Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng đúng cách cho bệnh nhanh khỏi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng đúng cách cho bệnh nhanh khỏi

19/04/2015 12:19 PM
36,267

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng đúng cách cho bệnh nhanh khỏi. Viêm họng cấp là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa lạnh. Chứng bệnh này rất nguy hiểm vì nếu không được điều trị sớm, viêm họng cấp sẽ có nguy cơ biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim.
 

1. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Thời tiết lạnh, ẩm là môi trường thuận lợi cho liên cầu phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiển triển thành viêm đường hô hấp trên. Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, triệu chứng là nguwofi bệnh sốt cao 39 – 40 độ C, nuốt đau, rát họng, khàn tiếng, sụt sịt, chảy nước mũi, tắc mũi, khàn giọn, ho khan. Hạch vùng cổ, hạch góc hàm thường viêm tấy,sưng đau, khiến trẻ đau lên tai và đau nhói khi nuốt.

Viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Hình ảnh minh họa.

Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, sau đó, bệnh sẽ lui dẫn, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.

Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, nếu kéo dài hơn có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai, mũi, phế quản. Ở trẻ em, nguy hiểm hơn nữa, còn có thể gây bệnh thấp tim. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.

Triệu chứng chung của thấp tim do viêm họng cấp là trẻ sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác.

2. ĐIỀU TRỊ

Khi trẻ bị viêm họng cấp, cần phải cho trẻ nghỉ ngơi, giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm cho các bộ phận cổ, ngực, gan bàn chân. Đồng thời nên cung cấp cho trẻ nhiều vitamin C bằng cách ăn các hoa quả như cam, quýt, bưởi hoặc viên uống, nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu trẻ có triệu chứng trở nặng, lâu khỏi, sốt cao trên 38 độ C cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để chỉ định cho thuốc uống, không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị.

Nếu viêm họng cấp do virus gây ra, điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả nên chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cần cho trẻ súc miệng, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. Cần uống đủ liều, dù các triệu chứng đã biến mất, để đề phòng kháng thuốc.

Trẻ có biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng.

Chăm sóc trẻ khi bị viêm họng

Chăm sóc trẻ khi bị viêm họngmon an chua viem hong 5

Chỉ nên cho bé uống thuốc giảm đau Acetaminophen hoặc Ibuprofen khi được sự đồng ý và có chỉ dẫn của bác sĩ.

Hãy dành cho bé thời gian nghỉ ngời, phòng ngủ thoáng khí và có đủ độ ẩm cần thiết.

Để làm dịu cảm giác đau họng cho bé bạn có thể thực hiện theo những cách đơn giản sau:

- Cho bé súc miệng bằng nước muối: Pha một muỗng cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm. Hướng dẫn bé ngậm một ngụm vào miệng rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng.

- Tắm nước nóng cho bé: Như bạn đã biết chứng đau cổ họng có thể bắt nguồn từ một đêm ngủ há miệng (thường do ngạt mũi), để cho không khí ra vào nhiều. Nếu không khí này khô, sáng đó bé sẽ bị đau cổ họng.

Có thể được xoa dịu bằng cách cho bé hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng, hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và bảo bé há miệng ra hít hơi ẩm bay lên từ chậu nước.

3. CHĂM SÓC CON KHI BỊ VIÊM HỌNG CẤP

Viêm họng cấp là loại bệnh chiếm tỷ lệ hàng đầu tại các phòng khám nhi khoa. Khi trẻ bị viêm họng cấp, cha mẹ cần biết cách chăm sóc để tránh bị biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác.

Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để tự điều trị.

Nhận biết viêm họng cấp

Về triệu chứng, viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 – 40°C, kèm theo nuốt đau, rát họng, khàn tiếng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn. Đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau…

Với bé còn bú mẹ, viêm họng thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, khó chịu và quấy khóc.

Với trẻ lớn hơn thường kêu đau vùng họng, chán ăn nên dễ làm cho cha mẹ nhầm tưởng rằng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng…

Biến chứng và cách điều trị

Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày là khỏi hẳn, nếu kéo dài hơn dễ gây nên các biến chứng, nhất là vào tuần thứ hai, thứ ba như: thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp, bệnh viêm tấy quanh amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản,…

Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất có thể gây bệnh thấp tim, thấp khớp và viêm cầu thận ở trẻ em, do liên cầu trùng bê-ta tan máu nhóm A, từ viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các chất kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp và cầu thận. Khi bị biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim. Và một biến chứng phổ biến nhất là chuyển từ viêm họng cấp tính trở thành viêm họng mãn tính, đây là cơ hội để bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Về điều trị, với em bé dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 38°C thì nên cần nhanh chóng được khám, tránh tự ý điều trị, vì trẻ em sốt cao rất dễ đưa đến co giật. Cần cho bé uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.

4. PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

Giúp bé vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày như: đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.

Kết quả hình ảnh cho CHO TRẺ ĐÁNH RĂNG

Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng.

Với phòng ngủ, cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ cần giữ ở mức khoảng 24 – 26°C. Nếu sử dụng quạt, nên cho trẻ nằm quạt tốc độ lớn trong thời gian ngắn giúp trẻ dễ ngủ, sau đó giảm dần cường độ, quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió.

Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, đánh răng sau mỗi bữa ăn, tập thể dục.

Tập thói quen rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng, đủ dưỡng chất, uống vitamin A đầy đủ theo hướng dẫn, tắm nắng chống còi xương, suy dinh dưỡng.

Luôn giữ cho trẻ ấm áp, tránh gió lùa, tránh tập trung nơi đông người, tránh nơi môi trường bị ô nhiễm, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi.

Cho bé uống thuốc đúng cách

Đa số các bậc cha mẹ đều cảm thấy rất khó khăn và vất vả khi cho con nhỏ uống thuốc. Vài bí quyết nhỏ dưới đây có thể giúp bạn làm việc này đơn giản hơn:

-   Bạn nên cho bé uống thuốc cách xa bữa ăn nếu không muốn bé nôn sẽ ra hết cả phần thức ăn đó.

-    Chỉ cho bé uống thuốc khi thật sự cần thiết.

-    Báo với bác sĩ “khẩu vị” của bé (thích chua, ngọt, mùi dâu, táo…) để họ có thể cho bé những loại thuốc có mùi vị mà bé thích.

-    Cho bé uống thuốc từ từ, từng chút một. Nếu bé nôn ra thì cho uống lại liền sau đó. Đối với những bé còn ẵm ngửa thì cha mẹ nên cho uống thuốc bằng xilanh, bơm từng chút một để bé nuốt dần. Khi bé lớn  hơn, có thể dụ bé bằng cách đút một muỗng thuốc kèm theo sau muỗng thức ăn mà bé thích.

-    Có bé rất thích bắt trước người lớn nên cha mẹ nên làm ra vẻ cùng uống thuốc với trẻ.

-    Hoan hô, tán thưởng bé sau mỗi muỗng thuốc uống vào thành công.

-    Không pha thuốc vào sữa, vào thức ăn để lừa bé. Tránh trường hợp bé sợ thuốc, sợ luôn thức ăn và sữa.

-    Những bé còn quá nhỏ chỉ có thể uống các loại thuốc ở dạng bột, siro hoặc viên sủi. Do đó cha mẹ nên tán nhuyễn thuốc trước khi cho bé uống, nếu không  trẻ dễ bị sặc.

-    Với những bé khó nạp thuốc bằng đường uống (trẻ luôn nôn ra với bất kỳ loại thuốc nào) thì cha mẹ nên cho bác sĩ biết để tìm giải pháp khác như nhét vào hậu môn hoặc thuốc tiêm.

Cách phòng tránh viêm họng tái phát ở trẻ

Điều trị chưa dứt hẳn đợt viêm mũi họng cấp cho trẻ là một nguyên nhân thường gặp khiến trẻ thường bị viêm họng tái phát. Đây là lý do khiến bệnh của trẻ hay bị đi bị lại đồng thời làm cho bệnh dễ trở thành mạn tính hoặc gây ra các biến chứng của viêm mũi họng như viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm phế quản...

Bố mẹ trẻ thường xuyên phàn nàn với bác sĩ tại sao con tôi lại hay bị viêm họng đến thế? Mặc dù cứ giữ cháu trong nhà, có dám cho ra ngoài đâu mà vẫn ốm triền miên. Suốt ngày bố mẹ phải xin nghỉ phép vì con bị viêm mũi họng, cháu uống nhiều kháng sinh quá không thể lên cân được, nhìn con xanh xao vì uống thuốc mà xót ruột quá bác sĩ ạ... Một số trẻ vừa khỏi sốt, hết đau họng 2-3 ngày, 2-3 tuần sau lại xuất hiện sốt, ho, đau họng và chảy mũi trở lại.

Việc trẻ bị viêm họng tái diễn có thể do một số nguyên nhân gây ra

Điều trị chưa dứt hẳn đợt viêm mũi họng cấp cho trẻ là một nguyên nhân thường gặp. Đây là lý do khiến bệnh của trẻ hay bị đi bị lại đồng thời làm cho bệnh dễ trở thành mạn tính hoặc gây ra các biến chứng của viêm mũi họng như viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm phế quản... Vậy làm thế nào để đánh giá là đã khỏi dứt điểm đợt viêm họng, quyết định dừng thuốc cho đúng lúc và hợp lý, tránh hiện tượng kháng thuốc của virut hoặc vi khuẩn gây bệnh.

Cách tốt nhất mà bố mẹ phải làm là cho trẻ đến khám lại đúng hẹn ở bác sĩ đã khám và kê đơn điều trị cho cháu để bác sĩ đánh giá xem tình trạng thực tế của mũi họng: niêm mạc đã hết đỏ, hết phù nề, hết mủ... chưa, còn tồn tại những tổn thương mũi họng nào mà đợt thuốc vừa điều trị chưa giải quyết được để tiếp tục xử trí. Nếu nhà bạn xa cơ sở y tế, khó có khả năng thực hiện việc khám lại cho trẻ, bạn nên theo dõi chặt chẽ trẻ và chỉ nên dừng thuốc sau khi dứt các triệu chứng ít nhất 2 ngày như hết sốt, hết ho, hết sổ mũi, đau tai, đau họng..

Quá nhiều chủng virut gây bệnh viêm họng: Nguyên nhân gây viêm mũi họng thường là do virut (chiếm 60-80%). Theo nghiên cứu, các nhà khoa học thấy có khoảng 200 chủng virut và vi khuẩn khác nhau gây bệnh viêm mũi họng, chính vì thế mà trẻ có thể vừa mắc loại virut này lại nhiễm tiếp loại virut khác trong lúc cơ thể đang suy giảm miễn dịch sau đợt nhiễm bệnh trước. Một số trường hợp viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là  phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu bêta tan huyết nhóm A (khoảng 20%).

Rất hiếm khi gặp viêm họng do nấm (bình thường khi  nuôi cấy dịch họng, kết quả chỉ ra có khoảng 70% sự tồn tại của nấm, tuy nhiên trong những trường hợp cơ thể suy giảm sức đề kháng như dùng quá nhiều kháng sinh, súc thuốc súc họng hoặc dùng các thuốc xịt họng không đúng chỉ định, hội chứng suy giảm miễn dịch... nấm trở nên gây bệnh). Nếu con bạn bị viêm họng tái diễn do nguyên nhân này, bạn có thể cho trẻ sử dụng vaccin ngăn ngừa chủng vi khuẩn hoặc virut theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Yếu tố dị ứng: Người ta nhận thấy một số trẻ bị viêm mũi họng nhiều lần thường hay kèm yếu tố dị ứng, bệnh này có tính chất gia đình. Một số điều kiện thuận lợi gây viêm họng như sự thay đổi của khí hậu, những trẻ sống ở môi trường ô nhiễm, nơi có hoặc gần các khu công nghiệp.

Lây nhiễm: Bệnh nhi sống và sinh hoạt trong gia đình đang bị dịch viêm mũi họng tấn công làm bệnh lây chéo từ người này sang người khác. Theo thói quen, khi trong gia đình có người bị ốm, mọi người thường đóng kín cửa để tránh gió cho người bệnh, điều này làm cho vi khuẩn tồn tại trong nhà và lây nhiễm sang người khác dễ dàng hơn. Vì vậy việc làm lưu thông không khí và giữ gìn vệ sinh là cần thiết. Tuy nhiên tránh để người bệnh nằm ở nơi có gió lùa. Ngoài ra phải điều trị tốt và triệt để bệnh cho từng thành viên trong gia đình và nâng cao sức khỏe để mọi người có sức chống lại bệnh.

Thói quen xấu: Qua điều tra người ta nhận thấy 80% số trẻ hay bị tái diễn các đợt viêm mũi họng thường ra ngoài trời sau 20 giờ hoặc bố mẹ cho đi đến những chỗ đông người, nhất là khi trẻ dưới 3 tuổi, đây là tuổi mà trẻ đã hết miễn dịch của mẹ và đang trong giai đoạn tự đề kháng nên rất dễ nhiễm bệnh từ người khác.

Việc phòng tránh viêm mũi họng tái diễn cho trẻ có thể thực hiện nếu người chăm sóc trẻ được tư vấn đúng các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi dẫn đến việc trẻ bị bệnh để họ biết và làm theo hướng dẫn. Câu nói "phòng bệnh hơn chữa bệnh" không bao giờ lạc hậu, tránh được việc phải sử dụng thuốc cho trẻ trong lúc các cơ quan đào thải chất độc như gan, thận... của trẻ chưa phát triển toàn diện.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con e hay bi ho nhin vao vom hong thi thay nhieu hat li li mau do xung quanh chau ko bi sot an uong binh thuong xin hoi chau bi gi va chua nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý