Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương

19/04/2015 05:33 AM
208

Hội Chùa Hương năm nay đã được khai hội và để có một chuyến đi du lịch chùa Hương tuyệt vời, hoàn hảo nhất xin tham khảo kinh nghiệm du lịch chùa hương dưới đây


Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Các du khách đến với chùa Hương không chỉ để lễ phật, cầu chúc những điều may mắn, tốt đệp nhất cho gia đình, người thân mà chùa Hương còn là một điểm du lịch hút khách bởi cảnh đẹp “ hữu tình nên thơ” nơi đây:Yên ả, thanh bình và có chút mơ màng.

(ảnh minh họa: thamquan.vn)

1. Phương tiện khi đi du lịch chùa Hương

- Phương tiện được ưu tiên nhất là ô tô.

- Khi đến chùa Hương , có rất nhiều “cò mồi” để đi đò, nhưng du khách nên tỉnh táo và mặc cả giá rõ ràng trước khi đi; Nên thống nhất tiền chờ đò trước khi lên thuyền để đảm bảo được lúc ra mình có đò quay về.

- Nếu di chuyển tham quan bằng cáp treo thì du khách nên vào tận quầy bán vé trên đó mua, không nên mua của “cò mồi”.

2. Chuẩn bị đồ lễ khi đi du lịch chùa Hương

Khi đi lễ chùa Hương, du khách định đi lễ ở địa điểm nào thì nên chuẩn bị lễ dâng từ nhà gồm vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ giọt dầu, không nên dâng lễ mặn như xôi, gà…

3. Kinh nghiệm mua sắm khi đi du lịch chùa Hương

- Chùa Hương rất nổi tiếng với nhiều đặc sản như: Chè củ mài, mơ quả hay rau sắng ….. Khi mua bất cứ thứ gì , du khách nên hỏi rõ giá cả và kiểm tra kĩ số lượng, chất lượng.

4. Kinh nghiệm khi lễ phật.

- Cúi đầu và cung kính trước những pho tượng phật.

- Để giày dép bên ngoài, không đi vào điện thờ cúng.

- Nên ăn mặc đứng đắn, lịch sự

- Không có những cử chỉ thân mật, âu yếm, nói chuyện, cười đùa lớn tiếng trong chùa.

5. Một vài lưu ý khác

+ Nên đi theo nhóm tầm  7 người trở nên, vì khi đi theo nhóm, các dịch vụ sẽ đáp ứng tốt hơn đi lẻ 1,2 người như dịch vụ đò,tiền chờ đò, tiền vé, đi cáp treo…

+ Nên chuẩn bị thật nhiều tiền lẻ, mặc dù ở Chùa có dịch vụ đổi tiền chẵn lấy tiến lẻ đổi 10 lấy 7, nhưng như thế sẽ góp một phần nào đó làm tăng thêm kinh phí của bạn.

+ Khi đi không nên mang quá nhiều đồ, tránh tình trạng vào chùa chiêm bái lỉnh kỉnh các đồ cá nhân.

+ Bên bờ suối yến có bán nhiều hương, các bạn mua khoảng 4-5 bó ở ngoài. Vào bên trong cũng bán nhưng đắt gấp 1,5 lần.

+ Để đảm bảo được sức khỏe, đi lên du khách nên đi bằng cáp treo, đi xuống đi bộ để vãn cảnh.

+ Đi đường, ắt hẳn các bạn sẽ được mời chào các  sản phẩm, dịch vụ như rau su su, bánh củ mài.. Không nên ham rẻ mà mua quá nhiều, ảnh hưởng tới cuộc vãn cảnh của quý khách.

+ Các trò chơi lừa bịp như ba cây, đánh cờ.. Đi qua, quý khách không nên tham gia, vì những người tham gia toàn là người của họ cài vào.

+ Khi đến các chùa,suối giải oan, ở đây có nhiều người xem bói nhưng thực chất chỉ là nghiệp dư, du khách không nên xem để rồi phải suy nghĩ ảnh hưởng tới hành trình bái phật của mình.

+ Qúy khách không nên ăn uống quá nhiều, vì dịch vụ vệ sinh nơi đây chưa được hoàn thiện, sẽ gây bất tiện cho quý khách.

Nếu bạn đi theo tour, có hướng dẫn viên thì đảm bảo nhất, họ sẽ hướng dẫn mình các địa điểm, những nơi hoặc giới thiệu cặn kẽ về các dịch vụ cũng như các di tích nơi đây.

Với một vài kinh nghiệm chia sẻ trên, chúc quý khách có một chuyến đi du lịch chùa hương tuyệt vời nhất.

Kinh nghiệm đi du lịch chùa hương 1 ngày.

Đi chùa hương trở thành một xu hướng trẩy hội đầu xuân của người dân thập phương về đây. Khách càng đông  đúc, thì dịch vụ nơi đây càng không đảm bảo. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế của mình khi đidu lịch chùa hương

Khi đi, bạn nhớ mang theo cho mình những trang thiết bị cần thiết như mũ nón, thức ăn( nếu có thể).

Đò chùa hương – du lich chua huong 1 ngay

+ Nên đi theo nhóm tầm  7 người trở nên, vì khi đi theo nhóm, các dịch vụ sẽ đáp ứng tốt hơn đi lẻ 1,2 người như dịch vụ đò,tiền chờ đò, tiền vé, đi cáp treo…

+  Không nên mua vé qua những cò đò vì vào đấy, họ sẽ bán lại mình cho những người trực tiếp lái.

+ Nên chuẩn bị thật nhiều tiền lẻ, mặc dù ở Chùa có dịch vụ đổi tiền chẵn lấy tiến lẻ đổi 10 lấy 7, nhưng như thế sẽ góp một phần nào đó làm tăng thêm kinh phí của bạn.

+  Nên thống nhất tiền chờ đò trước khi lên thuyền để đảm bảo được lúc ra mình có đò quay về.

+ Khi đi không nên mang quá nhiều đồ, tránh tình trạng vào chùa chiêm bái lỉnh kỉnh các đồ cá nhân.

+ Bên bờ suối yến có bán nhiều hương, các bạn mua khoảng 4-5 bó ở ngoài. Vào bên trong cũng bán nhưng đắt gấp 1,5 lần.

+ Để đảm bảo được sức khỏe, đi lên du khách nên đi bằng cáp treo, đi xuống đi bộ để vãn cảnh.

+ Đi đường, ắt hẳn các bạn sẽ được mời chào các  sản phẩm, dịch vụ như rau su su, bánh củ mài.. Không nên ham rẻ mà mua quá nhiều, ảnh hưởng tới cuộc vãn cảnh của quý khách.

+ Các trò chơi lừa bịp như ba cây, đánh cờ.. Đi qua, quý khách không nên tham gia, vì những người tham gia toàn là người của họ cài vào.( xem thêm tour chùa hương tại đây)

+ Khi gặp các bà, các mẹ ăn xin, du khách nên đưa cho họ một vài đồng tiền lẻ, tránh khi họ nài nỉ, kéo qua kéo lại không hay.

+ Khi đến các chùa,suối giải oan, ở đây có nhiều người xem bói nhưng thực chất chỉ là nghiệp dư, du khách không nên xem để rồi phải suy nghĩ ảnh hưởng tới hành trình bái phật của mình.

+ Qúy khách không nên ăn uống quá nhiều, vì dịch vụ vệ sinh nơi đây chưa được hoàn thiện, sẽ gây bất tiện cho quý khách.

Nếu bạn đi theo tour, có hướng dẫn viên thì đảm bảo nhất, họ sẽ hướng dẫn mình các địa điểm, những nơi hoặc giới thiệu cặn kẽ về các dịch vụ cũng như các di tích nơi đây.


Mặc dù tới mùng 6 Tết mới là khai hội chùa Hương, nhưng từ mùng 1 Tết, nhiều du khách đã đi lễ chùa. Tới mùng 4 Tết, lượng khách càng ken đặc khiến dân kinh doanh tại đây thỏa sức “chặt chém”.Chi phí gấp đôi giá thường để mong "đi đến nơi
về đến chốn"

Ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: “Để chuẩn bị cho du khách thập phương trẩy hội chùa Hương, chúng tôi sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra việc tổ chức, hoạt động lễ hội này.

Chúng tôi có quy định rõ về điểm đỗ đò của tư nhân. Giá trông xe được niêm yết và thông báo rộng rãi. Ở lễ hội chùa Hương chắc chắn vẫn có tiêu cực nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hạn chế”.

Những nỗ lực này có như mong đợi hay không phải hết hội mới có thể đưa ra kết luận, nhưng ngay từ trước ngày khai hội, tình trạng “cò” dẫn khách và “chặt chém” khi mua đồ ăn, uống vẫn diễn ra.

5h sáng mùng 4 Tết, trong vai những người khách đi lễ chùa Hương đầu năm, xe chúng tôi vừa lăn bánh từ đường Khuất Duy Tiến rẽ phải ra đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, ngay lập tức đã có “cò” mặc áo mưa, tay cầm tờ giới thiệu có ghi số điện thoại liên hệ bám sát xe ô tô và gọi qua cửa kính. Bám theo chừng 1 cây số, bị từ chối, “cò” này mới dứt khỏi xe.


Đến điểm rẽ vào Hương Sơn từ quốc lộ 6, lại xuất hiện 1 “cò” khác bám riết theo xe với những lời mời mọc đi đò và tiếp tục bị từ chối.


Gần đến bến xuống suối Yến, tiếp tục xuất hiện 1 “người dẫn đường” mới  mời mọc chúng tôi dùng dịch vụ trọn gói vừa đi đò, vừa vào thắng cảnh, họ sẽ lo cho từ A đến Z.


Theo niêm yết trên vé thu phí thắng cảnh Hương Sơn năm 2010 là 29.500 đồng/vé cộng thêm 500 đồng tiền bảo hiểm khách du lịch, vé đi đò ra vào suối Yến là 25 ngàn đồng/người nhưng đoàn khách 5 người của gia đình anh Hoàng Lâm (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) đã phải chi 700 ngàn đồng để đi trọn gói.


Theo anh Lâm thì: “Tính ra, theo quy định thì mỗi người mất 55 ngàn đồng, 5 người mất 275 ngàn đồng nhưng cả tiền gửi xe, rồi phải đi bộ từ mất cả cây số vào suối Yến thì chi thêm để “nhẹ người” nên chúng tôi chấp nhận thôi.”

Không chỉ có anh Lâm mà nhiều người khác cũng có tâm lý như vậy nên dân ở đây có cơ hội “chặt chém”.


Sau khi kéo được khách, “cò” dẫn đường này sẽ đưa khách đến địa điểm gửi xe ô tô với mức giá là 20 ngàn đồng/xe. Nếu là người có kinh nghiệm đi lễ chùa thì sẽ có cuộc thương lượng giá cả gồm phí đi đò, đợi chờ đưa đò về bến, phí thắng cảnh. 


Anh Thủy, chủ đò tại Hương Sơn nói: “Em dẫn anh, chị ra bến sẽ có em gái em đưa anh chị đi”. Sau khi thương lượng giá cả, đưa đoàn ra đò, anh Thủy tiếp tục ra đường để tìm khách.


Anh Hoàng Long, (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Nếu đi lẻ hoặc tự mua vé thì phải đi ghép đò, lệ thuộc vào người khác nên tôi chấp nhận bỏ thêm tiền để đi đò riêng cho thoải mái”.
 

Ngoài tiền công đưa đi, tiền đò, tiền vé thắng cảnh thì dân đưa khách tại đây vẫn đề nghị khách “mừng tuổi” đầu năm.

Đi vệ sinh cũng bị "chặt chém"



Không thể phủ nhận rằng, ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã có nhiều cố gắng trong việc xây mới, tân trang lại đường lên động Hương Tích. Hiện, không còn cảnh trẻ em dắt díu ăn xin…cầu Hội trước rộng 20m khiến cho giao thông trên suối Yến đi đến đoạn này là bị tắc nay đã được mở rộng lên 40 m.

Tại bến Đục, bên cạnh hàng nghìn chiếc đò sắt còn xuất hiện những chiếc đò VIP với hàng ghế nhựa xanh với mức giá là 35 ngàn đồng/người.

Sân ga cáp treo cũng được mở rộng để tránh tình trạng ùn tắc người chờ đi cáp treo.  Giá vé cáp treo cho người lớn là 40 nghìn đồng/một chiều và 70 nghìn đồng/người khứ hồi. Giá vé cho trẻ em tương ứng là 25 nghìn đồng và 40 nghìn đồng.


Trên suối Yến, BTC đã dựng những tấm biển to, cảnh báo khách tham quan giữ gìn vệ sinh môi trường, nếu xả rác sẽ bị phạt 50 nghìn đồng/lần vi phạm.


 


Tuy nhiên, tại đây, giá cả hàng hóa vẫn còn đắt. Bánh mì nóng được sản xuất ngay tại cửa hàng giá 5 ngàn đồng/chiếc so với mức 2 ngàn đồng/chiếc tại thủ đô Hà Nội. Xúc xích to giá 26 ngàn đồng/chiếc. Phở giá 25 ngàn đồng/bát.

Tại chùa Giải Oan, Hoàng Thị Nụ, (Đông Anh, Hà Nội) vừa cầm chai Bò húc hỏi giá để mua, lập tức đã lắc đầu chê đắt khi anh bán hàng nói giá 20 ngàn đồng/lon.


Giá 1 hộp sữa tiệt trùng cô gái Hà Lan là 10 ngàn đồng. 1 đĩa to thịt nai 200 ngàn đồng, bát rau sắng nấu thịt 60 ngàn đồng, 1 đĩa đậu sốt cà chua giá 70 ngàn đồng…50 ngàn đồng cho 2 chai bia Hà Nội.


Thuê chiếu trên đường leo lên động Hương Tích là 20 ngàn đồng/chiếc…Và đi vệ sinh cũng mất 3 ngàn đồng/lần. 

Cũng chỉ vì với mức giá đi vệ sinh như vậy mà đã xảy ra cãi nhau giữa chủ và khách.

Tại đây, nhiều hàng đổi tiền lẻ, tiền 200 đồng và 500 đồng đổi 10 ăn 7. Tiền 5 ngàn đồng đổi 10 ăn 8. Tuy nhiên vẫn có hiện tượng đếm thiếu tiền. Tại đền Trình, chị Hồ Thi, (Đan Phượng, Hà Nội) cho biết: Tôi đổi tiền mỗi tập là 40 tờ 200 đồng nhưng bị đếm thiếu chỉ còn 34 tờ thôi nên phải quay ra đòi cho đủ.”

Khi đi lễ chùa Hương, du khách định đi lễ ở địa điểm nào thì nên chuẩn bị lễ dâng từ nhà gồm vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ giọt dầu. Những điểm lễ Phật, nhà chùa không cho dâng lễ mặn như xôi, gà…

Khi mua, hay dùng bất cứ dịch vụ gì cần hỏi giá và trả giá trước. Khi đi đò, cần xin số điện thoại của người chở đò, và khi quay ra mới thanh toán tiền.




Kinh nghiệm du lịch bụi Nha Trang
Kinh nghiệm du lịch bụi Châu Âu -
Kinh nghiệm du lịch bụi Campuchia
Kinh nghiệm du lịch An Giang
Kinh nghiệm du lịch Ao Vua
Kinh nghiệm du lịch bụi Mộc Châu
Kinh nghiệm du lịch bụi Cửa Lò



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý