Kế hoạch kinh doanh cửa hàng thời trang cực hữu ích

seminoon seminoon @seminoon

Kế hoạch kinh doanh cửa hàng thời trang cực hữu ích

19/04/2015 02:41 AM
12,492

Kinh doanh thời trang luôn là lĩnh vực thu hút khá đông các bạn trẻ tham gia. Dù hiện tại, các cửa hàng thời trang lớn nhỏ mở khắp các ngã đường nhưng do nhu cầu mua sắm ngày càng phổ biến nên đây vẫn là mặt hàng kinh doanh hấp dẫn. Tuy nhiên, để có thể kinh doanh tốt, hôm nay, Webnghenghiep sẽ tư vấn cho các bạn như sau


 

 

Trước tiên,các bạn nên chuẩn bị một số yêu cầu cần thiết:

Thứ nhất: Các bạn phải xác định đối tượng kinh doanh

Xác định đối tượng tức là xác định khách hàng mục tiêu tiềm năng để chọn lựa sản phẩm kinh doanh, ví dụ như: thời trang nam, nữ, công sở, xi - tin, đồ cưới, bà bầu, trẻ em hay đồ lót....
Để đạt được lợi thế cạnh tranh, các bạn nên trang bị kiến thức về giá cả, vải sợi, vật liệu, xu hướng thời trang (4 mùa, Á, Âu...), nắm một ít kỹ năng cắt ráp (biết để có thêm lợi thế còn khi kinh doanh đương nhiên sẽ phải tuyển thợ để sửa ngay cho khách hàng).
Từ những hiểu biết trên, các bạn sẽ chọn hàng tuyển, hàng "độc" . Vì đa phần khách hàng luôn có xu hướng thích mua những món hàng không đụng hàng, thậm chí không quan tâm mấy đến giá bán có đắt quá hay không. Làm được điều này, bạn có thể bán được giá tốt và dễ thu hút khách hàng khó tính.

Chuẩn bị tài chính

Có thể bạn sẽ khởi đầu kế hoạch bằng việc dựa trên nguồn vốn hiện có là bao nhiêu, từ đó sẽ thiết lập bảng sơ phác một số chỉ tiêu, như:
- Chi phí mặt bằng (bao gồm tiền cọc và tiền nhà) + Điện nước
- Chi phí trang trí cửa hàng
- Chi phí hàng hóa
- Chi phí nhân sự (bán hàng, thợ may sửa...)
Bạn sẽ dự kiến chi tiết từng khoảng mục dựa theo tiêu chí đối tượng khách hàng ban đầu:
- Mặt bằng: ở đâu? diện tích tối thiểu? giá thuê, cọc bao nhiêu?
- Trang trí cửa hàng thế nào cho phù hợp với loại hàng và khách hàng bạn hướng đến sẽ quyết định chi phí của bạn.
- Dự kiến quy mô kinh doanh quyết định ngân sách nhập hàng. Hàng hóa ít mà không khéo trưng bày trong khi cửa hàng rộng, lớn khiến khách hàng có cảm giác "lèo tèo", ngược lại hàng hóa chất đống trong khi mục tiêu kinh doanh nhắm tới đối tượng khách hàng cao cấp sẽ là không nên.
Nhân viên bán và sửa hàng là bao nhiêu, trình độ ra sao sẽ có mức trả lương tương ứng.

Tìm kiếm nguồn cung ứng

Đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì ngưồn cung cấp hàng hóa, sản phẩm cũng đều rất quan trọng. Nguồn cung quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển kinh doanh của bạn. Vì thế, hãy dành nhiều thời gian tìm hiểu khâu này cho kỹ. Bạn cũng có thể đăng ký làm nhà phân phối cho một nhãn hàng thời trang nào đó hoặc chọn một vài nhà cung cấp sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng và giá cả, sau đó sẽ phân phối sản phẩm đó theo nhãn hàng, thương hiệu do chính mình tự xây dựng.

Đăng ký kinh doanh

Với quy mô kinh doanh lớn, bạn có thể xin thành lập công ty, đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Quy mô nhỏ, bạn sẽ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại phường, xã nơi bạn mở cửa hàng. Khi đi đăng ký, bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn các thủ tục cần thiết đăng ký kinh doanh và các loại thuế phải nộp: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế khoán đối với hộ kinh doanh nhỏ.

Quảng cáo thu hút khách hàng

Thiết kế biển hiệu cho phù hợp với ngành nghề và quy mô kinh doanh của mình. Nên chú trọng đến việc nhận diện thương hiệu như: màu sắc đặc trưng cửa hàng, danh thiếp, tờ rơi, bao bì, biển hiệu....
Bước đầu quảng cáo đến tất cả các mối quan hệ sẵn có, quảng cáo đến cả những người chưa quen nhưng có cơ hội tiếp xúc (tại các buổi tiệc tùng, ngoài phố thị....) Tuy nhiên, cẩn thận đừng để mọi người đánh giá thấp công việc kinh doanh của mình chỉ vì quảng cáo ồn ào và lung tung quá.
Bạn cũng nên biết và sử dụng một số kênh quảng cáo khác như quảng cáo online, có thể xây dựng web site riêng hoặc chỉ mở gian hàng tại các web site khác.
Cuối cùng, bạn cũng nên lập một bảng kinh doanh chi tiết, đừng quên dự trù để có kế hoạch dự phòng rủi ro.

1. GIỚI THIỆU
Nhu cầu mua sắm quần áo thời trang bao gồm thời trang công sở, thời trang dạo chơi, dành cho tiệc tùng từ bình dân đến cao cấp luôn luôn tăng lên theo mức sống ngày càng tốt hơn của người dân. Việc kinh doanh các nhãn hiệu thời trang cao cấp hay mở những cửa hàng bán quần áo bình dân hiện tại không quá khó. Tuy nhiên, khi kinh doanh lĩnh vực này, bạn cần phân khúc rõ đối tượng khách hàng và chủng loại thời trang cần nhắm đến.
Ngoài ra, các phụ kiện thời trang đi kèm cũng là một trong những mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh, đặc biệt là trong giới trẻ, giới văn phòng. Giá cả các chủng loại hàng này lại không quá cao, do đó có thể trở thành những mặt hàng hỗ trợ lợi nhuận cho ngành kinh doanh chính là quần áo thời trang

 

 

2. ĐIỀU KIỆN KHỞI NGHIỆP
 -     Vốn
o   Vốn đầu tư từ 100 triệu
+    Chi phí mặt bằng: ký hợp đồng ít nhất 6 tháng- 1 năm. Diện tích từ 40 m2 trở lên;
+    Chi phí cho kiếng trang trí, móc áo, kệ treo, ma nơ canh, máy lạnh (nếu có) hay quạt máy, phòng thử đồ;
+    Chi phí mua hàng ban đầu
+    Chi phí cho việc thuê 1-2 nhân viên bán hàng trong 2-3 tháng. Tuy nhiên nếu cửa hàng nhỏ thì có thể tự quản lý để tiết kiệm chi phí trong giai đoạn đầu
+    Chi phí dự phòng trong vòng 3 tháng đầu khi kinh doanh
o   Thời gian chuẩn bị: khoảng 1 tháng
-     Con người
 +    Nhân viên quản lý và bán hàng phải là những người có kiến thức về thời trang, có năng khiếu về thẩm mỹ để có thể tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp hoặc hợp thời trang;
+    Bản thân người bán hàng cũng chú ý đến trang phục của mình, ăn mặc đúng mực, phù hợp, dễ gây ấn tượng với khách hàng
+    Nhân viên bán hàng cần được huấn luyện kỹ năng về bán hàng, về cách giao tiếp, cách ứng xử với khách hàng…
-     Pháp lý

 +          Chỉ cần đến ủy ban nhân dân phường để xin giấy phép kinh doanh và nộp thuế khoán

- Tiêu chí thành công
o   Điạ điểm:
+    Chọn vị trí mặt tiền, khu dân cư đông
+    Có vị trí gần văn phòng, công sở (hoặc trường học nếu đối tượng là sinh viên, học sinh)
+    Có thể chọn địa điểm tập trung nhiều cửa hàng quần áo thời trang
+    Cách bài trí bên ngoài phải thu hút như màu sắc, hình ảnh…, phù hợp với đối tượng hướng đến. Bên trong cũng cần chú trọng đến màu tường, ánh đèn, âm nhạc… để tạo sự thoải mái cho khách hàng đến mua sắm
o   Thị trường:
+    Quần áo, phụ kiện thời trang là những mặt hàng không thể thiếu đối với người tiêu dùng đặc biệt là giới công sở văn phòng luôn có nhu cầu làm đẹp. Hầu như giới trẻ ngày nay đều đi shopping vào cuối tuần chứ không đợi các dịp lễ đặc biệt
+    Cần chọn thị trường riêng cho cửa hàng như chuyên về quần áo nam hoặc nữ, quần áo công sở hay dạ hội, lứa tuổi teen hay nhân viên văn phòng… để có thể tập trung khai thác tốt hơn
+    Chất liệu đa dạng, mẫu mã đẹp, nguồn hàng dồi dào… đang là những yếu tố thuận lợi cho việc chọn và nhập nguồn hàng
+    Khách hàng online cũng rất tiềm năng vì đa số khách hàng trẻ tuổi có xu hướng tham khảo mẫu mã, giá cả… trước khi đến cửa hàng thử mẫu. Do đó, cần chăm chút mảng website, blog hay các trang rao vặt chuyên về thời trang nếu có thể
o   Mối quan hệ:
+    Có thể liên hệ bạn bè thân quen ủng hộ và giới thiệu trong giai đoạn đầu khai trương
+    Quảng bá với bạn bè online thông qua các trang mạng xã hội
o        Thời điểm
+    Không nên đợi gần các dịp lễ tết lớn mới bắt đầu kinh doanh. Khách hàng cần có thời gian quen với thương hiệu và sự xuất hiện của các cửa hàng để có thể tự nhiên vào mua sắm
3. YÊU CẦU CHUYÊN MÔN
-     Lập kế hoạch kinh doanh gồm các mục sau:

 +     Nghiên cứu nhu cầu của thị trường quanh khu vực bán hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh; +    Xác định đối tượng khách hàng: nam, nữ, độ tuổi, loại thời trang (bình dân, cao cấp,…)… 

+    Nghiên cứu nhu cầu khách hàng thông qua các bản tin về thời trang, xu hướng thời trang của các tạp chí thời trang, các chuyên mục thời trang trên blog, mạng xã hội…

+     Mục tiêu bán hàng: dự trù doanh thu, chi phí , lợi nhuận hàng tháng;

+     Cách quảng cáo, thu hút khách hàng bằng các bảng hiệu, website (nếu có thể), …
-     Kiến thức, kỹ năng chuyên môn

 +    Phải có kiến thức về thời trang, về chất liệu vải, chất liệu phụ kiện, về chất lượng, độ bền… để tránh nhầm lẫn khi mua hàng và khi tư vấn

+    Phải cập nhật thông tin về thời trang, cách phối màu sắc, quần áo, phụ kiện đảm bảo đẹp, độc đáo
+    Có thể thiết kế và tự đặt hàng sản xuất để tạo nét riêng cho sản phẩm của cửa hàng
+    Nhân viên cũng phải được trang bị kiến thức về cách giặt tẩy, bảo quản quần áo cho nhiều chất liệu khác nhau để tư vấn cho khách hàng
+    Kỹ năng giao tiếp tốt, vui vẻ, thân thiện và không được bình phẩm về khách hàng
- Kinh nghiệm
+    Nên có kinh nghiệm về shopping các loại hàng thời trang, cách phân biệt các chất liệu, các nhãn hàng thật giả.

Nơi đào tạo 

+    Học về thiết kế thời trang căn bản như tại nhà văn hóa phụ nữ TPHCM, trường ĐH sư phạm kỹ thuật, trường Rafles…


A.  NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Ảnh hưởng của môi trường đối với nền kinh tế nói chung và hàng hóa quần áo nói riêng.

Hiện nay chúng ta đang sống trong môt môi trường luôn thay đổi và thay đổi một tốc độ nhanh. Các doanh nghiệp phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn đó là chuẩn bị cho sự thay đổi đồng thời phải thích nghi với những sự thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi đó. V́ vậy biết rơ nguồn gốc của sự thay đổi là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa quần áo nói riêng.

Có các nguồn quan trọng có thể tác động mạnh mẽ đến các hoạt động của các doanh nghiệp là:

-Môi trường vật chất và môi trường kinh tế :

Việc gia tăng dân số và cạn kiệt về tài nguyên, ô nhiễm môi trường làm cho sự cạnh tranh giữa các vùng, các quốc gia, các công ty và thậm chí là các cá nhân với nhau ngày càng trờ nên khốc liệt hơn. Sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều có ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm của người lao động. V́ vậy mà nền ngành may mặc quần áo ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Cụ thề t́nh h́nh kinh tế trong nước và thế giới đang có những chuyển biến nhất định ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và ngành may mặc nói riêng: Kinh tế thế giới cuối quư I/2009 không c̣n "đóng băng" như so với quư IV/2008. Một số quốc gia và một số lĩnh vực bắt đầu chuyển động.Cả chính phủ Mỹ và Trung Quốc đều đang ráo riết rót hàng trăm tỷ USD cho các kế hoạch đưa nền kinh tế vượt qua cơn khủng hoảng. Tuy nhiên, trọng tâm trong các kế hoạch ở Mỹ là cứu các tập đoàn ngân hàng và ô tô khổng lồ đang bên bờ vực sụp đổ. Ngược lại, hàng trăm tỷ USD ở Trung Quốc đang được nhằm tới những người nông dân nghèo nhất.
Đây được coi là những "dấu hiệu" khả quan khiến người ta có thể hy vọng rằng thời kỳ đen tối nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đă qua.

Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực; BTA, AFTA, WTO... là những cơ hội mà chúng ta không được bỏ qua để hấp thụ những tinh hoa thế giới và phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước. Nhưng đồng thời cũng đặt các DN c̣n non trẻ của chúng ta trước nguy cơ sụp đổ hàng loạt. Cuộc chiến giữa các DN non trẻ về tuổi đời và yếu về vốn với những tập đoàn đa quốc gia, đây thực sự là một cuộc chiến không cân sức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

-Môi trường công nghệ - kỹ thuật thông tin: kỹ thuật hiện đại và công nghệ sản xuất mới làm xuất hiện một số nghành nghề mới đ̣i hỏi các doanh nghiệp phải cập nhập công nghệ mới, không ngừng nâng cao năng suất lao động từ đó tăng cạnh tranh trong ngành. Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, v́ vậy mà tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao tŕnh độ năng lực sản xuất của doanh nghiệp ḿnh. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam thiệt tḥi trong việc t́m nguồn vốn để nhập dây chuyền sản xuất v́ nhập dây chuyền đ̣i hỏi vốn lớn. Đây là một hạn chế lớn mà đ̣i hỏi các doanh nghiệp muốn hàng hóa của ḿnh cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài th́ đểu phải thực hiện nó. Trong đó ngành dệt may mặc không loại trừ việc này. Chính điều này đă làm giá sản phẩm tăng lên làm cho các doanh nghiệp cũng khó khăn trong mặt tiêu thụ hàng hóa

-Môi trường chính trị: các tổ chức kinh doanh ngày càng có tác động mạnh mẽ đến môi trường chính trị thông qua các sản phẩm dịch vụ hay việc làm họ tạo ra đối với xă hội. Ngược lại môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ như là sự ổn định các chính sách kinh tế. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh đầu tư vào mặt hàng, thị trường đang được nhà nước ưu tiên và đầu tư.

-Môi trường văn hóa xă hội: xă hội phân chia thành nhiều nhóm quyền lợi và các nhóm này đều quan tâm đến sản phẩm được cung cấp trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm mang tính thiết yếu của cuộc sống. Môi trường văn hóa càng phát triển cao th́ những mặt hàng thiết yếu lại càng cần thiết đặc biệt trong mặt hàng may mặc quần áo.

-Dân số : cũng là một vấn đề lớn được các doanh nghiệp quan tâm. Dân số nước ta ngày càng tăng v́ vậy mà nhu cầu về đời sống hằng ngày càng ngày càng cao. Do vậy một số doanh nghiệp dựa vào nhu cầu thiết yếu của người dân đă sản xuất ra những sản phẩm được coi là lợi thế của doanh nghiệp dựa trên nhu cầu cần thiết của người dân.
 

Vài gợi ý về việc chuẩn bị kế hoạch kinh doanh


 

Một điều khó ngờ là ngày càng có nhiều chủ doanh nghiệp tự làm tổn thương chính bản thân mình. Họ thu nhập được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, có thêm nhiều bạn bè và biết được ai ủng hộ, khuyến khích mình đi tiếp con đường đã chọn. Vì vậy họ quyết định hợp tác với nhau để thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Thế nhưng, đã có lúc họ phải khóc vì kết quả của sự hợp tác đó.

Những kinh nghiệm có được qua rất nhiều năm lăn lộn trên thương trường dù quan trọng nhưng vẫn chưa đủ để lập một kế hoạch kinh doanh tốt. Không phải vì doanh nhân thiếu những ý tưởng tốt, cũng không phải họ không nắm bắt được nhu cầu của thị trường, mà chủ yếu là kế hoạch kinh doanh được viết, được chuẩn bị quá sơ sài.

Khi phát triển một kế hoạch, có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tự liên hệ với các đơn vị, các nhà tài trợ, sau đó gửi những bản phác thảo kế hoạch cho các chuyên gia để họ thiết kế kế hoạch một cách bài bản và đầy đủ luận cứ cần thiết.

Dưới đây là một vài gợi ý có thể sử dụng được cho mọi loại hình doanh nghiệp từ mới thành lập cho đến những công ty đang phát triển, từ sản xuất, phân phối cho đến bán lẻ:

1 Tóm tắt kế hoạch hành động: Bản tóm tắt này chỉ nên gói gọn trong một trang, nói về sản phẩm và những lợi ích mang lại cho người sử dụng. Phần lớn nội dung còn lại của bản tóm tắt nói về việc tìm kiếm ngân sách và kế hoạch hoàn vốn cho các nhà đầu tư.

2 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm: Cần phân tích ngành công nghiệp hiện tại có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp ra sao và doanh nghiệp sẽ đưa ra sản phẩm gì để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

3 Thị trường: Phân tích tình hình thị trường hiện tại và thị trường tương lai, khách hàng tiềm năng, đối thủ và quan trọng nhất là dự đoán hai trạng thái tốt nhất và xấu nhất của quá trình bán hàng.

4 Chiến lược marketing: Cần tiếp cận và thuyết phục khách hàng ra sao, định vị doanh nghiệp trên thương trường thế nào, chính sách về giá cả, phân phối, khuyến mãi có những điểm gì độc đáo.

5 Thực hiện kế hoạch: Mô tả tóm tắt những điều kiện cần có để thực hiện kế hoạch, sơ đồ tổ chức và các dịch vụ hỗ trợ, phân công các bộ phận thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ. Chế độ kiểm tra các giai đoạn thực hiện kế hoạch.

6. Nguy cơ: Phân tích nguy cơ thiếu hụt nguyên vật liệu, những ứng dụng khoa học công nghệ đã lỗi thời, sức mạnh của đối thủ cạnh tranh...

7 Tình hình tài chính: Phải có bảng cân đối tài chính, bảng theo dõi lợi nhuận, phân tích dòng tiền mặt.

8 Tài chính: Tổng số vốn hiện có và số vốn có khả năng huy động được.

Sai lầm lớn nhất trong việc lập kế hoạch kinh doanh là sự thiếu tập trung vào việc quản lý. Nhiều kế hoạch kinh doanh thiếu đi phần chi trả lợi nhuận, không nói rõ nhà đầu tư sẽ nhận lại tiền của mình như thế nào, bao giờ được nhận... Thiếu đi phần này sẽ rất khó thuyết phục được các nhà đầu tư.

Tóm lại hãy thật sự quan tâm tới việc thiết lập kế hoạch khả thi, có đủ sức thuyết phục mới tính toán đến chuyện mời gọi sự hợp tác của người khác.

Lập kế hoạch kinh doanh và những điều cần tránh


Kế hoạch không chỉ là một văn bản mà nó chính là “tấm bản đồ“ dẫn đường cho bạn trong kinh doanh. Dưới đây là 10 sai lầm cần tránh trong việc lập kế hoạch kinh doanh:


1. Hiểu sai mục tiêu.

Mục tiêu là vấn đề quan trọng mà bạn cần dành nhiều thời gian suy nghĩ và phân tích. Kế hoạch không chỉ là một văn bản mà nó chính là “tấm bản đồ” dẫn đường cho bạn trong kinh doanh. Tuy nhiên, kế hoạch chỉ là bước đầu tiên, trong quá trình áp dụng vào thực tế, bạn cần điều chỉnh cho phù hợp.

2. Triển khai kế hoạch từng bước.

Kế hoạch kinh doanh là một tập hợp các mô-đun kết nối. Bạn nên bắt đầu từ bất cứ phần việc nào. Đó có thể là việc mà bạn quan tâm nhất, hoặc việc mang lại nhiều lợi ích nhất. Đây là chiến lược, ý tưởng, thị trường mục tiêu, dịch vụ kinh doanh, dự đoán, tầm nhìn, hay bất cứ điều gì, chỉ cần bạn bắt tay vào làm mà thôi.

3. Kết thúc việc làm kế hoạch.

Nếu bạn thôi không lập kế hoạch nữa, doanh nghiệp của bạn cũng không tồn tại được lâu. Kế hoạch luôn phải tồn tại và được thay đổi để phản ánh thực tế tình hình kinh doanh.

4. Không công khai kế hoạch cho nhân viên.

Kế hoạch cũng là một công cụ quản lý. Bạn chia sẻ với tất cả nhân viên những thông tin cơ bản về kế hoạch và mục tiêu kinh doanh, các thông tin như tiền lương và một số thông tin nhạy cảm có thể không công khai. Chia sẻ các mục tiêu và đánh giá, sử dụng kế hoạch để xây dựng tinh thần đồng đội và không khí làm việc bình đẳng. Điều này không đồng nghĩa với việc chia sẻ kế hoạch ra bên ngoài, ngoại trừ trong trường hợp bạn cần huy động vốn.

5. Nhầm tiền mặt với lợi nhuận.

Có khác biệt rất lớn giữa hai khái niệm này. Chờ khách hàng trả tiền có thể làm tê liệt tình hình tài chính của bạn mà không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Xả hàng tồn kho có thể mang lại tiền mà không thay đổi lợi nhuận. Lợi nhuận là một khái niệm kế toán, tiền mặt là tiền trong ngân hàng. Hãy nhớ: Bạn không trả hóa đơn bằng lợi nhuận.

6. Tập trung quá nhiều ưu tiên.

Bạn chỉ cần nhấn mạnh ba hoặc bốn ưu tiên là một kế hoạch có sự tập trung cao độ. Ba hoặc bốn điểm chính trong kế hoạch sẽ giúp bất kì ai hiểu được mục tiêu của bạn. Một kế hoạch liệt kê đến 20 ưu tiên vừa không tập trung, vừa gây khó khăn cho bạn khi thực hiện.

7. Đánh giá quá cao ý tưởng.

Điều mang lại giá trị cho một ý tưởng kinh doanh không phải là bản thân ý tưởng mà là việc kinh doanh được xây dựng trên ý tưởng đó. Viết ra một kế hoạch kinh doanh cho thấy bạn đang xây dựng một doanh nghiệp dựa trên một ý tưởng tuyệt vời. Chỉ ý tưởng thôi không làm nên được một doanh nghiệp.

8. Bỏ qua các chi tiết nhỏ nhặt trong 12 tháng đầu tiên.

Cụ thể là các vấn đề như tài chính, sự kiện quan trọng, trách nhiệm và hạn chót (deadline). Dòng tiền là quan trọng nhất nhưng bạn cũng cần chú ý vào các chi tiết khi phân công nhiệm vụ cho nhân viên, đặt các cuộc hẹn, chỉ rõ những nhiệm vụ phải hoàn thành và ai là người chịu trách nhiệm. Những chi tiết nhỏ nhặt này có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của công ty.

9. Quá tập trung vào chi tiết trong những năm tiếp theo.

Bản kế hoạch kinh doanh không phải là sổ sách kế toán. Bạn có thể lập kế hoạch trong 5 năm, 10 hoặc thậm chí 20 năm, nhưng bạn không thể lập kế hoạch chi tiết kéo dài qua năm đầu tiên. Các chi tiết được liệt kê trong giai đoạn bắt đầu, sau này sẽ chỉ lãng phí thời gian của bạn.

10. Lập dự báo vô lý.

Dự báo thu được lợi nhuận cao ngất ngưởng và nhanh chóng đồng nghĩa với việc bạn không có hiểu biết về chi phí thực tế.



Kế hoạch kinh doanh cà phê
Kế hoạch kinh doanh cá nhân
Kế hoạch kinh doanh ăn uống
Kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh
Kế hoạch kinh doanh du lịch
Kế hoạch kinh doanh bánh kem


(st)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
với vốn nhỏ, dự định bán lề đường chứ ko mở shop. E muốn kdoanh quần áo thời trang. Mua hàng thành phố HCm về tỉnh bán. E chưa hình dung hết những khó khăn phải vượt qua. E muốn kdoanh nhỏ vì e là svien, muốn có cảm giác làm raa tiền. Mong nhận được lời khuyên
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
e bán ở tỉnh nào nhỉ
Muong mo shop von thap nhat bang thoi trang la bao nhieu ạ
E có người thân ở mỹ.và e muốn lâý hàng áo quần nam nữ ơ mỹ để mở shop bán. Vây e phải lấy hàng ơ mỹ như thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Mình cũng hay ship hàng nỹ nè bạn. Khách của mình cũng thường nhở mình ship quần áo về bán đó bạn
Mình có dự định mở shop thời trang gần trường học , nhưng vốn chưa có nhiều không biết có cty nhượng quyền nào về quần áo k nhỉ? Mà nếu hợp tcs nhượng quyền thì chi phí ra sao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý