Chữa say nắng thế nào để hiệu quả nhất?

seminoon seminoon @seminoon

Chữa say nắng thế nào để hiệu quả nhất?

19/04/2015 08:21 AM
133

Chữa say nắng như thế nào để hiệu quả nhất?Say nắng thường xảy ra khi cơ thể bị phơi nhiễm quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Say nắng là một thể của say nóng, là bệnh do tăng thân nhiệt. Say nóng là một phản ứng viêm toàn thể khi thân nhiệt trên 40,6oC, làm biến đổi tri giác và sự rối loạn các chức năng sống





CHỮA SAY NẰNG THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ TỐT NHẤT

Say nắng xảy ra do nhiễm nắng lâu 


Say nóng thường xảy ra trong những đợt nắng nóng hoặc ở nơi có nhiệt độ cao như trong hầm lò, lò nung gạch, đám cháy...

Đối tượng dễ bị say nóng là: người già, những người lao động, luyện tập với cường độ cao, ở ngoài trời nắng lâu.

Sở dĩ người cao tuổi dễ bị say nắng do đã mắc nhiều bệnh, mất cơ chế điều hòa nhiệt độ hoặc đang sử dụng nhiều loại thuốc... Người trẻ phải làm việc ngoài trời nắng như nông dân lao động nông nghiệp, người làm việc ở lò gạch, lò vôi, lò luyện thép. Người mắc các bệnh: tim mạch, bệnh phổi mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường, phụ nữ có thai, tiêu chảy mất nước, uống rượu, vẩy nến, chàm, bỏng, cường tuyến giáp... Những người đang dùng các loại thuốc: kháng cholinergiques, cocaine, amphetamines, phenothiazine...

Thao tác hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực

Thao tác hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực

Dấu hiệu say nắng, say nóng

Say nắng chỉ xảy ra với người hoạt động ngoài trời nắng. Một người bị say nắng thường có biểu hiện: sốt cao trên 39,8oC, lúc đầu thở sâu, mạch nhanh, sau đó là thở nông và mạch yếu, đồng tử giãn, lú lẫn, mê sảng, co giật, ngất. Say nắng thường thấy da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy.

Say nóng: da bệnh nhân bị lạnh và ẩm ướt (do gắng sức, da thường ẩm), tái mét, vã mồ hôi; miệng khô, yếu sức, choáng váng, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, bị chuột rút (vọp bẻ); mạch nhanh và yếu; loạn nhịp tim, hạ huyết áp; hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn; rối loạn thần kinh trung ương: động kinh và hôn mê; suy gan và thận, rối loạn đông máu...

Khi gặp một người say nóng, cần chú ý phân biệt với các bệnh: ngộ độc thuốc, hội chứng thần kinh ác tính của các thuốc hướng thần, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn thần kinh trung ương...

Dấu hiệu trẻ em bị say nắng: trẻ mệt mỏi, mắt lờ đờ; cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt có thể lên đến 40-41oC; nhịp thở nhanh nông; mạch yếu, khó bắt hoặc không bắt được. Nếu trẻ say nắng nặng, trẻ có biểu hiện: cơn co giật, hôn mê.

Cấp cứu người say nắng, say nóng

Khi gặp một người bị say nắng hay say nóng, cần nhanh chóng thực hiện việc sơ cấp cứu như sau: làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng cách đưa ngay vào chỗ thoáng mát, dùng quạt mát, đặt nạn nhân nằm ngửa, gác chân lên cao.

Cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước lạnh có pha muối, tốt nhất là cho uống dung dịch oresol hoặc các loại nước trái cây như nước chanh, nước cam, nước chè tươi, cà phê, nước rau muống luộc...

Dùng khăn hay quần áo thấm nước đá chườm lạnh khắp người cho nạn nhân, nhất là ở cổ, nách, háng. Nếu nạn nhân bị ngừng tim (bắt mạch quay không thấy, sờ không thấy tim đập), cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt.

Cách ép tim ngoài lồng ngực: dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 90-100 lần/1 phút. Nếu chỉ có 1 người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp. Khi có 2 người cấp cứu thì 1 người thổi ngạt, 1 người ép tim ngoài lồng ngực, làm liên tục và kiên trì cho đến khi tim nạn nhân đập trở lại và thở được.

Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện nếu nạn nhân không uống được nước, bị nôn liên tục, sốt tăng liên tục, đau ngực, khó thở, đau bụng, bất tỉnh. 

Điều trị

Truyền dịch để bồi phụ nước và điện giải cho bệnh nhân. Tiếp tục hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng các phương pháp: cho uống nước mát, đặt những bọc nước đá trên những vùng có mạch máu lớn, nông đi qua như ở cổ, hõm nách, hõm bẹn...  

Chú ý khi làm lạnh ngoài da có thể gây run lạnh cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân ổn định có thể ngâm toàn thân hoặc từng phần cơ thể vào nước lạnh thường có hiệu quả tốt. Nhưng lưu ý rằng: đối với những bệnh nhân ở trong tình trạng nặng thì không dùng phương pháp ngâm người vào nước lạnh.

Ở cơ sở y tế có điều kiện thì sử dụng các kỹ thuật làm lạnh hiện đại như: kỹ thuật hạ thân nhiệt điều trị sau khi ngừng tim; dùng nước lạnh rửa dạ dày, rửa xoang phúc mạc, xoang phế mạc hay bàng quang. Có thể dùng dịch lạnh truyền tĩnh mạch, cathéter làm lạnh trong mạch máu... Nên nhớ rằng: không có một loại thuốc đặc hiệu nào làm giảm thân nhiệt trong say nóng và say nắng.   

Biện pháp phòng tránh say nắng, say nóng:

 Khi lao động, tập luyện hay đi lại  ngoài trời nắng, phải đội mũ nón rộng vành, tránh không cho ánh nắng mặt trời chiếu vào người, nhất là phải tránh nắng chiếu vào gáy.

Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây.

Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút. Không làm việc lâu, quá sức trong môi trường nắng nóng.

Các đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh mạn tính, người uống rượu bia không nên ra ngoài khi trời nắng gắt từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nên mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi bằng chất liệu vải cotton. Mặc áo chống nắng khi đi ngoài trời nắng.      


hời tiết oi bức, làm thế nào để không bị say sắng?

Say nắng là một tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đạt đến 40 độ C hoặc cao hơn. Nguyên nhân thường do cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng của cơ thể, dẫn đến nhiều rối loạn ở các cơ quan, nhất là hệ thần kinh.

Nóng và ẩm là những yếu tố bất lợi cho sức khỏe con người, nếu ta không chú ý phòng chống nắng, chống nóng không tốt rất dễ bị cảm nắng, say nắng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.

Cần nhanh chóng đưa người cảm nắng vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp, tuần hoàn. 


Bình thường, khi cơ thể bị nóng quá mức, "trung tâm điều hòa nhiệt" ở não có các biện pháp giải nhiệt, chủ yếu bằng cách tiết mồ hôi. Ở trẻ em, trung tâm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự giải nhiệt không tốt, khiến trẻ rất dễ bị "say nắng" khi cơ thể phải phơi nắng quá lâu. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong.

Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao hoặc lao động thể lực nặng nhọc, cơ thể sẽ thải bớt nhiệt. Sự thải nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng cách khuyếch tán, dẫn truyền nhiệt qua da và bay hơi mồ hôi trên da. Như vậy da là bộ phận chống nóng quan trọng. Nếu gặp điều kiện bất lợi cho sự khuếch tán, dẫn truyền và bốc hơi (như trời đứng gió, không khí không lưu thông, ẩm độ không khí cao...) rất dễ xảy ra cảm nắng, say nắng


Triệu chứng của cảm nắng, say nắng 

- Trường hợp nhẹ, người bệnh có cảm giác khó thở, mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ, da khô và nóng, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, các động tác chậm chạp, thiếu chính xác, có thể sốt 38-39 độ C.

- Trường hợp nặng, ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân bị nhức đầu nhiều, chuột rút, đau bụng, nôn mửa, có thể ngất, mê man, ngừng thở, tim đập nhanh... Có những trường hợp bệnh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh đang làm việc ngất đi ngã tại chỗ, co giật, mê man... Nhịp thở yếu, nhanh, mạch yếu, khó bắt hoặc không còn. Đây là những trường hợp rất nặng, nếu không được cấp cứu nhanh chóng và có hiệu quả thì rất dễ tử vong.

Xử trí ngay tại chỗ những trường hợp cảm nắng, say nắng

- Cần nhanh chóng đưa người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp, tuần hoàn. Lấy khăn to nhúng nước lạnh, vắt ráo rồi lau khắp cơ thể, đắp khăn mát lên trán, cho uống nước chè đường, nước bột sắn dây, nước chanh quả, quạt nhẹ.

Điều cần chú ý là phải để bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ, không nên thấy người bệnh đã dễ chịu lại để tiếp tục làm việc ngoài nắng, rất dễ bị say nắng lại và lần sau sẽ nặng hơn lần trước.

- Đối với trẻ nhỏ, đặt trẻ nằm trong một phòng thoáng mát, cởi hết quần áo, dùng khăn thấm nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ. Dùng một khăn khác, cũng thấm nước mát, lau nhẹ nhàng mình mẩy, chân tay trẻ. Bên cạnh đó, cho trẻ uống nước đầy đủ (nước trái cây, nước khoáng, hoặc nước đã đun sôi để nguội). Cho uống từ từ, ít một để tránh nôn.

Một số bài thuốc dân gian chữa cảm nắng, say nắng

- Bài 1: Lá hương nhu tươi 50g (khoảng 1 nắm), muối ăn 1g. Cách dùng: Rửa sạch hương nhu, cho muối vào, giã nát, cho vào 150ml nước đun sôi để nguội, nghiền kỹ, dùng vải thưa sạch lọc vắt lấy nước uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà uống ít đi. Sau đó 2-3 giờ, nếu bệnh nhân còn mệt, còn khát nước, cho uống thêm một lần nữa.

Chống nóng không tốt rất dễ bị cảm nắng, say nắng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.


- Bài 2: Lá tre tươi 30g, lá hương nhu tươi 30g, gừng tươi 3 lát. Cách dùng: Tất cả đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với 300ml nước còn 200ml, cho bệnh nhân uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng.

- Bài 3: Lá tre tươi 12g, hương nhu tươi 16g, rau má tươi 12g, củ sắn dây 12g. Cánh dùng: Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, sắc với 300ml nước lấy một nửa. Người lớn uống cả một lần, ngày uống hai lần. Trẻ em tùy tuổi uống ít hơn.

- Bài 4:
Dùng lá bạc hà tươi giã nát vắt lấy nước cốt 1 bát cho uống, hoặc cho uống một ly nước dừa tươi; hoặc dùng là tía tô, lá mã đề, vò với nước, vắt lấy nước cốt cho uống, trái bồ kết (đốt tồn tính) cam thảo sao qua, lượng bằng nhau tán mịn cho uống 5g với nước nóng. Sau khi đã tỉnh cho uống bài thuốc sau: Rau má tươi 12g, lá tre 12g, lá hương nhu 16g, củ sắn dây 12g, bồ chính sâm 20g, mạch môn 10g, ngũ vị tử 6g, rễ đinh lăng 16g, xương bồ 12g. Sắc uống ngay khi còn nóng.

- Bài 5: Hà diệp tươi, gạo tẻ: Hà diệp (lá sen) tươi 1 lá, gạo tẻ 150g, đường trắng 30g. Đãi sạch gạo, đổ vào nồi, cho nước vừa đủ hầm thành cháo. Lấy lá sen úp lên trên mặt cháo, đun 5 phút, đợi cháo nguội bỏ lá sen đi, cho đường vào là được.

- Bài 6: Nước đậu xanh, bạc hà: Đậu xanh 100g, bạc hà 12g, đường trắng 30g. Đậu xanh và bạc hà đãi rửa sạch. Bỏ đậu xanh vào 1 lít nước, để to lửa đun sôi, bỏ bạc hà vào đun thêm 2 phút (nếu sau quá trình sắc mà nước không có màu xanh thì vô hiệu), dùng vải xô lọc qua rồi bỏ đường quấy đều là được. Uống nhiều lần trong ngày.

Các loại nước uống tốt cho người cảm nắng, say nắng:

- Bí đao vừa phải giã vắt lấy nước, uống nhiều nước.
- Dưa chuột giã nát vắt lấy nước uống nhiều.
- Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống.
- Tỏi sống 1 củ to giã nát cho nước chín hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột.
- Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Cho nước vừa đủ nấu chín đậu xanh, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Uống nước khi còn ấm.
- Rễ cúc tần 20g, lá ngải cứu 20g, xuyên tâm liên 20g, lá mùi tàu 20g, gừng tươi 8g. Sắc uống 1 - 2 thang.
- Vỏ vối 20g, tía tô 30g, hương nhu 16g, trần bì 8g, cam thảo dây 16g. Sắc uống.
- Hạ khô thảo 20g, lá tre 20g, rễ cỏ tranh 16g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g. Sắc uống 1 - 2 thang.

Chữa trị cảm nắng, say nắng


Chua tri cam nang say nang

Nước ta ở vùng nhiệt đới, về mùa hè trời nắng gay gắt, những hôm nắng to nhiệt độ ngoài trời có thể lên trên 40oC, nhiệt độ trong nhà cũng có thể lên tới 37-38oC, trong khi đó độ ẩm của không khí lại cao, có hôm tới trên 90%.

Nóng và ẩm là những yếu tố bất lợi cho sức khỏe con người, nếu ta không chú ý phòng chống nắng, chống nóng tốt rất dễ bị cảm nắng, say nắng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.

Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao hoặc lao động thể lực nặng nhọc, cơ thể sẽ thải bớt nhiệt. Sự thải nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng cách khuyếch tán, dẫn truyền nhiệt qua da và bay hơi mồ hôi trên da. Như vậy da là bộ phận chống nóng quan trọng. Nếu gặp điều kiện bất lợi cho sự khuếch tán, dẫn truyền và bốc hơi (như trời đứng gió, không khí không lưu thông, ẩm độ không khí cao...) rất dễ xảy ra cảm nắng, say nắng.

Say nắng là một trường hợp cấp cứu. Triệu chứng của say nắng thường như sau:

- Trường hợp nhẹ, người bệnh có cảm giác khó thở, mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ, da khô và nóng, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, các động tác chậm chạp, thiếu chính xác, có thể sốt 38-39oC.

- Trường hợp nặng, ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân bị nhức đầu nhiều, chuột rút, đau bụng, nôn mửa, có thể ngất, mê man, ngừng thở, tim đập nhanh... Có những trường hợp bệnh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh đang làm việc ngất đi ngã tại chỗ, co giật, mê man... Đây là những trường hợp rất nặng, nếu không được cấp cứu nhanh chóng và có hiệu quả thì rất dễ tử vong.

Trước một trường hợp bị cảm nắng, say nắng, ngay tại chỗ chúng ta cần phải xử trí như sau:

Đối với những trường hợp nhẹ, cần nhanh chóng đưa người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp, tuần hoàn. Lấy khăn to nhúng nước lạnh, vắt ráo rồi lau khắp cơ thể, đắp khăn mát lên trán, cho uống nước chè đường, nước bột sắn dây, nước chanh quả, quạt nhẹ. Điều cần chú ý là phải để bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ, không nên thấy người bệnh đã dễ chịu lại để tiếp tục làm việc ngoài nắng, rất dễ bị say nắng lại và lần sau sẽ nặng hơn lần trước.

Trong nhân dân ta có nhiều bài thuốc kinh nghiệm chữa cảm nắng, say nắng tốt. Chúng ta có thể sử dụng một trong những bài thuốc đơn giản sau:

Bài 1: Lá hương nhu tươi 50g (khoảng 1 nắm), muối ăn 1g. Cách dùng: Rửa sạch hương nhu, cho muối vào, giã nát, cho vào 150ml nước đun sôi để nguội, nghiền kỹ, dùng vải thưa sạch lọc vắt lấy nước uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà uống ít đi.

Sau đó 2-3 giờ, nếu bệnh nhân còn mệt, còn khát nước, cho uống thêm một lần nữa.

Bài 2: Lá tre tươi 30g, lá hương nhu tươi 30g, gừng tươi 3 lát.

Cách dùng: Tất cả đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với 300ml nước còn 200ml, cho bệnh nhân uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng.

Bài 3: Lá tre tươi 12g, hương nhu tươi 16g, rau má tươi 12g, củ sắn dây 12g.

Cánh dùng: Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, sắc với 300ml nước lấy một nửa. Người lớn uống cả một lần, ngày uống hai lần. Trẻ em tùy tuổi uống ít hơn.

Trên đây là những bài thuốc chữa cảm nắng, say nắng đơn giản, có tác dụng tốt đối với những trường hợp nhẹ. Trường hợp say nắng nặng, bệnh nhân phải được cấp cứu thật khẩn trương nhằm chống lại sự tăng nhiệt độ, mất nước và mất muối, chống lại trụy tim mạch và rối loạn thần kinh tại bệnh viện. Vì vậy, sau khi sơ cứu xong phải nhanh chóng chuyển ngay người bệnh đến một cơ sở điều trị gần nhất để theo dõi và cứu chữa kịp thời.

cách chữa bệnh say nắng nhanh tại nhà


benh say nang

Nhiệt độ ngoài trời của Hà Nội hôm nay là 39oC. Đường hầm hập có thể “rán trứng” được mất. Về đến nhà thấy mặt đỏ phừng phừng, người nóng ran, nhức đầu, chóng mặt… đúng là các triệu chứng của say nắng rồi. Chữa say nắng thế nào đây? Mời các bạn cùng Mật ong Hưng Yên tham khảo các cách chữa say nắng nhanh, điều trị đơn giản tại nhà để biết cách sử lý khi rơi vào trường hợp tương tự nhé!

Trước hết, hãy tìm hiểu các triệu chứng của bệnh say nắng. Khi bị say nắng bạn sẽ gặp một số triệu chứng phổ biến như sau:

_ Da đỏ ửng
_ ói mửa
_ Nhức đầu
_ Chóng mặt đột ngột
_ Cơ thể yếu ớt, mắt lờ đờ, mệt mỏi
_ Sốt cao
_ Thở nhanh
_ Da nóng dần và khô
_ Cơ chuột rút hoặc yếu kém

Cách chữa say nắng:

Trường hợp bị say nắng nhẹ, có thể chữa trị tại nhà. Bạn hãy chú ý các cách đơn giản mà hữu hiệu dưới đây nhé!

010601gt14 226x300 Triệu chứng và cách chữa bệnh say nắng nhanh tại nhà

Uống nhiều nước

_ Uống nhiều nước để kiểm soát tình trạng mất nước.

_ Ngồi, nằm hoặc đứng nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi có bóng mát hoặc nơi mát mẻ.

_ Xát, chườm nước đá lạnh vào cơ thể

say nang 300x237 Triệu chứng và cách chữa bệnh say nắng nhanh tại nhà

Chườm đá lạnh

_ Chà nước ép hành tây vào lòng bàn tay hoặc thậm chí bạn có thể nhai những cọng hành tây trong miệng để kiểm soát các triệu chứng say nắng.

_ Nếu bạn đang mặc quần áo bó sát, chật chội thì nên loại bỏ những quần áo này ngay sau đó và thay bằng những loại áo quần mỏng và rộng.

_ Bạn có thể uống thuốc bù nước (dung dịch có chứa đủ lượng muối và đường). Giải pháp này rất hữu ích trong việc khôi phục lại các khoáng chất đã mất của cơ thể.

_ Khi bị cảm nắng, bạn nên măm thật nhiều nước trái cây và nước rau quả phong phú như: dưa hấu, dưa chuột, dứa, cam,…

chua sang nang nhanh 298x300 Triệu chứng và cách chữa bệnh say nắng nhanh tại nhà

Uống nước dưa hấu chữa say nắng

_ Sữa cũng là một phương thuốc hiệu quả cho các triệu chứng say nắng. Tốt hơn là nên uống ít nhất 2-3 ly sữa béo/ngày cho đến khi các triệu chứng của say nắng hoàn toàn biến mất.

Trường hợp say nắng nặng, bệnh nhân phải được cấp cứu thật khẩn trương nhằm chống lại sự tăng nhiệt độ, mất nước và mất muối, chống lại trụy tim mạch và rối loạn thần kinh tại bệnh viện. Vì vậy, sau khi sơ cứu xong phải nhanh chóng chuyển ngay người bệnh đến một cơ sở điều trị gần nhất để theo dõi và cứu chữa kịp thời.





Mẹo giúp tránh say tàu xe.
Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả
Cách chống say xe hiệu quả
Uống thuốc chống say tàu xe có hại không?
Biện pháp chống say tàu xe cực hiệu quả
Bí quyết chống say tàu xe rất nhạy, cực đơn giản
Thuốc chống say tàu xe cho phụ nữ cho con bú
Chống say tàu xe bằng gừng bài thuốc dân gian






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý