Nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục kịp thời

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục kịp thời

19/04/2015 10:06 AM
53,625

Chảy máu cam là triệu chứng hay gặp nhất trong các bệnh lý tai mũi họng, xảy ra ở khoảng 60% người trưởng thành trong đó có 6 – 10% trường hợp cần được xử trí tại bệnh viện.

 

1. Nguyên nhân chảy máu cam:
 

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu cam, có cả do tại chỗ hoặc do bệnh toàn thân.

Kết quả hình ảnh cho chảy máu cam

Tại chỗ: do viêm nhiễm như viêm mũi cấp, viêm mũi mãn, viêm mũi do vi khuẩn, viêm mũi virút; viêm xoang cấp; viêm mũi vận mạch; viêm mũi dị ứng… Do chấn thương vì ngoáy mũi hoặc dị vật lọt vào mũi (thường gặp ở trẻ em); sỏi mũi ở cả người lớn và trẻ em; sang thương gây loét hốc mũi thường gặp ở công nhân ngành hoá chất khi bảo hộ chưa tốt, do lao, giang mai hoặc bệnh phong (hủi). Do cấu trúc bất thường ở hốc mũi như vẹo hoặc gai của vách ngăn mũi… Do khối u: lành tính như u xơ vòm mũi họng, u do nấm và u ác tính như ung thư vòm họng, u hốc mũi, u xoang, u sàn sọ…

Nguyên nhân toàn thân như bệnh toàn thân cấp tính gây rối loạn đông cầm máu ban đầu như cúm, sởi nặng, sốt tinh hồng nhiệt, sốt xuất huyết, sốt rét… Bệnh của hệ tim mạch như cao huyết áp; vỡ các phình mạch của hệ mạch máu động mạch cảnh; bệnh xơ vữa động mạch. Bệnh của hệ máu gặp ở những người có thể trạng thiếu máu nặng, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu vitamin. Bệnh bạch cầu cấp; suy tuỷ; giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, rối loạn chất lượng tiểu cầu, và những bệnh thuộc về mạch máu như bệnh ưa chảy máu.

Một số nguyên nhân khác như sự thay đổi nội tiết trong cơ thể ở người có thai, có kinh nguyệt hoặc dùng corticoide xịt mũi kéo dài không đúng chỉ định, dùng thuốc chống đông; do thay đổi áp lực của khí quyển, thay đổi thời tiết… Còn lại khoảng 5% không tìm được nguyên nhân (vô căn), thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, chảy máu tự nhiên số lượng ít tái diễn nhiều lần và hay gặp khi làm việc gắng sức hoặc đi ngoài nắng quá lâu.

Những trường hợp nhẹ thì không cần nhập viện, thường chỉ cần dùng ngón cái cùng bên ấn nhẹ bên cánh mũi chảy máu, giữ trong 5 – 10 phút, trong khi đầu để thẳng.

Vì mũi nằm ở vị trí đặc biệt (giữa khuôn mặt) và có nhiều mạch máu nên rất nhiều người thỉnh thoảng gặp phải tình trạng chảy máu mũi. Chảy máu mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo từ điển y tế Medilexicon thì chảy máu cam có nghĩa là "chảy máu mũi". Chảy máu mũi không hẳn là nguyên nhân đe dọa tính mạng của bạn. Tiến sĩ Ashim Desai, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng của Ấn Độ cho rằng, những lý do khác nhau có thể gây ra chảy máu mũi bao gồm: sau chấn thương, dị ứng, nhiễm trùng hoặc bất kỳ lý do nào khác.

Viêm mũi dị ứng: Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.

Bạn nên đi kiểm tra nguy cơ dị ứng của mình để biết mình có thể bị dị ứng với những điều gì để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, ví dụ như uống thuốc chống dị ứng hoặc chống sung huyết.

7 nguyên nhân chính khiến bạn bị chảy máu mũi 1

Ảnh minh họa


Khí hậu khô khắc nghiệt: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi "đi" qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn. Điều này gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.

Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.

Trẻ em bị chảy máu mũi thường là do các mạch máu trên mặt trước của vách ngăn mũi bị vỡ, loét mà nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hoặc hắt hơi. Điều này có thể được kiểm soát được bằng cách giúp trẻ hạn chế hắt hơi nhờ giữ cho mũi không bị khô (có thể bôi trơn cho mũi bằng các loại dầu như dầu dừa hoặc dầu ôliu).

Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn.

 

7 nguyên nhân chính khiến bạn bị chảy máu mũi 2

Ảnh minh họa


Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u: Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.

Nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư mũi xoang. Ung thư mũi xoang có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai; chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên và liên tục; mất cảm giác về mùi hoặc hương vị; đau hoặc tê ở mặt hoặc răng; sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt; khó mở miệng; tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe...

 Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn…

Thay đổi sinh lý: Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị cao huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để biết cách đối phó và trị bệnh.

Thiếu vitamin C:  Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt canxi. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương chậm lành. Vì vậy, khi teens nhà mình đột ngột bị chảy máu cam thì điều đó có thể “báo hiệu” cơ thể teen đang rất cần bổ sung thêm vitamin C.


Viêm mũi cấp tính và mạn tính: tình trạng viêm mũi làm cho lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây chảy máu mũi. Các chất dịch rỉ thường xuyên được tiết ra khi mũi bị viêm dính chặt vào lớp niêm mạc khiến cho bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Điều này dẫn tới việc bạn thường xuyên ngoáy mũi gây chảy máu mũi.

U xơ vòm mũi họng: đây là một căn bệnh khá phổ biến ở lứa tuổi dậy thì nhưng thường gặp ở teenboy nhiều hơn teengirl. Chảy máu cam là một trong những biểu hiện của bệnh đi kèm với các dấu hiệu như: teen bị chảy nước mũi liên tục, ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng, ù tai và nghe kém do khối u chèn ép vùng loa vòi tai, người gầy xanh, mệt mỏi.

Dị vật trong mũi: trong nhiều trường hợp do có các dị vật bị mắc trong mũi khiến cho bạn thường xuyên cảm thấy nhức đầu, bị chảy máu mũi nhưng không biết nguyên nhân tại sao. Một teengirl sau chuyến đi dã ngoại về nhà thường xuyên bị chảy máu mũi phải đến bệnh viện khám. Tại đây, các bác sĩ đã gắp ra khỏi mũi bạn gái đó một con vắt dài khoảng 4cm.


Nếu mũi thường xuyên bị chảy máu do những nguyên nhân thông thường như kích thích, dị ứng... thì tốt nhất nên khắc phục và hạn chế tình trạng này bằng cách:

- Tránh các chất độc hại hoặc các chất kích thích tác động vào mũi.
- Sử dụng khẩu trang sạch khi ra ngoài trời.
- Tránh ngoáy mũi
- Rửa mặt bằng nước lạnh và massage làm sạch mũi để cải thiện lưu thông mũi.
- Không cắt hết lông mũi để đảm bảo chức năng bảo vệ khoang mũi.
- Xì mũi đúng cách.

 

2. Hay chảy máu cam là mắc bệnh gì?

Chảy máu cam là triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau, có khi là bệnh lý tại chỗ do giãn vỡ các mao mạch niêm mạc mũi gặp trong các bệnh lí mũi –xoang –họng, sau chấn thương vỡ nền sọ…; nhưng cũng có thể gặp trong các bệnh lý toàn thân khác như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, suy gan, các bệnh về rối loạn đông máu, các bệnh về máu như giảm tiểu cầu, bệnh Leucose cấp, mạn…

 

3. Xử trí khi bị chảy máu cam

- Điều cần làm đầu tiên là dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước.

- Để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nên cho người bệnh chống khuỷu tay lên mặt bàn hoặc lên tay vịn ghế tựa.

- Người bệnh cũng có thể dùng bông gạc cầm máu và làm liền sẹo bán tại các hiệu thuốc để dịt vào nơi chảy máu.

- Một cục nước đá đặt vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy.

- Nếu đã làm các động tác trên mà máu vẫn chảy, nhất thiết phải gọi bác sĩ.

- Nhất định không được để bệnh nhân nằm hoặc để bệnh nhân ngả đầu ra đằng sau. Trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu.

- Việc bôi kem, vaselin, xịt thuốc hoặc nước muối vào trong mũi không phải là giải pháp lâu dài vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc, còn có thể khiến mũi khô hơn.

- Nếu nguyên nhân của việc đổ máu cam là không khí khô, có thể dùng các thiết bị làm tăng độ ẩm trong phòng. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, đây chỉ là giải pháp tình thế.

Khi nào tìm bác sĩ?

- Máu mũi chảy do đầu bị va chạm mạnh hoặc bị một vật gì rơi vào.

- Đã làm các động tác sơ cứu mà máu vẫn chảy.

- Người bệnh bị huyết áp cao.

- Người bệnh có những triệu chứng khác (đau đầu, nôn mửa…).

- Nếu sau khi ngừng một thời gian, máu mũi lại chảy.

 Làm gì khi chảy máu cam?

Trước hết, cần phải tránh các hoạt động mạnh. Tốt hơn cả là bạn hơi nghiêng đầu về phía trước, không nên cúi hẳn đầu. Đối với nhiều người, đây có vẻ là một lời khuyên hơi bất thường, bởi đầu thường phải ngẩng cao. Tuy nhiên, nếu bạn làm như thế có nghĩa là bạn đang cản trở đường ra của máu. Máu sẽ chảy men theo yết hầu vào dạ dày và có thể gây ra nôn mửa khi máu chảy vào nhiều.

Nếu bị chảy máu cam ở nhà, bạn cần phải thực hiện từng bước như sau:

- Hơi nghiêng đầu về phía trước. Bạn cần phải ngồi xuống hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi. Cần phải ngồi khoảng 5 – 10 phút trong tư thế này. Tốt nhất là nên đặt ở gốc mũi một cái gì đó lạnh: 1 cốc kem, hoặc một viên đá lạnh. Như thế máu sẽ ngừng chảy.

- Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, thậm chí là chảy rất ít, bạn nên dùng một tấm bông gòn dài khoảng 2 – 3cm đặt vào mũi. Bông gòn cần phải được tẩm ướt. Khi đặt bông gòn vào, bạn vẫn cần phải dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Sau khi máu ngừng chảy, trong mũi sẽ có một cục máu đông nhỏ. Để không gây hại cho mũi, cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi thật cẩn thận. Tốt nhất là nên lấy sau 1 – 1,5h.

- Nếu sau khi lấy bông gòn ra, mũi tiếp tục chảy máu, khi đó, bạn nên đến bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh.

Thông thường, hiện tượng chảy máu cam là do bị một cái gì đó tác động vào. Tuy nhiên theo các thống kê gần đây, bệnh này thường gắn với bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao thì thành động mạch không thể “chịu được” và sẽ mất soát. Trong trường hợp này, máu sẽ chảy không ngừng cho đến khi huyết áp ổn định. Đối với những người bị cao huyết áp, cách xử lý bệnh chảy máu mũi rất đơn giản, vì có nhiều loại thuốc giúp người cao huyết áp bình ổn lại huyết áp.

Những người mắc bệnh khoang mũi cũng thường bị chảy máu cam.

Nếu bị chảy máu cam thường xuyên, bạn cần xin lời khuyên của bác sỹ. Để ngăn ngừa hiện tượng này, bạn nên bổ xung vitamin C và K. Tuy nhiên, các loại vitamin này chỉ có tác dụng ngăn ngừa chảy máu cam thông thường.

 

4. Thuốc cổ truyền trị chảy máu cam

Chảy máu cam là chứng thường gặp, thường không có dấu hiệu gì báo trước, cũng không kể về thời gian. Có khi trẻ em đang nô đùa cũng chảy máu cam, có khi đêm ngủ máu cam ra lúc nào cũng không hay... Nếu bị chảy với lượng ít, số lần bị ít, thì ảnh hưởng cũng không lớn. Song nhiều trẻ do việc chăm sóc và quan tâm của gia đình không chu đáo, hiện tượng chảy máu cam sẽ xuất hiện nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đến việc học tập của các cháu.

YHCT cho rằng, chảy máu cam là do nguyên nhân "huyết nhiệt" gây ra "huyết nhiệt sinh phong", tức cơ thể ở trạng thái nhiệt sẽ làm cho "bức huyết vong hành", tức là gây xuất huyết; mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi. Do vậy mà YHCT thường sử dụng các vị thuốc và phương thuốc mang tính lương huyết, chỉ huyết, kèm với bổ huyết để điều trị chứng bệnh này.

Một số bài thuốc thường dùng

Khi bị chảy máu cam, trước hết lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái, ấn vào chỗ phía trên cánh mũi, hơi ngửa cổ về phía sau. Đồng thời lấy một ít tóc rối, tên vị thuốc là "loạn phát", loạn là "rối", "phát" là tóc. Trường hợp không có tóc rối có thể cắt ngay một nhúm tóc cũng được. Đem tóc đốt cháy thành than, vò cho thành bột mịn, rồi đặt ngay vào bên lỗ mũi bị chảy máu, hít  sâu vào trong, máu sẽ ngừng chảy ngay.

Sau đó hãy dùng các bài thuốc sau đây.

Bài 1: Ngó sen tươi 40 g, móng giò lợn 1 cái. Ninh nhừ, ngày ăn một lần. Cách 2 ngày ăn lại. Làm liền như vậy 2 tuần lễ, là được. Cách này rất dễ làm, và tiện cho các trẻ nhỏ.

Bài 2: Lá sen tươi 50 g, hoặc 20 g khô. Sắc uống. Để tăng tác dụng, cần đem lá sen sao cháy.

Bài 3: Lá cây huyết dụ 12 - 16 g, cỏ nhọ nồi,  lá trắc bách diệp, đồng lượng,  sao đen, sắc uống, ngày một thang, 2 lần, uống sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền hai tuần lễ.

Bài 4: Hoa hòe (sao cháy) 12g, trắc bách diệp (sao cháy) 12g, kinh giới tuệ (sao cháy) 12g, chỉ xác (sao vàng xém cạnh) 12g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 2 lần uống, sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền 2 tuần lễ.

Bài 5: Thục địa 16g, trạch  tả 6g, hoài sơn 8g, bạch linh 6g, sơn thù du 8g, mẫu đơn bì 6g.

Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 3 lần uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ 30 phút. Uống liền 3 tuần lễ. Cũng có thể làm dưới dạng viên hoàn với mật ong, ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g. Phương này thích hợp cho những trường hợp cơ thể bị huyết nhiệt, do chứng âm hư hỏa vượng, chứng chảy máu cam, nhiều lần, cơ thể gầy và xanh...

Ngoài việc dùng thuốc YHCT ra, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là cần bổ sung thêm thường xuyên các loại rau quả tươi, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C. Trong trường hợp cần thiết nên kết hợp uống thêm vitamin C và hoa hòe sao đen hàng ngày, dưới dạng chè hãm. Vì trong hoa hòe chứa rutin, một chất có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm giảm tính thấm của thành mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, làm giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Do đó, nó là thành phần hữu hiệu để đề phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch và suy yếu tĩnh mạch,  gây chảy máu cam, ho ra máu và các chứng xuất huyết khác.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
e năm ni 23 tuổi ..e hay chay máu cam khoảng 3 năm ui...thường hay đến mùa đông e thường bị, hay uống tý rượu vào, làm việc nặng nhọc..bác sĩ cho cháu cách khắc phục đc k ah
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
bạn liên hệ với mình nhé 0916570123.đảm bảo ban khỏi 100%.mình mới lấy tiền thuốc nhe
Thua bac sy Chau duoc 4tuoi hay bi chay mau cam xin bac sy tu van cho chau va cach chua tri , bac sy cho chau hoi thuoc chi huyet PQA chau co uong duoc k ak va co the het duoc k a va co anh huong j k nho bac sy tu van dum chau
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Thua bat si ban em ngay nao cung bi dau dau ben phai toan uong thuoc dam dau thoi a sang nay day bi chay mau cam vay cho em hoi co bi sao ko bac si
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Chảy máu cam ở trẻ 6 tuổi có nguy hiểm ko ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Nhà mình có thuốc chữa chảy máu cam gia truyền .đảm bảo lành hẳn 100% mới lấy tiền thuốc .Mọi người liên hệ số đt 0916570123 để được bốc thuốc nhé.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý