Triệu chứng của bệnh giang mai

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng của bệnh giang mai

19/04/2015 11:54 AM
173

Bệnh Giang Mai thường ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh nhưng triệu chứng của bệnh giang mai lại được chia làm rất nhiều giai đoạn. Nếu có một trong những biểu hiện sau, bạn nên đi khám để điều trị kịp thời nhé!



TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GIANG MAI


trieu-chung-cua-benh-giang-mai

Bệnh giang mai có 2 giai đoạn:

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1

Sau khi xoắn khuẩn giang mai theo đường tình dục và một số con đường khác xâm nhập vào da và lớp niêm mạc với thời gian ủ bệnh khoảng 3 tuần, trước tiên nó sẽ xâm nhập vào bên trong và gây ra săng giang mai. Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu. Đối với nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng...

Các tổn hại ban đầu là các nốt ban lan dần ra ngày một rộng rồi hình thành vết loét có đường kính 1 – 2 cm, xung quanh nổi lên những hình tròn màu đỏ, bề mặt bị loét hoặc loét nhẹ hoặc không có triệu chứng loét. Cũng có lúc chảy một ít dịch, có độ cứng như sụn, không có cảm giác đau. Săng giang mai chủ yếu là đơn phát, nhưng cũng có một số ít bệnh nhân có triệu chứng đa phát.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2

Săng giang mai sau 6 – 8 tuần sẽ chuyển sang giai đoạn 2. Triệu chứng thông thường là sốt, hạch bạch huyết sưng to, không đau, kèm theo đau đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, cơ thể suy nhược. Niêm mạc da xuất hiện nốt ban có hình cánh hoa hồng, mụn mủ, nổi ban ở vùng niêm mạc ở môi, khoang miệng, quy đầu, ngoài ra còn có các triệu chứng khác như rụng tóc, rụng lông, nốt ban giảm màu hoặc chuyển sang thâm.

Các tổn thương lan rộng, phát triển chậm, cảm giác ngứa nhưng không rõ ràng. Trong giai đoạn này, nguy cơ lây bệnh rất cao, nếu như người bệnh không trị liệu, các triệu chứng này tự khỏi thâm chí là không để lại vết tích. Tuy nhiên xuất hiện các biến chứng khác như gây ra viêm giác mạc, viêm màng kết, viêm dây thần kinh thị giác, viêm võng mạc, viêm khớp. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các biến chứng về hệ thống thần kinh như viêm màng não, u não...
 

NGƯỜI BỊ BỆNH GIANG MAI CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?

Những người mắc Bệnh Giang Mai thường không biết cách vệ sinh khiến cho bệnh tình ngày càng lây lan rộng và khiến cho người bệnh thường cảm thấy rất đau đớn. Vậy mắc bệnh Giang Mai cần chú ý điều gì?

nguoi-bi-giang-mai-can-phai-chu-y-nhung-gi

Các chuyên gia của Phòng khám Thiên Tâm đã đưa ra một số điều cần chú ý trong đời sống hàng ngày khi bị mắc bệnh giang mai:

1. Nên duy trì và tiến hành chữa trị trong thời kỳ đầu, tuân thủ nguyên tác dung thuốc. Lựa chọn những bệnh viện chuyên khoa, kết hợp với bác sỹ điều trị, làm giảm khả năng phát bệnh, chữa chạy kịp thời và nhanh chóng khỏi bệnh. Trong thời gian chữa bênh, bạn đời của bệnh nhân cũng cần phải tham gia kiểm tra, nếu có triệu chứng gì sẽ tham gia chữa trị. Sau khi chữ trị cần phải đi kiểm tra định kỳ.

2. Chú ý những điều nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày, tránh lây bệnh cho người khác. Những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu có khả năng truyền nhiễm bệnh cho người khác là rất cao, người mắc bệnh giang mai ở giai đoạn cuối, tuy khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác không cao, nhưng vẫn phải chú ý đên vệ sinh cá nhân hàng ngày. Đồ lót, khăn mặt của mình nên giặt riêng, dun nóng tiêu độc, không nên dung chung chậu rửa mặt với người khác.

3. Khi bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn hai, cần chú ý nghỉ ngơi. Khi bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn hai, người bệnh sẽ cảm thấy có những phản ứng lạ của cơ thể, lúc này cần được nằm nghỉ ngơi. Trong thời gian mắc bệnh cần chú ý đến dinh dưỡng, ăn những thức ăn bổ để tăng sức miễn dịch cho cơ thể.

4. Người mắc bệnh giang mai ở giai đoạn đầu cần tránh chuyện phòng the. Những bệnh nhân mắc bệnh giang mai trong thời gian hai năm trở lên, nên tránh chuyện quan hệ tình dục, nếu có thì nên dung bao cao su. Nếu người mắc bệnh chưa lập gia đình, thì nên đợi chữa khỏi bệnh rồi mới cưới.
 

ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI Ở NAM GIỚI

Bệnh Giang Mai ở Nam giới thường có nguy hại rất lớn tới đời sống hàng ngày và nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh sẽ rất dễ tái phát và khó chữa trị triệt để được.

benh-giang-mai-o-nam-gioi-va-cach-dieu-tri

Giang mai có rất nhiều biến chứng, chúng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Có thể nói rằng “giang mai là một diễn viên biệt tài”, có thể đóng vai mang đặc điểm của hơn chục bệnh nội, ngoại khoa khác nhau, đơn giản vì xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể, từ da, niêm mạc, mắt đến các nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh. Một số biến chứng nguy hiểm là viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan. Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.

Nguyên tắc điều trị Giang mai ở nam giới:

Cần chuẩn đoán bệnh chính xác, khi điều trị cần chú ý theo dõi, đồng thời cũng cần phải tiến hành xét nghiệm và kiểm tra đối với những người có quan hệ tình dục với người bệnh. Cần lưu ý, nếu bệnh được điều trị càng sớm hiệu quả điều trị càng cao, khả năng khỏi hẳn bệnh là lên đến 90%.

Thời kì tiềm ẩn của giai đoạn 1 cần phải chú ý theo dõi để tránh tái phát. Sau một đợt điều trị cần tái khám lại 3 tháng 1 lần trong vòng 1 năm, sau đó nửa năm khám lại 1 lần,trong vòng 2-3 năm. Nếu thấy có hiện tượng tái phát cần tăng thêm liều lượng.

Điều trị Giang mai ở nam giới cần chú ý những gì?

Cần điều trị sớm và kiên trì, uống thuốc đủ liều. Chỉ khi bệnh nhân kiên trì và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ các triệu chứng của bệnh mới nhanh được đẩy lùi và hồi phục. Phương pháp điều trị giang mai ở nam giới? Trong quá trình điều trị, vợ hoặc chồng của người nhiễm bệnh cũng cần kết hợp tiến hành xét nhiệm và điều trị cùng lúc. Sau khi điều trị cần tái khám theo định kì, nếu có biểu hiện tái phát cần tăng lượng kháng sinh điều trị.

Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay và giặt quần lót hàng ngày, thường xuyên khử trùng đun sôi, không dùng chung bồn tắm và bồn cầu với người khác. Có những phương pháp điều trị giang mai nào? Khi thấy xuất hiện các mụn cóc cần nhanh chóng thanh nhiệt giải độc, tắm và ngâm mình bằng các loại thảo dược có tính diệt khuẩn, tránh lây nhiễm cho người khác.
 

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH GIANG MAI KHI MANG THAI

Giang Mai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sự phát triển của thai nhi và dẫn đến các hiện tượng như sảy thai, sinh non, thai lưu. Ngay cả khi mang thai vẫn có thể lây nhiễm sang cho thai nhi, cho nên tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai bẩm sinh cũng rất cao. Mắc bệnh giang mai khi đang mang thai có tác hại rất lớn

Phòng ngừa Bệnh Giang Mai khi mang thai

Giang mai có biểu hiện ở giai đoạn mang thai gọi là giang mai khi mang thai có thể là phụ nữ mắc bệnh giang mai trước khi mang thai hoặc là phụ nữ đang mang thai bị lây nhiễm bệnh giang mai.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên thường xuyên đi thăm khám và áp dụng một số phương pháp phòng ngừa sau:

1. Nếu bệnh nhân bị ung thư vú không có tổn thương giang mai thì có thể nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Xác định rõ phương pháp điều trị. Để ngăn chặn tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

3. Khi có kết quả xét nghiệm dương tính nên thường xuyên theo dõi để xem xét và tiến hành điều trị. Nếu có phản ứng dương tính nhưng nồng độ thấp cần phải loại trừ trường hợp dương tính giả (như bệnh tự miễn, bệnh mô liên kết, nhiễm virut, nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum). Trong thời kì mang thai, cũng có trường hợp xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai trong huyết thanh có phản ứng dương tính giả. Nếu không tìm ra được nguyên nhân dẫn đến phản ứng dương tính giả đó thai phụ nên điều trị giang mai

4. Kiểm tra làm xét nghiệm trước khi mang thai. Thông qua lịch sử bệnh, triệu chứng của bệnh giang mai có thể chẩn đoán bệnh; giang mai giai đoạn tiềm ẩn chỉ có thể thông qua xét nghiệm mới có thể chuẩn đoán bệnh. Giang mai giai đoạn tiềm ẩn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giang mai khi mang thai. Do đó, đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên làm xét nghiệm giang mai trước khi có ý định mang thai. Nếu như phát hiện bản thân đã bị lây nhiễm bệnh giang mai nên tạm ngừng ý định mang thai và điều trị bệnh trước. Đồng thời nên khuyên bạn đời đi kiểm tra, xét nghiệm và xác định thời gian nên mang thai sau khi đã điều trị khỏi bệnh dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ

5. Phụ nữ mang thai mà mắc giang mai ở giai đoạn cuối thì nên điều trị kịp thời, cần phải chẩn đoán xem thai nhi có bị lây nhiễm không.  

- Kiểm tra siêu âm nếu phát hiện thai nhi có dấu hiệu sưng phù nề da đầu thì có khả năng thai nhi đã bị lây nhiễm giang mai.

- Kiểm tra nước ối nếu phát hiện có xoắn khuẩn giang mai thì có thể căn cứ vào đó để chẩn đoán thai nhi đã bị lây nhiễm.

6. Khi mang thai 3 tháng nên theo dõi và điều trị bệnh. Nếu như thai phụ được chẩn đoán là bị lây nhiễm thì tốt nhất là nên phá thai hoặc cũng có thể điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trước khi thai được 16 tuần tuổi, dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp bởi màng đệm, màng đệm gồm hai lớp tế bào do đó xoắn khuẩn giang mai không dễ đi qua. Khi thai được hơn 16 tuần tuổi, tế bào nuôi phôi thai dần dần thu hẹp lại, dinh dưỡng của thai nhi sẽ do nhau thai cung cấp do đó xoắn khuẩn giang mai có thể dễ dàng xâm nhập vào thai nhi thông qua nhau thai. Trước khi mang thai đã tiến hành điều trị bệnh nhưng để đảm bảo xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể thai phụ không còn nguy hại, sau khi mang thai nên tiếp tục điều trị một lần nữa.


Cách điều trị bệnh giang mai khỏi bệnh nhanh
Nguyên nhân của bệnh giang mai và hướng điều trị phù hợp
Bênh đường sinh dục nam
Viêm đường sinh dục nữ và bộ phận sinh dục nữ
Nhiễm khuẩn đường sinh dục


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý