Kinh nghiệm chụp ảnh biển đẹp mê hồn và vô cùng sáng tạo

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm chụp ảnh biển đẹp mê hồn và vô cùng sáng tạo

19/04/2015 08:20 AM
5,520

Kinh nghiệm chụp ảnh biển đẹp mê hồn và vô cùng sáng tạo. Nhiều người chụp bãi biển nào cũng giống nhau và ảnh lúc đó trở nên vô vị. Thay vì chỉ chụp đường chân trời ở biển hay con người, hãy chú trọng vào những vệt cát, con sóng hay dấu chân trần để làm điểm nhấn cho ảnh.


diemnhan-1-jpg-1345173535_480x0.jpg


Ngoài ra, hãy chú ý tới thời điểm. Bình minh hoặc hoàng hôn lúc nào cũng là thời gian tốt nhất trong ngày cho việc chụp ảnh biển, trước tiên bởi lúc đó vắng người, thêm vào đó, ánh nắng lúc này luôn tạo nên những góc chiếu với hiệu ứng màu sắc và bóng râm thú vị, nhất là trong khung cảnh chiều tà khi ánh vàng tràn ngập khắp nơi.

Trời giông bão, sấm sét, mưa hoặc nhiều mây cũng là thời điểm tạo nên sự sống động cho ảnh. Chủ thể trong ảnh có thể chỉ là những đám mây vần vũ, hay những cơn sóng bạc đầu trắng xóa, thậm chí là những chiếc phao hay cờ bị gió thổi tung... Tất nhiên, bạn cũng phải tính đến sự an toàn, nhưng nếu có điều kiện, thì những bức ảnh biển trong những thời tiết như vậy sẽ rất ấn tượng.

Chỉnh chế độ trên máy ảnh


diemnhan-2-jpg-1345173535_480x0.jpg


Một trong những hạn chế khi chụp bãi biển mùa hè là ánh sáng đôi khi rất gắt, cộng với cát trắng, khiến cho bức ảnh của bạn thường trở nên thiếu sáng nếu để máy ở chế độ tự động. Đối với những máy có chế độ mặc cảnh, nên chuyển về chế độ chụp bãi biển (Beach) để máy tự bù sáng, hoặc nếu sử dụng máy chỉnh tay, tốt nhất là tăng thêm một, hai giá trị sáng so với thông số mặc định của máy.

Tuy nhiên, việc tăng sáng cũng phải tùy từng trường hợp, bởi lẽ nếu với những cảnh chụp trong bóng râm, việc tăng sáng có thể làm cháy sáng vùng sáng. Nếu bạn biết cách chụp các phơi sáng khác nhau và ghép trong phần xử lý ảnh hậu kỳ thì tốt, nếu không hãy chú ý trước tiên đến vùng cần phơi sáng đúng và hướng máy ảnh vào đó thay vì để máy tự quyết định thông số phơi sáng chung.

Nếu máy ảnh của bạn có chế độ đo sáng điểm, bạn có thể khắc phục vấn đề thiếu sáng do máy ở chế độ tự động kể trên. Đo sáng điểm là tính năng cho máy ảnh biết phần nào của hình ảnh cần được đo sáng đúng thay vì toàn bộ bức ảnh. Chế độ này tỏ ra hữu dụng khi chủ thể ở trong vùng bóng râm. Tuy nhiên, lưu ý nếu đúng sáng ở vùng bóng râm, vùng sáng dễ bị quá sáng, nhưng điều này có thể chỉnh hậu kỳ và ít nhất đối tượng chính của bạn cũng hiện đầy đủ chi tiết kể cả khi bạn không chỉnh sửa gì.

Khi chụp ảnh chân dung ngoài trời nắng, bạn có thể nhận thấy trên vùng khuôn mặt của nhân vật luôn bị đổ bóng từ mũi, má, hoặc cằm, tạo nên những vệt đen không đẹp mắt. Để khắc phục, hãy bật chế độ đèn flash cưỡng bức để ánh đèn có thể xóa đi các vùng bóng đổ. Tuy nhiên, đèn flash quá mạnh có thể khiến cho ảnh dễ bị "bẹp", vì thế, nếu máy ảnh cho phép điều chỉnh độ mạnh yếu của flash, hãy thử vài mức để tìm được mức tối ưu.

Sử dụng kính lọc


diemnhan-3-jpg-1345173535_480x0.jpg


Kính lọc UV sử dụng khi chụp ảnh trên bãi biển cũng có một số lợi ích nhất định. Trước tiên, chúng bảo vệ ống kính cho bạn. Thứ nữa chúng cũng lọc bớt các ánh sáng cực tím có thể gây nên hiện tượng lóa màu (thường màu xanh) cho ảnh dù ảnh hưởng của những hiện tượng này thường không nhiều.

Về cơ bản, kính lọc phân cực gúp bạn loại bỏ được những ánh sáng phản xạ và tăng cường thêm độ tương phản cho ảnh. Tác động rõ nhất là khi bạn chụp bầu trời hay mặt nước, nó sẽ trở nên xanh hơn, thật hơn thay vì dễ bị nhạt màu do bị lóa dưới ánh nắng mặt trời.

Bố cục ảnh

Một trong những vấn đề hay gặp khi chụp ảnh biển là khung cảnh quá rộng, đường chân trời vì thế rất dễ trở nên nhàm chán, hoặc tệ hại hơn, làm chia cắt ảnh thành hai nửa khi bạn vô tình đặt nó vào giữa. Vì thế, hãy chú ý tới đường chân trời trong cảnh biển, luôn nhớ quy tắc phần ba, tránh để nó vào giữa ảnh, hoặc tốt nhất là tìm một góc nào đó để tránh biến nó thành một đường thẳng đơn điệu.

Ảnh đen trắng

Một trong những phương pháp đáng thử nghiệm khi xử lý ảnh hậu kỳ là chuyển các bức màu thành đen trắng. Hãy thử với một vài bức và xem hiệu ứng đen trắng có làm tăng thêm cảm xúc hay thay đổi tâm trạng của ảnh không. Nếu ảnh đen trắng có thể mang lại cảm xúc mới, thì đó chính là hiệu ứng hiệu quả.





Một số gợi ý để có những bức ảnh biển đẹp và độc đáo :


Tìm điểm nhấn

az24.vn/hoidap

Khi chụp ảnh bãi biển thường mọi người luôn nghĩ ảnh sẽ gồm trời, mây và nước. Đúng là các đối tượng trên vốn cố hữu trong các bức ảnh phong cảnh biển, nhưng nếu bạn tìm ra được một số điểm nhấn nhất định cho các bức phong cảnh biển này, kể cả có phải sắp xếp một chút, bạn sẽ thấy ảnh có sức hút hơn là chỉ mô tả khung cảnh rộng lớn trời mây nước. Điểm nhấn có thể chỉ là vỏ ốc, vỏ sò, hay những vệt sóng cát... Hãy tự luyện mắt mình đi tìm những điểm nhấn như vậy và theo thời gian bạn sẽ cải thiện được chất lượng ảnh của mình.

 Chụp ảnh phản xạ

az24.vn/hoidap

Bất kỳ khi nào bạn chụp ảnh với một vùng nước rộng lớn, những hình ảnh phản chiếu ở những vùng nước này có thể sẽ rất tuyệt vời, nhưng cũng có thể làm hỏng bức ảnh, vì thế hãy luôn thận trọng với các hiệu ứng phản chiếu này. Nếu không muốn có những hình ảnh phản chiếu, hãy chuyển đến những vị trí khác hoặc sử dụng các kính lọc phân cực. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng, hình ảnh phản chiếu về bầu trời hay những mỏm đá có thể làm cho bức ảnh của bạn trở nên sâu hơn.

Chú ý tới tiền cảnh

az24.vn/hoidap

Các ảnh phong cảnh biển thường rất dễ trở nên đơn điệu với hậu cảnh chỉ là đường chân trời nơi trời gặp nước. Vì thế, hãy làm cho ảnh trở nên sống động hơn bằng việc tìm một cái gì đó đặt ở tiền cảnh, như những mỏm đá chẳng hạn. Khép khẩu nhỏ để cả tiền cảnh và hậu cảnh càng nét nhiều càng tốt.

Chụp đứng ảnh

az24.vn/hoidap

Mặc dù thông thường ảnh phong cảnh biển thường được chụp ngang, nhưng đôi lúc ở những bãi biển hoặc những cảnh nhất định, việc xoay dọc máy ảnh để chụp cũng có thể tạo nên những bức ảnh ấn tượng, nhất là khi phần tiền cảnh có các cảnh vật thú vị, như khối đá nhô ra biển hay tạo hình của những đám mây vần vũ chẳng hạn

Chuyển động của nước

az24.vn/hoidap

Chụp ảnh ở những bờ biển có những con sóng vỗ vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nhiếp ảnh gia. Tùy cảm xúc mà bạn muốn truyền tải mà bạn có thể chọn cách làm cho các con sóng đông cứng bằng tốc độ chụp cao hoặc dùng tốc độ chậm để tạo hiệu ứng sương mù mờ ảo. Thử một vài chế độ cho đến khi tìm được hiệu ứng ưng ý.

Màu sắc

az24.vn/hoidap

Khi chụp ảnh bờ biển, lưu ý rằng, trong một số điều kiện thời tiết nhất định, ánh sáng tại đây sẽ trở nên rất rực rỡ, nhất là sự kết hợp giữa biển xanh, cát trắng, nắng vàng, hay ánh sáng lọt qua những đám mây trong những ngày trời sắp bão. Vì thế, cùng với việc chú ý tới thời điểm, phơi sáng, kính lọc, hãy chú ý và kết hợp khi bạn gặp được những khoảnh khắc ánh sáng ấn tượng như ảnh dưới, bạn chỉ việc chớp lấy và sẽ không cảm thấy hối tiếc vì đã có mặt đúng lúc, đúng nơi

Chú trọng chi tiết

az24.vn/hoidap

Đôi khi bạn có thể bỏ qua những đối tượng thường gắn liền với cảnh biển là trời, nước... mà tập trung chú trọng vào những gì có thể liên tưởng đến biển như những vỏ sò. Hãy hướng sự chú ý vào những chi tiết nhỏ của những đối tượng này, như vân trên vỏ ốc, vỏ sò, mảng rêu bám trên đá... bạn vẫn có thể có được những bức ảnh biển đẹp mà không cần có biển.

Thêm người vào cảnh

az24.vn/hoidap

Dù bạn từng ao ước không có người nào trên bãi biển để cho bức ảnh được hoàn hảo, thì cũng có lúc bạn nên để cho khung hình có một vài người nào đó trên bãi biển để tạo điểm nhấn cho ảnh.

Mùa và thủy triều

az24.vn/hoidap

Quang cảnh bờ biển có thể rất khác biệt theo thời điểm trong ngày và theo mùa, nhất là thủy triều, vì thế hãy chú ý tới các cảm xúc khác nhau mà mỗi bức ảnh ở cùng một nơi nhưng với các thời điểm khác nhau có thể mang lại. Nếu có thể, hãy tới các bờ biển vào những thời điểm khác nhau trong ngày, khác nhau trong năm, nhìn ngắm sự khác biệt giữa bình minh và hoàng hôn ở những thời điểm khác nhau đó. Chụp và cảm nhận, bạn sẽ thấy cùng một nơi nhưng có thể có rất nhiều bức ảnh với những cảm xúc khác biệt.



Tạo hình đẹp với cảnh biển

Nếu nhấn mạnh tới tiền cảnh trong ảnh phong cảnh biển, bạn sẽ có một bức tranh thú vị. Một cách tạo hình khác là tìm những khối đá bên bờ biển với những hình khối làm điểm hút của mắt.

Khi muốn tạo hình bằng những khối đá làm tiền cảnh, bạn hãy cố gắng tìm những góc độ mà những tảng đá này sắp xếp thành một cấu trúc nào đó. Hãy thử nghiệm với các góc nhìn cao thấp khác nhau cho tới khi bạn có được một góc nhìn hợp lý nhất.

Ảnh dưới được chụp với máy ảnh để ngang ngực, hơi chúc xuống để nhấn mạnh vào sự sắp xếp các khối đá và hạn chế bớt không gian của bầu trời.



tien-canh-1-jpg-1343906332_480x0.jpg

Ảnh dưới điểm nhấn tiền cảnh lại là những gốc rễ cây xù xì trôi dạt trên bờ biển. Máy ảnh được đặt thấp xuống gần sát mặt đất với một ống góc rộng để nhấn mạnh hơn vào khối rễ cây.


tien-canh-2-jpg-1343906332_480x0.jpg

Một số bãi biển lại có những tảng đá với mặt trên đủ để có thể đứng được và nếu chụp từ trên này cũng sẽ cho những bức ảnh không kém phần ấn tượng. Ảnh dưới được chụp từ trên cao xuống dưới bãi biển kèm thêm cả những tổ chim trên đá để thấy những tổ chim này còn có ý nghĩa tạo nên sự so sánh tỷ lệ về độ cao hay độ hùng vĩ của cảnh biển so với các vật xung quanh.



tien-canh-4-jpg-1343906332_480x0.jpg

Nhưng đôi khi mọi thứ cũng cần đơn giản hóa, chẳng hạn chỉ là một bờ cát với những con sóng nhẹ nhàng phản chiếu trời mây nước, cộng với điểm nhấn một hai bóng người xa xăm cũng có thể thành những bức ảnh rất đẹp về biển.

tien-canh-5-jpg-1343906332_480x0.jpg

Lưu ý tới tốc độ cửa trập

Một trong các yếu tố quan trọng luôn cần lưu tâm khi chụp cảnh biển hay bất kỳ cảnh vật nào có nước là tốc độ cửa trập, do nó có ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của bức ảnh.

Tốc độ cửa trập nhanh sẽ đông cứng các chuyển động, bao gồm cả chuyển động của nước. Tùy thuộc vào dòng nước chảy mạnh hay nhẹ mà tốc độ có thể nhanh hơn hay chậm hơn nếu bạn muốn "cố định" dòng chảy này.

Ví dụ bức ảnh dưới được chụp với tốc độ 1/50 giây, và bạn có thể thấy tốc độ này đủ để khiến cho các con sóng trên bãi biển như được đứng im.

tien-canh-6-jpg-1343906332_480x0.jpg

Tốc độ cửa trập chậm sẽ làm mờ các chuyển động của dòng nước theo nhiều góc khác nhau. Tất nhiên là cũng tùy vào dòng chảy nhanh hay chậm, nhưng thông thường chỉ cần để tốc độ khoảng 1/2 giây là đã đủ làm mờ dòng chảy, trừ khi bạn muốn hiện rõ thêm một số chi tiết khác trên dòng chảy này. Bức ảnh dưới được chụp với tốc độ 1/3 giây và ghi lại khoảnh khắc con sóng vỗ vào mặt đá với hiệu ứng chuyển động mờ khá hiệu quả..


tien-canh-7-jpg-1343906332_480x0.jpg

Khi tốc độ chậm xuống trên 1 giây, mặt nước bắt đầu có hiệu ứng như thể một làn sương mù hoặc trở nên sóng sánh như sữa. Mặc dù không phải ai cũng thích hiệu ứng mặt nước kiểu này, nhưng đôi khi nó cũng có thể tạo nên những bức ảnh thú vị nếu hợp cảnh hợp tình. Như bức ảnh dưới được chụp ở tốc độ 4 giây.

tien-canh-8-jpg-1343906332_480x0.jpg

Sử dụng kính lọc

Sử dụng kính lọc khi chụp cảnh biển cũng là một trong các phương pháp khá thông dụng. Hai kính lọc thông dụng nhất cho các thể loại ảnh này là kính lọc GND (graduated neutral density) và ND (neutral density).

Kính lọc GND thường được sử dụng khi dải tương phản động của khung cảnh quá lớn đối với cảm biến máy ảnh. Các trường hợp dễ bị hiện tượng này thường là khi mặt trời mọc hoặc lặn, lúc đó mặt trời quá sáng so với mặt đất. Kính lọc GND với cơ chế một bên tối, một bên sáng và giữa hai vùng là mức độ chuyển đổi tuần tự sẽ được dùng trong trường hợp này. Theo đó vùng tối của kính được quay về phía bầu trời, còn vùng sáng xuống mặt đất, làm cho mức phơi sáng của ảnh được cân bằng hơn. Nếu không có kính lọc GND, bạn có thể chọn biện pháp thay thế là chụp nhiều ảnh với phơi sáng khác nhau, sau đó trộn làm một ở phần xử lý ảnh hậu kỳ.

Còn kính lọc ND được sử dụng để giảm bớt lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Kính lọc ND sẽ hữu dụng khi bạn muốn chụp với tốc độ chậm trong khi ánh sáng ngoài trời lại quá gắt. Kính lọc ND có nhiều mức khác nhau, từ 3 stops (giảm 8 lần) tới thậm chí là 10 stops (giảm 1024 lần).

Ảnh dưới được chụp với kính lọc ND 10 stops, mặt trời vừa nhô lên khỏi đường chân trời với ánh sáng chói và gắt. Nhưng với kính lọc ND, tốc độ cửa trập trong trường hợp này vẫn hạ được xuống 1/60 giây.

tien-canh-9-jpg-1343906516_480x0.jpg


Kinh nghiệm chụp hình cưới ở bãi biển


Cho dù bạn bạn quyết định thực hiện bộ ảnh cưới ở đâu đi nữa thì quan trọng là bạn xem xét đúng thời điểm để chụp hình cưới đẹp nhất trong ngày. Nếu chọn địa điểm là những bãi biển thì bạn lại cần nhiều thời gian để chọn cho mình thời điểm thích hợp hơn nữa.

Bạn có thể tham khảo địa điểm, góc chụp và thời điểm thích hợp chụp hình cưới đẹp trên báo chí hoặc bạn bè. Nhưng phần quyết định vẫn là người thực hiện album cưới cho hai bạn, bạn có thể chọn những nhiếp ảnh gia kinh nghiệm, họ sẽ có những lời khuyên hữu ích cho bạn.

Kinh nghiệm chụp hình cưới ở bãi biển

Kinh nghiệm chụp hình cưới ở bãi biển

Kinh nghiệm chụp hình cưới ở bãi biển

Kinh nghiệm chụp hình cưới ở bãi biển

Kinh nghiệm chụp hình cưới ở bãi biển

Kinh nghiệm chụp hình cưới ở bãi biển
Bầu trời trong xanh hòa cùng biển xanh, cát vàng tạo nên những tấm
hình cưới đẹp

Kinh nghiệm chụp hình cưới ở bãi biển

Kinh nghiệm chụp hình cưới ở bãi biển
Chụp hình cưới ở bãi biển khi bình minh lên hoặc trước khi trời tối là thời điểm lý tưởng.

Kinh nghiệm chụp hình cưới ở bãi biển

Kinh nghiệm chụp hình cưới ở bãi biển
Hoàng hôn ấn tượng với ánh sáng khuếch tán tạo điều kiện cho bạn và nhiếp ảnh gia tha hồ sáng tạo.


Chụp ảnh cưới phong cách vintage xu hướng hot
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới đẹp như ý
Chụp ảnh cưới kiểu Hàn Quốc lộng lấy đáng yêu .
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới ngoại cảnh hữu ích
Chụp ảnh cưới dưới nước và những lưu ý
Địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở miền Bắc
Trang phục chụp ảnh cưới ở biển







(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý