


Hành tây tốt cho người bệnh tim mạch


 Hành tây là loại rau, gia vị vừa thơm ngon lại rất giàu dinh dưỡng. Thường xuyên ăn hành tây có thể phòng tránh được nhiều bệnh, sức khỏe sẽ tốt hơn và kéo dài được tuổi thọ. Đông y cho rằng hành tây có vị thơm cay, tính ấm, không độc, tác dụng chữa nhiều bệnh như tiêu khát, tăng huyết áp, mỡ máu, xơ vữa thành mạch, bệnh mạch vành tim, cảm mạo phong hàn...

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hành tây có chứa chất prostaglandin (prostagladin A; PG) và thành phần hoạt tính fibrin nên có thể kích thích hoạt động hòa tan máu, chống lại những chất gây tăng huyết áp trong cơ thể, mặt khác các chất này còn thúc đẩy sự bài tiết muối natri, do đó làm hạ huyết áp. Chỉ cần một lượng nhỏ chất prostaglandin trong cơ thể đã có tác dụng điều hòa huyết áp và các thành phần của máu, đồng thời lại ngăn ngừa sự hình thành huyết khối. Ngoài ra, hành tây có tác dụng diệt khuẩn, trừ đờm, chữa ho, ra mồ hôi, thông tiểu, kích thích tiêu hóa, làm cho ruột, dạ dày nâng cao quá trình bài tiết, chống viêm đường ruột, phòng chống phong thấp, an thần, giúp ngủ ngon giấc, làm giảm hoặc chậm xơ cứng thành huyết quản, có tác dụng đề phòng bệnh mạch vành tim và hạ thấp lượng mỡ trong máu...
 Hành tây giúp làm chậm xơ cứng thành huyết quản, có tác dụng phòng bệnh mạch vành tim.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ

hành tây:

Chữa tàn nhang: Dùng nước ép từ củ hành tây để xoa lên vết bị tàn nhang.

Làm tóc mọc nhanh và dày hơn: Hằng ngày dùng nước ép củ hành tây để xoa vào nơi tóc rụng.

Chữa cảm mạo phong hàn: Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đau nhức đầu, không ra mồ hôi, tay chân nhức mỏi, mũi tắc ngạt, chảy máu cam, ngứa họng, giọng nói khàn, ho có đờm trắng loãng: lấy 60g củ hành tây tươi thái nhỏ, cho vào vài lát gừng tươi, một ít đường đỏ, nấu cùng 300ml nước để uống. Uống vài lần sẽ khỏi.

Phòng bệnh đái tháo đường: Lấy thịt lợn nạc 50g thái miếng và nấu chín rồi cho 50 - 100g hành tây thái nhỏ vào, cùng nấu chín để ăn. Ngày ăn 2 lần, cần ăn thường xuyên.

Chữa mất ngủ, đau nhức các khớp xương: Người Trung Hoa đã dùng hành tây để nấu ăn hoặc ăn sống với liều từ 50-100g mỗi ngày. Cần ăn liền một thời gian.         

Chớ bỏ qua hành tây - "nữ hoàng" của các loại rau

Từ thời kỳ Ai Cập cổ đại, hành tây đã được coi như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và có vai trò như một loại thuốc tự nhiên. Đến nay, giá trị dinh dưỡng của hành tây và giá trị chữa bệnh của hành tây vẫn chưa dừng lại. Ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ hành tây được coi là “nữ hoàng của các loại rau”. Tại sao lại như vậy? Những lý do dưới đây sẽ buộc bạn “phải thích” thực phẩm dinh dưỡng này.


Hành tây rất giàu chất dinh dưỡng tự nhiên. Không chỉ giàu kali, vitamin C, axit folic, kẽm, selenium, chất xơ và chất dinh dưỡng khác, mà còn chứa hai chất dinh dưỡng đặc biệt - quercetin và A. prostaglandin. Nhờ đó, hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe mà các thực phẩm khác không thể thay thế.



Hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe mà các thực phẩm khác không thể thay thế.
Hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe mà các thực phẩm khác không thể thay thế.



Một vài tác dụng sức khỏe của hành tây


- Giảm lượng đường trong máu: Bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy rằng disulfua allyl propyl có trong hành tây chịu trách nhiệm cho hiệu ứng giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng lượng insulin miễn phí có sẵn.

- Phòng ngừa ung thư: Các nhà nghiên cứu cho thấy hành tây và các thực phẩm họ nhà hành khác có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh ung thư khác nhau.
 
Tác dụng chống ung thư của hành là nhờ nó có chứa các thành phần giàu selen và quercetin. Selenium là một chất chống oxy hóa, có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, do đó ức chế tế bào ung thư phân chia và tăng trưởng, giảm độc tính của chất gây ung thư.

Quercetin có khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư, ngăn chặn sự tăng trưởng của chúng. Một cuộc khảo sát cho thấy rằng những người ăn hành tây ít gặp rủi ro vì ung thư dạ dày hơn 25%, tử vong do ung thư ít hơn 30%.
 
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Trong hành tây có prostaglandin A. Prostaglandin A có thể làm giãn mạch máu, làm giảm độ nhớt máu, và do đó sẽ giúp làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu mạch vành và phòng ngừa khối huyết.

Tính sinh học của quercetin dồi dào trong củ hành rất cao, mà theo các nhà khoa học thì quercetin có thể giúp ngăn ngừa giảm lipoprotein (LDL) trong quá trình oxy hóa, xơ vữa động mạch và cung cấp các bảo vệ quan trọng khác cho cơ thể.

Anh MH
Các nhà nghiên cứu cho thấy hành tây và các thực phẩm họ nhà hành khác có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh ung thư khác nhau.

- Kích thích sự thèm ăn, trợ giúp tiêu hóa: Hành tây và tỏi có chứa capsaicin, một mùi thơm, cay nồng thường khiến cho người tiếp xúc chảy nước mắt. Đó là mùi đặc biệt có thể kích thích tiết axit dạ dày, tăng sự thèm ăn.

Thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng hành có thể làm tăng sự căng thẳng của đường tiêu hóa, thúc đẩy nhu động dạ dày, sự thèm ăn và do đó đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm teo dạ dày, thiếu hụt nhu động dạ dày, khó tiêu, chán ăn.
 
- Chống viêm, chống lạnh: Hành tây có chứa allicin phytoncide có khả năng diệt khuẩn mạnh, có thể chống lại virus cúm hiệu quả, phòng chống cảm lạnh. Phytoncide qua đường hô hấp, đường tiểu, tuyến mồ hôi có thể kích thích sự tiết thành ống, do đó lợi tiểu, tiêu đờm, làm toát mồ hôi và có tác dụng kháng khuẩn.

- Tăng cường tình dục: Hành tây được cho là có thể làm tăng nhu cầu tình dục lành mạnh. Một thìa nước ép hành tây cùng với một thìa nước gừng, trộn lẫn để uống sẽ rất hiệu quả. Thực hiện ba lần một ngày có thể làm tăng ham muốn tình dục lên đáng kể.

Anh MH
Hành tây được cho là có thể làm tăng nhu cầu tình dục lành mạnh.

Một vài mẹo nhỏ chữa bệnh từ hành tây

- Tiêu chảy: Vỏ lụa hành tây 1 nắm, đun nước uống trong ngày.

- Điều trị rối loạn tiết niệu: Bệnh nhân bị rối loạn tiết niệu thường có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Hành tây có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng này. Chỉ cần uống nước đun sôi với hành tây mỗi ngày.

- Giải cảm: Hành tây cắt nhỏ cho vào nấu chín, uống lúc còn nóng, hoặc cho vào cháo ăn nóng, giúp mồ hôi và giải nhiệt nhanh.

- Đuổi muỗi, chữa khó ngủ: Đặt một vài lát hành thái nhỏ bên cạnh khi ngủ.

Anh MH
Cách làm sạch hành tốt nhất là tách thành các lớp, rửa rồi mới cắt.

Cách chế biến hành tây mà không làm mất dinh dưỡng
 
Hành tây có thể dùng để chế biến rất nhiều món ngon như súp, salad, món ăn chiên, bánh mỳ, làm nước sốt hoặc sử dụng trực tiếp như món ăn phụ và nhiều hơn nữa. Nhưng việc rửa sạch và cắt hành tây sẽ làm mất mát các chất dinh dưỡng, do đó cách làm sạch hành tốt nhất là tách thành các lớp, rửa rồi mới cắt.
 
Với các loại hành khác nhau của họ, nên chọn phương pháp nấu ăn khác nhau, để phản ánh tốt hơn khẩu vị và lợi ích dinh dưỡng của chúng
 
- Củ hành đỏ, tím, hương vị cay, thích hợp cho chiên đốt giúp tăng sức đề kháng.
 
- Củ hành trắng mềm, có vị ngọt và độ ẩm cao, sau khi nấu có màu vàng và vị ngọt phong phú, phù hợp cho các món trộn, nướng hoặc hầm.
 
- Củ hành màu vàng mềm và dẻo, ngọt, cay cay, thường được dùng làm nguyên liệu cho món nước sốt.


Tác dụng chữa bệnh của hoa đào
Tác dụng chữa bệnh của cây bách bệnh
Tác dụng chữa bệnh của Atiso
Tác dụng chữa bệnh của quả vú sữa
Tác dụng chữa bệnh của cây nhọ nồi
Tác dụng chữa bệnh của hoa hòe


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bố tôi huyết áp thất thường, lúc lên lúc xuống. Vậy sử dụng hành tây có được không vì tôi nghĩ sẽ có thể tụt huyết áp
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Chào bạn! Như trong bài cũng có nói hành tây dù ăn sống hay ăn chín đều tôt cho việc điều hòa huyết áp.Nên không có vấn đề gì đáng ngại nhé
Huyet ap thap co dung hanh tayt duoc khong?
hanh tay nau chinh co giam tac dung hay khong
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Toi bi trao ngược da day thúc quan co phai kiêng an hanh tay khong
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý