Triệu chứng khi bị u nang buồng trứng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng khi bị u nang buồng trứng

19/04/2015 11:53 AM
249
\

U nang buồng trứng là bệnh phổ biến mà chị em có thể gặp phải ở bất kì thời điểm nào trong cuộc đời. Chúng ta cùng tìm hiểu những triệu chứng khi bị u nang buồng trứng để đề phòng nhé!


DẤU HIỆU CẢNH BÁO BẠN BỊ U NANG BUỒNG TRỨNG

Bạn có kinh nguyệt không có nghĩa là bạn nằm ngoài nguy cơ bị u nang buồng trứng. Hầu hết các trường hợp bị u nang buồng trứng đều không có dấu hiệu ban đầu nên sẽ khó phát hiện, thậm chí không cảm nhận được.
Phần lớn các u nang buồng trứng lành tính và vô hại nên trong nhiều trường hợp nó dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 5% khả năng u nang buồng trứng phát triển thành biến chứng nguy hiểm. Và chị em cần cẩn trọng với những biến chứng này.
Các dấu hiệu của u nang buồng trứng
- Những cơn đau: Dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ bạn bị u nang buồng trứng là những cơn đau. Vấn đề là những cơn đau này có thể khó xác định vì nó có thể xảy ra ở những vị trí tương tự như các bệnh khác gây ra. Chỉ có một biểu hiện chắc chắn liên quan đến u nang buồng trứng là bạn bị đau sau khi quan hệ tình dục hoặc sau các hoạt động vất vả, đau ở vùng xương chậu.


 - Kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường cũng có thể là một dấu hiệu bạn đang bị u nang buồng trứng. Cũng có nhiều bệnh có thể làm cho chu kì kinh nguyệt thỉnh thoảng không đều nhưng nếu kinh nguyệt thường xuyên rối loạn, cả về thời gian cũng như các đặc điểm của máu kinh (đậm đặc, sẫm đen…) thì bạn nên đi khám bác sĩ, vì có nhiều khả năng đó là do u nang buồng trứng gây ra.
- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo: Nếu thấy lâm râm đau trong bụng hoặc âm đạo, đừng vội nghĩ bạn đã mang thai. Hãy nghĩ rằng đó có thể dấu hiệu của một u nang đã hình thành trong buồng trứng.
- Đau hoặc tức vùng bụng, hoặc cảm giác đầy bụng: Nếu bạn cảm thấy như có một trọng lượng đè xuống ở vùng bụng khiến bạn khó thở, đặc biệt gần khu vực xương chậu thì đừng bỏ qua khả năng do u nang buồng trứng gây ra.
Ngoài ra, khi bị u nang buồng trứng, nhiều chị em còn thấy xuất hiện các dấu hiệu sau: Xuất huyết âm đạo bất thường, đau vùng chậu (bụng dưới và hai hố chậu) liên tục hoặc từng cơn, có thể lan ra sau lưng hoặc xuống hai đùi, đau khung chậu khi giao hợp, nôn, buồn nôn... Nếu u nang lớn có thể gây chèn ép trực tràng hoặc bàng quang làm rối loạn tiểu tiện.
Nếu các dấu hiệu này xuất hiện rời rạc thì có thể khó chẩn đoán là do u nang buồng trứng, nhưng nếu chúng xảy ra đồng thời thì nên đi khám ngay lập tức.
Hầu hết các u nang buồng trứng là vô hại, nhưng khi bạn bắt đầu cảm thấy những triệu chứng này, đặc biệt là cảm giác đau nhiều thì tức là bệnh đã nghiêm trọng hơn và cần điều trị càng sớm càng tốt.

U NANG BUỒNG TRỨNG - NGUY HIỂM KHÔNG KÉM VÔ SINH

Thời gian này em thường hay bị đau bụng dưới, nhiều khi đau thành từng cơn. Em đi khám thì bác sĩ bảo có khi em bị u nang buồng trứng hoặc xoắn buồng trứng.

Em năm nay 24 tuổi, đã kết hôn được một năm. Thời gian này em thường hay bị đau bụng dưới, nhiều khi đau thành từng cơn. Lúc đầu các cơn đau có thể chịu đựng được hoặc uống thuốc giảm đau thì hết. Nhưng sau đó, cơn đau ngày càng mạnh hơn, kèm theo buồn nôn hoặc nôn.

Em đi khám thì bác sĩ bảo có khi em bị u nang buồng trứng hoặc xoắn buồng trứng. Em chưa biết chính xác thế nào nhưng rất sợ những bệnh này sẽ ảnh hưởng đến khả năng có con của em. Xin cho em một lời khuyên. Em xin cám ơn!


Trả lời:

U nang buồng trứng là một trường hợp dễ gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, đại đa số u này lành tính. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm, u nang có thể biến trứng thành ung thư buồng trứng, gây ảnh hưởng đến khả năng có con, thậm chí nguy hại đến tính mạng của phụ nữ.

Các dạng u nang buồng trứng thường gặp là u nang cơ năng, nang bọc noãn, u nang buồng trứng, nang hoàng tuyến, u nang thực thể, u nang nước buồng trứng, u nang nhày buồng trứng, u nang bì buồng trứng hay lạc nội mạc tử cung dạng u nang…

Khi các dạng u nang kể trên không được phát hiện điều trị, có thể gây biến chứng thành các dạng xoắn u nang, vỡ nang. Khi bị u xoắn bệnh nhân đau bụng dữ dội, kéo dài, có triệu chứng buồn nôn, choáng vì đau.

Khi khối u phát triển lớn, gây chèn ép các tạng xung quanh cũng gây đau, gây phù nề, u vỡ có thể dẫn đến các triệu chứng ung thư.

Để biết chính xác bạn bị dạng u nào, các khối u phát triển ra sao, cần được thăm khám nhiều lần ở khoa sản của các bệnh viện lớn, nơi có các bác sĩ có chuyên môn thực sự xác định được bệnh của bạn. Không nên dừng lại khi chưa thực sự biết chính xác bệnh, như thế đồng nghĩa với việc bạn không có cơ hội chữa trị dứt bệnh, mà lại tự đem nguy cơ ung thư về cho mình.

Chúc bạn vui, khỏe!

KHÔNG ĂN GÌ ĐỂ TRÁNH BỆNH U NANG BUỒNG TRỨNG PHÁT TÁC


Hội chứng buồng trứng đa nang có thể được cải thiện bằng cách giảm lượng carbohydrate (carbs) trong thức ăn xuống và đảm bảo chỉ số đường huyết thấp - dưới 55.

Hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome - POS) là bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều phụ nữ, nhất là theo tuổi tác. Theo kinh nghiệm cũng như đánh giá y tế thì hội chứng buồng trứng đa nang có thể được cải thiện bằng cách giảm lượng carbohydrate (carbs) xuống dưới 40% lượng calo hàng ngày và đảm bảo chỉ số đường huyết thấp - dưới 55. Một chế độ ăn uống tốt hơn có thể giúp kiểm soát nồng độ insulin, mà đưa đến kết quả là chu kì nguyệt san đều đặn hơn, giảm cân nếu cần thiết và giảm đề kháng insulin (theo báo cáo của một nghiên cứu được công bố trong tháng bảy năm 2010 trong tạp chí American Journal về " Dinh dưỡng lâm sàng").

Khi có nguy cơ hoặc đã bị hội chứng đa nang buồng trứng, chị em nên hạn chế các loại thực phẩm dưới đây:

Khoai tây

Trong khoai tây có lượng carbohydrate cao và có nguy cơ làm tăng chỉ số đường huyết nên những chị em bị hội chứng đa nang buồng trứng nên loại bỏ thực phẩm này trong chế độ ăn uống của mình. Ví dụ, một củ khoai tây nướng to vừa phải có chứa 36,6 gam carbohydrate, 3,8 gam chất xơ, mà là tương đương với 32,8 gam carb net (carbs nguyên chất).
Carbs nguyên chất tương ứng với số lượng carbohydrates có thể sử dụng và có thể được tính toán bằng cách loại bỏ các gam chất xơ từ các carbohydrate tổng. Một củ khoai tây nướng còn nguyên vỏ có chỉ số đường huyết 69, trong khi chỉ số đường huyết lên đến 98 nếu khoai tây khoai tây nướng không có vỏ. Khoai tây nghiền và khoai tây chiên cũng nên tránh vì chúng chứa rất nhiều carbohydrate ngoài có chỉ số đường huyết cao.

Gạo trắng

Một chén gạo trắng chứa 44,5 gam carbohydrate và 0,6 gam chất xơ, tương ứng với 43,9 gam carbs net. Hơn nữa, chỉ số đường huyết của nó thay đổi giữa 72 và 89, nên nó bị coi là không thích hợp với những ai có nguy cơ bị hội chứng đa nang buồng trứng.

Bánh mì

Mỗi lát bánh mì chứa khoảng 15,8 gam carbohydrate, trung bình 1,3 gam chất xơ trung bình, tương ứng với 14,5 gam net carbs. Cho dù bánh mì được làm bằng ngũ cốc tinh chế hoặc ngũ cốc nguyên chất thì lượng carbs net vẫn như nhau. Hơn nữa, hầu hết các loại bánh mì có chỉ số đường huyết khác nhau, giữa 70 và 72, nhưng đều nằm trong vùng chỉ số đường huyết cao. Cho dù mỗi lần chỉ ăn một lát bánh mì, nhwnng nó cũng bị coi là không tốt với những chị em bị hội chứng u nang buồng trứng.

Bánh nướng

Bánh nướng có một chỉ số đường huyết trung bình đến cao, từ giữa 52 và 69 tùy thuộc vào công thức, nhưng lý do chị em có “quan hệ” với hội chứng u nang buồng trứng nên tránh các loại bánh nướng trong lò là do nó có lượng carbohydrate cao. Ví dụ, một miếng bánh nướng trung bình có 68,9 gam carbohydrate và 2,4 gam chất xơ, và tương đương với 66,5 gam carbs net.

Ăn sáng với ngũ cốc

Nhiều ngũ cốc được chế biến để ăn sáng, nhưng đây lại là một sự lựa chọn rất có hại cho phụ nữ có hội chứng u nang buồng trứng. Ngũ cốc lạnh như bỏng ngô có chỉ số đường huyết khoảng 80 và 1 cốc ngũ cốc này cung cấp cho 24,4 gam carbohydrate, 0,7 gam chất xơ và 23,7 gam của carbs net. Ngũ cốc từ gạo cũng có chỉ số đường huyết cao, xấp xỉ 82, ngoài ra có chứa 26,7 gam carbohydrate, 0,1 gam chất xơ và 26,6 gam carbs net trong một cốc. Trường Đại học Sydney khuyến cáo không nên dùng ngũ cốc có chỉ số đường huyết thấp dựa như lúa mạch, yến mạch…



U nang buồng trứng
U nang buồng trứng - Những thắc mắc thường gặp
Thuốc chữa bệnh u nang buồng trứng hiệu quả
Cách chữa bệnh u nang buồng trứng theo dân gian
Bệnh u nang buồng trứng khi mang thai

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý