Mẹo vặt dùng chảo chống dính cực chuẩn cho bà nội trợ đảm đang

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Mẹo vặt dùng chảo chống dính cực chuẩn cho bà nội trợ đảm đang

19/04/2015 12:45 PM
474

Mẹo vặt dùng chảo chống dính cực chuẩn cho bà nội trợ đảm đang. Chảo chống dính là một vật dụng quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình . Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, chất chống dính có thể gây hại cho bạn.

Sau đây là một số lời khuyên cho bạn khi sử dụng chảo chống dính :

Trước khi sử dụng lần đầu nên rửa chảo sạch bằng nước xà phòng, sau đó dùng 1-2 thìa cà phê quét lên mặt chảo và đem hâm nóng chảo. Cứ 10-12 lần sử dụng lại thao tác bảo dưỡng như trên 1 lần. Càng làm nhiều, càng liên tục thì khi rán không bị dính và khi rửa sẽ dễ dàng hơn.

Nên sử dụng mức nhiệt vừa phải để rán, nếu nhiệt độ quá cao có thể gây hỏng bề mặt chảo, gây ảnh hưởng đến thức ăn.

Nên tận dụng tối đa bề mặt chảo khi rán.

Nên dùng thìa bằng gỗ hoặc nhựa để cạo hoặc thao tác nặng trên mặt chảo.

Nên mở cửa và làm thông thoáng bếp khi đun nấu. Bằng cách này, bạn có thể loại bỏ bớt các khí độc do chất chống dính thải ra.

Nên chọn loại xoong, chảo nặng. Chảo nặng bao giờ cũng nóng  lâu hơn chảo nhẹ và do đó, bạn có thể kiểm soát nhiệt độ của chảo dễ dàng hơn. Còn với các món đòi hỏi chảo nóng nhanh, nhiệt độ cao như làm bít tết, tốt hơn hãy chọn loại chảo khác.

Không nên dùng vật liệu gây mòn để rửa chảo và nên dùng nước tẩy mềm, khăn mềm để vệ sinh. Nên rửa sạch không để cặn lắng trong chảo, nhất là các chất mặn, nếu có những vết đốm trắng trên mặt chảo (do muối gây ra) nên dùng miếng chanh cắt nhỏ lau sạch, sau đó rửa sạch bằng nước lã.

Không dùng chảo ở nhiệt độ cao, ở khoảng 260º , chất chống dính bắt đầu bị phân hủy, giải phóng các phân tử độc hại.

Không nên dùng chảo chống dính để nướng hay rang khô thịt.

Không làm nóng trước hoặc để chảo không trên bếp quá lâu. Các sản phẩm chống dính thường nóng lên rất nhanh và có thể giải phóng chất độc. Vì vậy, đừng để xoong chảo không trên bếp quá 2 phút, đặc biệt là khi lửa to.

Cuối cùng là không sử dụng khi xoong chảo đã bị trầy xước và bong lớp chống dính.

Khi nấu bằng các loại chảo bình thường, các bà nội trợ hay để chảo nóng lên rồi mới đổ dầu vào. Nhưng với chảo chống dính, tuyệt đối không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu. Vì với lớp sơn tĩnh điện bên ngoài sẽ giúp chảo chống dính nhanh nóng hơn các chảo bình thường, nếu chế dầu hoặc chất lỏng khác vào đột ngột sẽ làm lớp sơn chống dính dễ bong tróc.

- Nên sử dụng chảo ở nhiệt độ vừa phải, không được cao quá 260 độ. Nếu không xác định được nhiệt độ, tốt nhất nên để lửa cháy trong phạm vi đáy chảo, nếu lửa cao lên đến thành chảo dễ làm hư chảo và chất chống dính trong chảo bị phân hủy, có thể gây độc hại.

- Chỉ được dùng thìa, muỗng bằng nhựa hoặc bằng gỗ để xào nấu các món ăn trong chảo. Nếu sử dụng đồ nhựa, dụng cụ bị cong phải thay ngay; hoặc đối với đồ gỗ, dụng cụ bị xước cũng không được dùng, vì dễ làm lớp sơn chống dính bong tróc.

- Khi chảo đang nóng, không được đổ trực tiếp nước mắm hoặc muối vào vì lớp sơn chống dính sẽ bị rỗ.

- Không để muối hoặc cặn thức ăn bám vào chảo quá lâu vì sẽ gây khó khăn cho việc chùi rửa. Tốt nhất khi nấu xong, để cho chảo thật nguội rồi rửa.

- Không dùng những chất tẩy rửa nồng độ cao hoặc bỏ chảo vào máy rửa chén vì chất tẩy rửa và nhiệt độ cao trong máy sẽ làm nhanh hư lớp sơn chống dính. Dụng cụ rửa chảo phải là khăn hoặc mút mềm, tránh dùng những vật có kim loại.

Mẹo nhỏ bảo quản chảo chống dính - 1

 

Cách chọn chảo khôn ngoan

Dưới đây là mẹo giúp chị em lựa chọn chảo gang, thép không gỉ hay chảo chống dính, chảo điện...

      Mỗi gia đình thường sử dụng bốn-năm chiếc chảo kích cỡ khác nhau, nhưng người dùng thường ít quan tâm đến chức năng của từng loại chảo. Theo bà Phạm Hồng Thanh (nhà bếp cao cấp HT) tư vấn: Một chiếc chảo có giá vài chục ngàn đến hàng triệu đồng, công dụng như nhau nhưng chất liệu khác nhau, vì thế, bạn nên tìm hiểu rõ công năng từng loại chảo để phát huy tác dụng của công nghệ mới và bảo quản đúng cách.

Với chảo gang, có ưu điểm giữ nhiệt lâu bền, ổn định, nên dùng cho việc xào thức ăn nhanh hay đổ bánh xèo, làm món áp chảo. Đối với chảo có chất liệu thép không gỉ như inox, đáy hai lớp, nặng, dùng để xốt các món có nước rất ngon. Chảo nhôm ít hao nhiệt, dễ cháy, dễ khét thức ăn nhưng chiên cơm ngon vì cơm cháy giòn mà vẫn giữ được độ mềm đều. Để tiết kiện nhiên liệu, bạn không nên chọn chảo có đáy quá dày hay chảo khổ lớn. Ưu thế của các loại chảo truyền thống là độ sáng bóng, dễ dàng cho việc lau chùi và sử dụng.

Tùy vào nhu cầu, bạn chọn loại chảo lớn hay nhỏ, sâu hay nông, kích thước từ 10-25cm, có loại chỉ 7-8cm đủ cho bạn ốp-la một quả trứng, giá sản phẩm từ 45.000đ/chiếc trở lên, tùy chất liệu. Đối với chảo có đáy tráng men hay sứ, không nên chọn loại có hoa văn trang trí ở đáy chảo để tránh bột màu, hóa phẩm độc hại. Loại chảo nông chuyên dùng chiên các loại thức ăn nhẹ, lật trở dễ dàng, chảo rộng và sâu dùng cho việc xào nấu món ăn có nước xốt. Chảo tốt thường có đáy dày vừa phải, cầm vừa tay (không quá nhẹ hay quá nặng), tay cầm chắc chắn.

Các loại chảo chống dính, đá hoa cương, chảo điện... có giá từ 200.000 - 1.200.000đ/chiếc, công nghệ Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, sản xuất tại Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… tuổi thọ của chảo tùy thuộc vào người dùng. Các loại chảo này đều có công nghệ chống dính từ một-năm lớp phủ bề mặt chảo như lớp phủ sơn cát, men có khả năng chịu nhiệt trên 500 độC, phủ đá hoa cương siêu bền, tính năng kháng khuẩn và chống trầy xước. Tùy vào chất lượng của lớp phủ đáy chảo mà độ bền cao thấp khác nhau. Để nhận biết loại chảo tốt, bằng cảm quang, bạn có thể kiểm tra bề mặt chảo có nhẵn mịn, xoa tay vào đáy chảo không bị gợn sóng, không bị dính màu, đen tay. Khi sử dụng đúng quy cách, không dùng vật cứng (chỉ dùng muỗng đũa bằng gỗ) mà chảo vẫn bị bong lớp đáy, tức là chất lượng chảo không tốt, lớp phủ không đủ tiêu chuẩn cảm ứng nhiệt, hoặc chảo được dùng các lớp bột màu vô cơ có nguồn gốc từ kim loại độc hại như chì, sắt, crôm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
 
Về hình dáng, bạn không nên chọn chảo đáy tròn, thiếu an toàn khi đặt để trên bếp, nên chọn chảo đáy bằng, diện tích tiếp xúc bề mặt bếp rộng, chọn nhà sản xuất uy tín, có thương hiệu, được các cơ quan chức năng chứng nhận về chất lượng. Với các loại chảo chống dính, bạn chỉ dùng vật dụng mềm để đảo thức ăn, chùi rửa bằng khăn mềm, nước rửa có nồng độ tẩy nhẹ và không chà quá mạnh vào đáy chảo. Tuyệt đối không dùng các bùi nhùi nhôm… sẽ làm hư chảo. Nên để chảo nguội khi rửa chảo, dùng giấy thấm, khăn lau khô chảo trước khi cho lên bếp để sử dụng được lâu bền.




Mẹo làm sáng đồ đồng sạch bóng như mới mua về
Cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng
Mẹo chọn mua tủ lạnh và sử dụng đúng cách
Cách sắp xếp và trang trí nhà bếp thật gọn gàng, xinh xắn
Cách làm giá treo đồ trang sức xinh xinh cực đáng yêu
Tái chế vỏ chai nhựa thành đồ trang trí



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý