Cách chăm sóc tóc nối đúng cách để tóc đẹp tự nhiên

seminoon seminoon @seminoon

Cách chăm sóc tóc nối đúng cách để tóc đẹp tự nhiên

19/04/2015 04:49 AM
3,752
Cách chăm sóc tóc nối đúng cách để tóc đẹp tự nhiên. Tóc nối cần sự chăm sóc đặc biệt nếu không bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề rắc rối như nấm tóc, rối tóc, rụng tóc. Dưới đây là cách chăm sóc tóc nối cho mái tóc bạn đẹp hoàn hảo.









CÁCH CHĂM SÓC TÓC NỐI ĐÚNG CÁCH

CÁCH 1:

Tóc nối cần sự chăm sóc đặc biệt nếu không bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề rắc rối như nấm tóc, rối tóc, rụng tóc. Riêng việc gội tóc nối cũng phải có “tay nghề” nữa. Dù là gội tiệm nhưng do nhiều thợ chưa có kinh nghiệm gội tóc nối, khiến tóc bị rối hoặc làm đau bạn.

Gội đầu: Thời gian đầu nên gội ở tiệm vì ở đây quen chăm sóc những mái tóc nối. Nếu có thể thì nối ở đâu nên gội ở đó và thường họ có chế độ bảo hành cho bạn. Nếu gội ở nhà thì nên đặc biệt lưu ý đến những chỗ nối tóc, tránh chà xát lên phần chân tóc có mối nối. Kế đến là chiều phun của vòi nước, phải để tia nước xuôi theo chiều rơi tự nhiên của tóc, nếu không tóc sẽ bị rối.

chăm sóc tóc nối, tóc nối

Ảnh minh họa.

Nên hạn chế gội bằng móng đối với vùng da có tóc nối, gội bằng đầu ngón tay, để những ngón tay len vào vùng da đầu có tóc nối và nhẹ nhàng massage để làm sạch da đầu. Dùng khăn lấy đi lượng nước trên tóc bằng cách cuộn lại rồi bóp nhẹ từng đoạn từ thân tóc ra ngọn. Tuyệt đối không vò tóc trong khăn. Có thể sử dụng máy sấy để làm khô tóc nhưng mở chế độ gió chứ không dùng nhiệt và nên đưa máy sấy lên cao để hướng gió xuôi theo chiều từ trên xuống. Dinh dưỡng cho tóc nối: Vì tóc nối là tóc chết nên không thể hấp thu dưỡng chất từ dầu hấp. Chỉ có những hoạt chất hoạt động trên bề mặt sợi tóc nhằm tránh ma sát và phòng tĩnh điện cho tóc nên những sản phẩm ở dạng xịt được sử dụng nhiều hơn nhưng tránh gây ẩm cho vùng da này vì dễ sinh ra nấm tóc.

chăm sóc tóc nối, tóc nối

Sau bốn đến sáu tháng tóc nối phải được tháo ra vì tóc mọc ra sẽ khiến mối nối càng rối thêm. - Ảnh minh họa.

Lưu ý: Sau bốn đến sáu tháng tóc nối phải được tháo ra vì tóc mọc ra sẽ khiến mối nối càng rối thêm. Một hiện tượng cũng thường thấy là sau khi nối tóc từ tháng thứ tư trở đi, tại chân tóc thường xuất hiện những chấm trắng như nấm tóc. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này mà ẩm mốc là nguyên nhân chính. Ngoài ra phải kể đến chất keo nối tóc bong ra và lưu lại do tóc bị rối tại vùng này. Để hạn chế hiện tượng này, chúng ta cần giữ thông thoáng cho da đầu trong thời gian sử dụng tóc nối. Hạn chế gội đầu ban đêm, tránh buộc tóc khi còn ướt, xõa tóc ra khi có thể để tóc “thở”.Khi đi ngủ nên nhẹ nhàng buộc “lơi” tóc lại hoặc lùa tóc sang bên.

Ngày nay, công nghệ làm đẹp phát triển vượt trội với nhiều phương thức làm đẹp nhanh chóng, mới mẻ giúp phái đẹp khắc phục nhược điểm nhanh nhất có thể. Nối tóc là một phương pháp làm đẹp được khá nhiều quý cô yêu thích trong vài năm qua để "chữa cháy" cho mái tóc ngắn "lỡ" cắt hỏng của mình; hay đơn giản chỉ là để bản thân thêm nữ tính, điệu đà với suối tóc mềm mượt. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, chăm sóc và nuôi dưỡng mái tóc nối đòi hỏi các cô nàng phải thật chăm chút, nhẹ nhàng.




CÁCH 2:






 Nối keo: Chấm tóc giả vào keo (thường là nhựa thông hoặc mật ong), vê vào tóc thật.


Ưu điểm: Nối keo cho hiệu quả tự nhiên, khó phát hiện ra mối nối, không gây đau và nặng đầu khi đi ngủ.


Nhược điểm: Tóc có khả năng bị hỏng hoàn toàn từ phần mối nối cho đến phần chân tóc. Nếu chân tóc không đủ khỏe và gội đầu không đúng cách sẽ dễ làm rụng tóc thật. Khi tháo mối nối, keo dính lại nhiều trên tóc khiến bạn mất khá nhiều thời gian mới gội sạch được chúng.


Bạn có thể nghe nhắc đến hai hình thức nối sáp và nối ống nhiệt, thật ra chúng cũng tương tự như nối keo. Điểm hạn chế của những phương pháp nối này là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, mối nối dễ bị chảy, tuột lỏng.


Giá thành: 3-4 triệu đồng cho cả đầu.


2. Nối kẹp chì: Tóc thật và tóc giả được nối lại với nhau bằng một miếng chì nhỏ.


Ưu điểm: Đây là kiểu nối tóc phổ biến nhất, được nhiều chị em ưa dùng bởi giá thành rẻ, dễ nối - tháo, đặc biệt phù hợp với những người có thú chơi ngắn ngày hoặc muốn nối highlight.


Nhược điểm: Mối nối to nên dễ bị phát hiện, đặc biệt ở những người để tóc suông thẳng. Sợi tóc dễ bị đứt gãy ở phần mối nối. Khi mới nối, bạn có thể bị... khó ngủ vì mối chì cắn tóc gây nặng đầu. Để khắc phục nhược điểm này, các salon tóc cho bạn thêm một lựa chọn khác: nối kẹp nhựa. Khi thay mối chì bằng mối nhựa, chân tóc và da đầu được thả lỏng hơn nhiều.


Giá thành: dưới 1triệu đồng cho cả đầu.




3. Nối tết: Là một hình thức phổ biến hơn ở Sài Gòn, và đang lan dần ra Hà Nội. Tóc thật được tết trực tiếp vào tóc giả, sau đó có thể tra thêm keo cho chắc chắn.


Ưu điểm: Tép nối êm, mịn, không gây đau và nặng đầu, mối nối bền chặt khó rụng.


Nhược điểm: Phần mối nối dễ bị xù, rối nếu chải tóc không khéo. Cách nối này khá tỉ mỉ và mất công, do đó giá thành cũng cao hơn các loại nối chì, nối kẹp thông thường.


Giá thành: 4-6 triệu đồng cho cả đầu.


4. Nối kẹp gài: Các lọn tóc được kết thành một dải, đính liền lên chiếc kẹp/ xược. Khi dùng chỉ cần kẹp sát chân tóc là bạn đã bổ sung được thêm một mảng tóc dài và dày.


Ưu điểm: Nhanh gọn, dễ làm, tiện lợi cho những người thích thay đổi nay tóc dài mai tóc ngắn.


Nhược điểm: Nếu bạn có mái tóc ngắn và muốn nối dài, lời khuyên là không nên dùng phương pháp này. Nối kẹp chỉ phù hợp với những mái tóc có sẵn độ dài, cần thêm độ dày. Ngoài ra, sau khi kẹp nối, bạn chỉ nên để tóc xõa để mối kẹp không bị lộ.


Giá thành: 1-1,5 triệu đồng cho cả đầu.


5. Nối tóc bằng Fiber Glass: Fiber Glass giống như một chiếc chun buộc nối vào sát chân tóc thật. Đây là kỹ thuật nối tóc hiện đại nhất hiện nay. Fiber Glass rất mảnh nhưng có độ đàn hồi cực tốt, chịu nhiệt, chịu nén, chịu co giãn tối đa.


Ưu điểm: Dễ dàng chỉnh sửa, tháo các mối nối mà không sợ bị hỏng tóc. Mối nối rất nhỏ và mảnh nên không bị lộ khi buộc tóc cao. Sợi Fiber Glass không bị đứt, tuột hay chảy dưới tác động của hơi nóng tạo kiểu và môi trường nước. Cảm giác nhẹ như không hề nối tóc là ưu điểm đặc biệt khiến chị em ngày càng ưa chuộng phương pháp này.


Giá thành: 4-6 triệu đồng cho cả đầu.


Nhà tạo mẫu tóc Vũ Xuân Thương khuyên: "Bạn nên chọn mua tóc thật, tóc khỏe để tạo độ tự nhiên và dễ xử lý tạo kiểu. Trên thị trường hiện nay có bán cả các loại tóc nối làm từ sợi nilon tổng hợp. Tóc loại này không có khả năng hấp thụ hóa chất nên bạn không thể ép, nhuộm hay làm xoăn với chúng. Cách phân biệt tóc thật và tóc giả: Xịt nước lên tóc để kiểm tra độ đàn hồi. Thân tóc thật khi kéo ra sẽ có độ co giãn, còn thân tóc giả sẽ đứt ngay". 




Nếu công cuộc nối tóc phiền hà và phức tạp yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn trọng từ những người thợ làm tóc, thì ở công cuộc chăm sóc tóc sau khi nối, bạn mới chính là người bị thử thách sự cẩn trọng và lòng kiên trì. Nói “của một đồng, công một nén” cũng chẳng sai, bởi sau khi bỏ ra một số tiền tương đối để nối thêm một lượng tóc tương đối, bạn có thể sẽ tháo bỏ tất cả những thứ “tương đối” ấy đi sau một tuần, chỉ bởi bạn đã gội đầu hay nằm ngủ không đúng cách.



1. Gội đầu


Nên dùng dầu gội có công thức nhẹ nhàng cho tóc nối. Đổ dầu gội ra tay, tạo bọt rồi mới nhẹ nhàng xoa lên tóc. Các mối nối dễ bám bết bụi bẩn hơn tóc thường, vì vậy, gội đầu 3 lần/tuần là hợp lý. Nên đứng dưới vòi sen và để tóc buông tự nhiên xuống lưng, nếu bạn gội đầu trong tư thế dốc ngược tóc xuống, các mối nối dễ bị xô lệch. Dùng đầu ngón tay mát-xa da đầu và bóp nhẹ phần chân tóc đến mối nối. Cào hay vò tóc rất dễ khiến bạn phải mất thêm vài trăm nghìn để đi gia cố phần tóc bị rối.


2. Xử lý tóc


Sau khi gội đầu, dùng khăn bông thấm khô tóc, không vò tóc trong khăn. Nếu có thời gian, hãy để tóc khô tự nhiên. Nếu phải dùng máy sấy, hãy để ở chế độ gió mát. Hơi nóng của máy sấy, máy là dễ làm hỏng mối nối. Nếu hấp tóc, hãy chọn phương pháp hấp nguội.


3. Đi ngủ


Nên buộc lỏng hoặc hất tóc sang một bên khi nằm ngủ. Bọc tóc trong một chiếc khăn lụa mỏng cũng giúp bạn bớt được phần nào nỗi lòng “lắm mối tối nằm... đau”.


4. Chăm sóc tóc


Thật ra tóc nối không thể hấp thu các chất dinh dưỡng, bởi chúng là tóc đã chết. Tuy nhiên, tăng cường hấp dưỡng vẫn là việc nên làm sau khi nối tóc, bởi khi có mối nối bám vào, tóc thật cần được bổ sung nhiều chất dưỡng hơn để có thể phát triển khỏe mạnh. Cứ sau 2-3 tháng, khi chân tóc mọc ra khoảng 3cm, bạn nên đến salon gia cố tóc một lần để chỉnh sửa các mối nối bị tuột, lỏng. Chi phí cho mỗi lần chăm sóc định kỳ này khoảng 200-500 nghìn đồng.


Không nên quá lạm dụng việc nối tóc. Theo các chuyên gia tóc, việc sử dụng tóc nối chỉ có tác dụng làm đẹp tạm thời và gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng tóc lâu dài. Do phần tóc được nối thêm không được nuôi dưỡng từ chân tóc nên sẽ làm nặng phần tóc thật, kéo giãn tóc và tổn hại đến da đầu. Tóc thật sẽ rất dễ rụng do các nang tóc dần yếu đi.


CÁCH 3:



Vệc sở hữu một mái tóc dài là điều khiến nhiều bạn gái mơ ước! Mái tóc dài dù để thẳng tự nhiên, duỗi , uốn hay nhuộm màu đều mang trên mình vẻ đẹp biểu trưng đầy nữ tính của nó. Ngày nay, với sự thay đổi từng ngày của thời trang, mái tóc cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc uốn, duỗi, nhuộm liên tục khiến tóc bạn bị khô,xơ xác, chẻ ngọn buộc các Bạn phải cắt ngắn đi mái tóc của mình . Để sở hữu mái tóc dài như xưa đòi hỏi phải nuôi tóc nhiều năm. Xin các bạn yên tâm, kỹ thuật nối tóc giải quyết được điều đó nhưng để chăm sóc mái tóc nối là điều không đơn giản. Những điều sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc nối tóc, nguồn gốc cũng như cách chăm sóc. Nếu các bạn thấy rằng những điều này không làm khó được mình thì hãy mạnh dạn làm mới mình đi nhé. Mái tóc thay đổi đột ngột gây ấn tượng mạnh lắm đó!

Chọn địa điểm nối tóc:
Trước khi nối tóc cần tham khảo cho kỹ và chọn nơi đáng tin cậy để chắc rằng bạn không nhầm lẫn:

Về giá cả: Giao động từ hai triệu đến mười triệu tùy vào uy tín, chất liệu, thương hiệu, độ dài ngắn, nối nữa dưới đầu hay nối cả đầu.

Về nguồn gốc của tóc nguyên liệu: Tóc nối bao gồm cả tóc thật và tóc nylon. Loại tóc nylon do không được người tiêu dùng ưa chuộng lắm nên người viết xin phép không đề cập đến. Tóc thật, nếu là một bó tóc to người thợ mua về rồi chia ra từng tép nhỏ để nối thì đó là tóc nguyên thủy và đắt tiền. Nguồn gốc có thể từ Việt Nam, có thể từ nước ngoài. Tóc từ Việt Nam được những người đi thu mua từ các tiệm làm đầu và cắt từ những người bán. Tóc sau khi mua về được người ta xử lý để sát trùng và chia ra từng bó cột lại rồi bán cho những salon tóc. Độ dài ngắn cũng quyết định giá cả nguyên liệu đầu vào. Nguồn cung cấp tóc này ngày càng hiếm, tóc dài càng hiếm hơn nữa. Chỉ là, người ta làm bằng máy thì thợ Việt làm theo lối thủ công( vậy mới quý, hiếm!).Kế đến là tóc đã chia từng tép nhỏ sẵn, nhuộm màu và chấm keo, nhà làm tóc chỉ việc mua về và nối vô thôi( ta gọi là tóc đã xử lý). Ngoài ra phải kể đến loại tóc đã được vệt thành dãi theo hình dáng tròn đầu, ta chỉ việc mua về và gắn vào thôi, xong việc thì tháo ra. Trong các loại kể trên, tóc nguyên thủy được yêu chuộng nhất.


Về cách nối tóc: Có rất nhiều cách nối như nối bính ( bím 3 ), nối keo, nối ống đồng và nối chỉ. Mỗi loại có công dụng và mức độ thu hút riêng tùy theo thời điểm. Riêng nối tóc bằng kỹ thuật thắt bím ba dày công hơn, nghĩa là tốn nhiều thời gian nhưng giữ được lâu hơn và tóc cũng bớt rối khi chăm sóc ở nhà. Kỹ thuật nối tóc theo cách thắt bím này thường được sử dụng cho những người nối nguyên cả đầu ( Bạn thường thấy tóc của người Mỹ gốc Phi trên phim ảnh ). Kiểu nối này trông như tóc được chia nhỏ và thắt từng bím một trên toàn bộ tóc, gây ấn tượng rất cá tính nên đối tượng sử dụng tại Việt Nam thường là giới nghệ sĩ.
Về nhuộm màu và uốn cho tóc nối: Thông thường, người thợ phải nhuộm tóc của bạn và tóc giả riêng rồi mới nối vào. Uốn cũng vậy, nếu tóc đã nối rồi mới uốn hoặc nhuộm thì phần tóc giả sẽ khó lên màu hoặc khó quăn vì vảy tóc không còn cơ cấu “ đóng mở” như tóc thật. Nếu tóc nhuộm ra chân thì có thể nhuộm phần chân tóc mà không cần tháo ra.







Về chăm sóc tóc nối:
Tóc nối cần sự chăm sóc đặt biệt nếu không bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề rắc rối như nấm tóc, rối tóc, rụng tóc. Riêng việc gội tóc nối cũng phải có “ tay nghề “ nữa đó! Dù là gội tiệm nhưng có nhiều thợ chưa có kinh nghiệm gội tóc nối khiến tóc bị rối hoặc làm đau tóc bạn.
Về cách gội đầu: Thời gian đầu các bạn nên gội đầu ở tiệm vì ở đây quen chăm sóc những mái tóc nối. Nếu có thể thì nối ở đâu nên gội ở đó và thường họ có chế độ bảo hành cho bạn. Nếu gội ở nhà thì các bạn nên đặc biệt lưu ý đến những chổ nối tóc tránh chà xát lên phần chân tóc có mối nối. Kế đến là chiều phun của vòi nước, phải để tia nước xuôi theo chiều rơi tự nhiên của tóc, nếu không tóc sẽ bị rối. Nên hạn chế gội bằng móng đối với vùng da có tóc nối, gội bằng đầu ngón tay,để những ngón tay len vào vùng da đầu có tóc nối và nhẹ nhàng massage để làm sạch da đầu. Dùng khăn lấy đi lượng nước trên tóc bằng cách cuộn lại rồi bóp nhẹ từng đoạn từ thân tóc ra ngọn. Tuyệt đối không vò tóc trong khăn. Có thể sử dụng máy sấy để làm khô tóc nhưng mở chế độ gió chứ không dùng nhiệt và nên đưa máy sấy lên cao để hướng gió xuôi theo chiều từ trên xuống.


Dinh dưỡng cho tóc nối: Vì tóc nối là tóc chết nên không thể hấp thu dưỡng chất từ dầu hấp. Chỉ có những hoạt chất hoạt động trên bề mặt sợi tóc nhằm tránh ma- xát và phòng tĩnh điện cho tóc nên những sản phẩm ở dạng xịt được sử dụng nhiều hơn nhưng tránh gây ẩm cho vùng da này vì dễ sinh ra nấm tóc.
Sau bốn đến sáu tháng tóc nối phải được tháo ra vì tóc mọc ra sẽ khiến mối nối càng rối thêm. Một hiện tượng cũng thường thấy là sau khi nối tóc từ tháng thứ tư trở đi, tại chân tóc nối thường xuất hiện những chấm trắng như nấm tóc. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này mà ẩm mốc là nguyên nhân chính. Ngoài ra phải kể đến chất keo nối tóc bong ra và lưu lại do tóc bị rối tại vùng này. Để hạn chế hiện tượng này, chúng ta cần giữ thông thoáng cho da đầu trong thời gian sử dụng tóc nối. Hạn chế gội đầu ban đêm, tránh buộc tóc khi còn ướt, ít nhất nên xõa tóc ra khi có thể để tóc “thở”.


Khi đi ngủ nên nhẹ nhàng buộc “ lơi” tóc của Bạn lại hoặc lùa tóc sang bên. Trong tuần lễ đầu tiên các Bạn cảm thấy khó chịu do tóc bị “ cộm”, cảm giác này sẽ quen dần sau một tuần.
Về tháo tóc nối: Chi phí tháo tóc nối cũng khác nhau giữa nơi này và nơi kia nhưng thông thường nối ở đâu thì Bạn nên tháo ra ở đó.Trong tháng đầu tiên sau khi nối tóc, một vài tép tóc có thể rơi ra. Bạn nên đến salon nơi thực hiện tóc nối cho Bạn để gắn lại, không tốn chi phí nếu có bảo hành.


Vài điều gởi đến các Bạn về tóc nối, hy vọng sẽ giúp được bạn khi chuẩn bị thay đổi diện mạo của mình. Có thể đọc xong bạn hơi đắn đo vì có quá nhiều điều cần lưu ý nhưng phần thưởng thật xứng đáng với mình đó.









Cách chăm sóc tóc uốn lọn
Bí quyết chăm sóc tóc ép cực chuẩn
Bí quyết làm đẹp của Hồ Ngọc Hà
Cách làm tóc mái phồng cực đẹp
Bí quyết phục hồi tóc hư tổn cực dễ






(ST)













Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý