Da

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Da

18/04/2015 10:40 AM
258

Bạn có biết

Bề mặt da của toàn bộ cơ thể phụ nữ có diện tích khoảng 1,5- 2m2 và nặng khoảng 4 kg. Độ dày của da biến thiên từ 0,1-4mm hoặc hơn, tuỳ thuộc vị trí trên cơ thể. Trung bình mỗi 6,5cm2 da chứa 4,5m mạch máu, 3,75m dây thần kinh, 1.500 thụ thể cảm giác, 650 tuyến mồ hôi, 100 tuyến bã và trên 3 triệu tế bào. Trong thành phần da chết có đến 90% là bụi.

Da bao phủ toàn bộ bề mặt cơ thể của chúng ta, bảo vệ các cơ quan bên trong. Tuỳ vào từng vùng cơ thể, da có cấu trúc và vân khác nhau.

Có 2 loại da có lông và không có lông. Phần lớn da thuộc loại có lông, và nơi nhiều lông nhất là da đầu; nơi ít nhất là da mặt, da lưng bàn tay và lưng bàn chân. Loại da không lông có ở lòng bàn tay, gan bàn chân và môi. Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì, do các tế bào sừng tạo nên, và lớp sừng (lớp ngoài cùng gồm những tế bào sừng đã chết).; lớp chân bì, chứa các thành phần phụ của da như tuyến mồ hôi và nang lông, xung quanh là mô xơ và chất tạo keo; và lớp hạ bì gồm mô xơ và mỡ dưới da. Tế bào sừng phát sinh từ lớp đáy của biểu bì và từ từ di chuyển lên bề mặt da sau khi các lớp ngoài cùng chết và bong đi. Chu kỳ sống của da dài khoảng 28 ngày. Lông tóc và móng là những bộ phận mở rộng của da, có cấu tạo chủ yếu từ chất sừng, là thành phần chủ yếu của lớp sừng biểu bì.

Biểu bì

Da có độ dày mỏng khác nhau tuỳ theo vị trí cơ thể, dày nhất là ở gan bàn chân và mỏng nhất là ở mí mắt. Biểu bì tạo thành một hàng rào bảo vệ ở mặt da và lớp chắc nhất. Lớp sừng, lớp ngoài cùng của biểu bì có cấu tạo từ các tế bào chết, nhìn dưới kính hiển vi trông giống như các phiến đá lát. Mỗi ngày trên da có hàng triệu tế bào biểu bì chết bị bong ra và được thay thế liên tục bằng các tế bào mọc lên từ lớp đơn của các tế bào biểu mô đáy. Các tế bào sừng này được bao bọc bởi chất sừng sẽ bẹt dần ra trong quá trình di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng.

Tế bào hắc tố nằm giữa các tế bào đáy của biểu bì, có khả năng sản xuất ra sắc tố có tính bảo vệ là melanin (hắc tố), tạo nên màu da. Khi ra nắng các tế bào hắc tố sẽ bị kích thích nên sản xuất hắc tố nhiều hơn để bảo vệ cơ thể chống tia tử ngoại. Biểu bì còn là nơi vitamin D được hình thành từ cholesterol dưới tác dụng của ánh sáng.

Chức năng của da

Da hoạt động như một hàng rào cơ học và miễn dịch học đối với môi trường bên ngoài, bảo vệ cơ thể trước độc tố và vi khuẩn. Da còn giữ vai trò quan trọng trong việc điều nhiệt của cơ thể.

Các thụ thể xúc giác, như cảm giác đau, nóng và lạnh cũng có mặt trọng lớp da. Trong da còn có chứa những cấu trúc phụ quan trọng như lông tóc và tuyến mồ hôi có liên quan đến duy trì thân nhiệt và móng tay, móng chân. Móng tay giúp người phụ nữ tăng độ nhạy của xúc giác cũng như khả năng thực hiện các động tác tinh xảo bằng ngón tay.

Chân bì

Thành phần chiếm đa số của da là chân bì, cấu tạo từ protein xơ, chất tạo keo và mô liên kết. Trong chân bì có mạch máu, dây thần kinh, thụ thể cảm giác, mạch bạch huyết, tuyến mồ hôi, tuyến bã và các nang lông cùng các cơ của chúng. (Các tuyến và nang lông được hình thành từ các tế bào biểu mô biệt hoá nhô vào chân bì). Tuyến bãtiết ra chất bã là chất nhờn tự nhiên của da. Tuyến mồ hôi bán hủy hiện diện chủ yếu ở nách và mu, trong khi tuyến mồ hôi toàn vẹn có ở khắp bề mặt da. Các tuyến này giúp duy trì hằng định độ pH da, loại trừ chất bẩn và chất nhờn từ các lỗ chân lông, và giúp điều hoà thân nhiệt.

Cơ chế điều nhiệt

Da có một vai trò quan trọng trong cơ chế giữ ổn định thân nhiệt. Khi cơ thể nóng hơn bình thường, các tuyến mồ hôi toàn vẹn sẽ tiết ra mô hôi. Mồ hôi khi bốc hơi lên bề mặt da trần sẽ giúp cơ thể lạnh hơn bình thường, các mạch máu sẽ co lại để giữ nhiệt, đồng thời các cơ dựng lông trong nang lông sẽ làm lông dựng đứng lên để giữ lại một lớp không khí ẩm trên bề mặt da. Nếu lông quá thưa không đủ để thực hiện vai trò này thì tình trạng “ nổi da gà” sẽ xảy ra để thay thế.

Độ nhạy cảm của làn da

Da chứa nhiều thụ thể xúc giác như cảm giác đau, nóng và lanh. Các vùng cơ thể khác nhau có mức độ nhạy khác nhau. Ví dụ da ở âm vật, môi và ngón tay nhạy cảm hơn da lưng rất nhiều.

Độ nhạy cảm của da có thể được tính bằng khoảng cách tối thiểu mà 2 vật kích thích. Ví dụ như 2 đầu bút chì khi kích thích đồng thời lên da sẽ được nhận biết là 2 kích thích khác nhau chứ không phải là một. Khoảng cách này càng nhỏ thì da càng nhạy.

Đội vệ binh của cơ thể

Da là rào chắn vững chắc bảo vệ cơ thể tránh chấn thương. Chất nhờn tiết ra từ các tuyến bã trong da sẽ tạo thành một lớp bảo vệ chống vi khuẩn trên khắp bề mặt cơ thể. Da còn có hệ miễn dịch riêng gọi là SALT (mô bạch huyết liên kết da). SALT bao gồm 1 mạng lưới các tế bào miễn dịch có khả năng nhận diện và loại trừ mọi chất lạ trong da như độc tố và vi khuẩn. Các tế bào “tuyến dầu” trong hệ miễn dịch này là tế bào Langherhans có nguồn gốc từ tuỷ xương. Những tế bào này sẽ phản ứng với chất lạ và sau đó kêu gọi các bạch cầu, như lympho bào và đại thực bào, từ dòng máu đến nơi bị chấn thương hay nhiễm khuẩn để khống chế và tiêu diệt những kẻ xâm nhập.

Các dấu vết trên da

Dấu vân tay, chân

Trên da lòng bàn tay, ngón tay, gan bàn chân, ngón chân có các đường chỉ và vân, là kết quả của quá trình tiến hoá để giúp chúng ta bám chắc hơn. Các đầu ngón tay có nhiều mao mạch đến cung cấp máu, và có nhiều thụ thể cảm giác sờ và đau. Mỗi người chúng ta đều có các dấu tay và dấu chân riêng biệt có tính di truyền, không ai giống ai.

Kẽ da

Các đường kẽ này chạy dọc ở tứ chivà chạy vòng ở cổ và thân. Nguyên nhân là do các bó sợi tạo keo dính vào nhau ở trong chân bì. Vết mổ chạy dọc theo những đường này sẽ lành tốt hơn vết mổ băng ngang.

Hõm da

Hõm da hình thành do hạ bì và chân bì dính vào lớp cân mạc bên dưới và không thể căng ra hoặc trượt trên mô.

Màu da

Tế bào hắc tố chiếm 10% số tế bào trong lớp đáy của biểu bì, là nơi sản xuất ra sắc tố da melanin. Các tế bào này chuyền melanin sang tế bào khác ở biểu bì nhờ các nhánh như tua vòi. Các hạt melanin tích tụ trong các tế bào biểu bì và bảo vệ da chúng ta tránh tác hại của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Số lượng và cách phân bố melanin trong biểu bì sẽ quyết định màu da. Người da đen sản xuất melanin nhiều nhất, trong khi người da trắng Celtic có màu da trắng hồng, tóc hung thì ít melanin nhất . Màu da trắng hồng của người da trắng phương Bắc là do màu đỏ của haemoglobin (huyết sắc tố) lộ ra. Da của người thuộc chủng tộc Mongogloid và da trắng phương Nam (gốc Địa Trung Hải, Nam Mỹ, Ấn Độ và Ả Rập) có màu vàng do carotene, một sắc tố vàng, tích tụ nhiều trong biểu bì và các lớp phía dưới. Người da trắng phương Bắc nếu ăn quá nhiều các loại thực phẩm có hàm lượng carotene cao như cà rốt cũng có thể có màu da ngả vàng.

Nốt ruồi làm duyên

Tàn nhang là những nốt sắc tố nhỏ, phẳng trên da. Nốt ruồi là do nhiều tế bào hắc tố tích tụ tạo thành. Nốt ruồi giả trước đây từng được cho là đẹp, và nhiều phụ nữ ở thế kỷ XVIII đã chạy theo phong trào làm đẹp kiểu này.

Khi da đổi màu

Sự thay đổi màu da cho biết tâm trạng cũng như tình trạng sức khoẻ của người đó.

Đỏ mặt

Da ửng đỏ là do các mao mạch trong chân bì bị giãn nở. Đỏ mặt có thể do phản ứng tình cảm hoặc do phản ứng sinh lý khi trong người quá nóng.

Đỏ da

Đỏ da là do phản ứng sinh lý, nhưng cũng có thể do bệnh da như chàm hoặc trứng cá đỏ. Trong một số trường hợp, có thể do bệnh lý toàn thân như bệnh tim, cao huyết áp.

Da tái nhợt

Da tái nhợt nhất thời có thể là một phản ứng cảm xúc khi sợ hãi hoặc giận dữ, hoặc là một đáp ứng sinh lý khi bị lạnh do co thắt các mao mạch trong chân bì. Da xanh xao cũng có thể do thiếu máu.

Da xanh tím

Da xanh tím là do thiếu oxy trong các mao mạch ở mô da.

Vết chàm

Nhiều bé mới sinh ra đã có nhiều vết chàm trên người, nhưng chỉ một ít trong số này tồn tại đến lớn. Vết nhỏ có thể che giấu bằng trang điểm, nhưng các vếtlớn chỉ có thể xoá đi bằng giải phẫu thẩm mỹ hoặc chiếu tia laser.

Bướu máu

Đây là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ các vết đỏ phẳng hoặc nổi gồ trên mặt da.

Bướu máu lồi thường do một đám vi mạch bị giãn nở tạo nên; chúng thường có màu đỏ tươi và nhô lên mặt da, còn gọi là bớt son. Có trường hợp chúng hơi tái xanh do máu bị khử oxy trong tĩnh mạch. Bướu máu phẳng có màu đỏ tía, gọi là bớt đỏ rượu. Loại này có thể tẩy được bằng lazer hoặc cắt bỏ bằng phẫu thuật lạnh.

Bớt cà phê sữa

Loại bớt này có màu hơi nâu, do tăng sắc tố ở nhiều vùng da khác nhau. Bớt cà phê sữa tồn tại đến trưởng thành và có thể che giấu bằng trang điểm.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý