Thức ăn cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi

seminoon seminoon @seminoon

Thức ăn cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi

18/04/2015 10:40 AM
1,873

Cần phải thay đổi thực đơn

Khi trẻ có thể thưởng thức nhiều món ăn, thức uống khác nhau, thì đã đến lúc bạnnên cho trẻ ngồi ăn chung với cả gia đình. Giai đoạn này bạn cũng cần phải thường xuyên thay đổi món ăn hàng ngày, nhằm thu hút trẻ ăn uống nhiều hơn và ngon miệng hơn. Cho trẻ ngồi ăn chung và cùng ăn những món ăn của cả gia đình khiến trẻ ngày càng hoà nhập và gắn bó với mọi người với nếp sống của gia đình hơn. Thông thường khi gần một năm tuổi, một số trẻ trước đó vốn dễ ăn uống nay trở nên kén chọn và ăn ít. Lý do là mức độ tăng trưởng của cơ thể trẻ đã chậm lại, khiến trẻ không còn muốn ăn nhiều như trước. Hơn nữa, lúc này trẻ đã biết đi nên không muốn ngồi lâu một chỗ, nhất là trẻ không muốn ngồi ăn những món mà mình không thích thú nữa. Do thế, bạn cần thay đổi thườngxuyên và cải thiện nhiều món ăn ngon hơn,không những về mặt chất lượng mà còn về hình thức để hấp dẫn trẻ nhiều hơn. Điều này cũng nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của trẻ trong giai đoạn phát triển hàng ngày của cơ thể.

Chếđộ dinh dưỡng mới

Trẻ khi chưa biết đi thường bụ bẫm, mập mạp, nhưng khi đã biết đi hầu hết trẻ đều ốm hơn. Nguyên nhân thứ nhất là trong thời gian biết đi, trẻ vận động nhiều nên tiêu hao nhiều năng lượng. Thứ hai là trong giai đoạn này, trẻ ăn uống trở nên kén chọn hơn. Do đó, bạn cần phải cho trẻ ăn những món ăn giàu chất dinh dưỡng, nhất là các món ăn trong bữa chính. Bạn có thể tham khảo phần sau để có được những món ăn ngon, bổ dưỡng phù hợp với trẻ trong giai đoạn này. Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích trẻ ăn nhiều món khác nhau như trái cây, pho-mát, bánh ngọt, các sản phẩm làm từ sữa…

Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ

Mặc dù khuyến khích trẻ tham gia vào các bữa ăn trong gia đình, nhưng bạn nhớ lưu ý, chế độ dinh dưỡng trẻ khác hẳn với người lớn. Trẻ đang lớn cầnnhiều calo hơn người lớn để duy trì sự phát triển của cơ bắp, mô và xương trong suốt thời ấu thơ.

Những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người lớn, cụ thể những khuyến cáo có liên quan đến sự hấp thu chất béo và chất xơ, không nên đem áp dụng cho trẻ dưới 5 tuổi. Các chuyên gia về dinh dưỡng vẫn thường cho rằng, người lớn và trẻ em trên 5 tuổi không nên hấp thu chất béo vượt quá mức 35% năng lượng. Tuy nhiên, khoa học cũng đồng ý rằng không nên hạn chế chất béo trong thức ăn đồ uống của trẻ dưới 2 tuổi. Bởi vì, đây là khoảng thời gian trẻ lớn rất nhanh nên cần nhiều chất béo để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nếu không đủ chất béo, cơ thể trẻ phải lấy chất đạm để chuyển hoá thành năng lượng.

Chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bộ não và hệ thần kinh. Ngoại trừ trường hợp được bác sĩ khuyến cáo cụ thể, bạn không nên cho trẻ ăn những món ăn ít chất béo trong một thời gian dài, ví dụ sữa không béo…Mặt khác, bạn còn nên cho trẻ uống khoảng 400ml sữa mỗi ngày, sữa bò toàn phần hay sữa đặc chế có đầy đủ chất béo.

Một chế độ dinh dưỡng có nhiều chất xơ vẫn chưa thích hợp với trẻ ở độ tuổi này. Bởi vì, chất xơ cung cấp rất ít năng lượng, một mặt vừa không đáp ứng được nhu cầu về năng lượng, mặt khác chúng ngăn cản sự hấp thu các dưỡng chất tối cần thiết khác của cơ thể.

Duy trì chế độ dinh dưỡng của trẻ

Sữa là nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết và ổn định cho cơ thể khi trẻ ăn uống thấtthường hoặc chán ăn. Do thế, nếu trẻ không còn hăm hở uống sữa nữa, bạn có thể pha sữa vào trong các món ăn của trẻ, để duy trì nguồn dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ dùng sữa chua, pho-mát tiệt trùng thay thế cho sữa, như chế biến món trái cây nghiền nhuyễn trộn đều với sữa chua, hoặc xốt pho-mát với thịt, cá và rau củ quả…

Tầm quan trọng của rau củ quả trong bữa ăn của trẻ

Các chuyen gia về dinh dưỡng khuyên rằng, mỗi ngày chúng ta nên cố gắng ăn rau quả 5 lần (không kể khoai tây). để thực hiện điều này đối với người lớn quả thật không khó,nhưng đối với trẻ em, bạn không những phải tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau củ và trái cây, mà còn phải dành nhiều thời gian chuẩn bị, chế biến món ăn gồm nhiều thành phần rau củ hợp với khẩu vị của trẻ. Thạt ra, nếu muốn cho trẻ ăn mỗi ngày năm lần rau quả cũng không khó, bạn có thể thực hiện theo cách như sau:

Kế hoạch mỗi ngày ăn năm lần rau quả của trẻ

Để cho trẻ khỏi “ngán” những món ăn nhiều rau quả trong mỗi ngày, bạn có thể kết hợp nhiều loại trái cây, hương vị cũng như cách chế biến, ví dụ như:

Bữa sáng, cho trẻ ăn một ít trái cây tươi xay nhuyễn với sữa hoặc rau củ nấu chín với thịt bò, heo hay một ly nước ép trái cây pha loãng.

Bữa trưa, cho trẻ ăn rau sống hoặc rau trộn, và một phần trái cây tươi hoặc đã nấu chín.

Bữa tối, cho trẻ ăn một phần rau xanh và một ít trái cây tươi hoặc món tráng miệng bằng trái cây.

Trẻ không chịu ăn rau quả

Thông thường trẻ không thích ăn rau xanh. Điều này có thể do trong gia đình trẻ ít ăn rau nấu chín cũng như ăn rau sống, hoặc do không tập cho trẻ thói quen ăn rau từ nhỏ. Và cho dù vì bất cứ lý do nào, thì việc trẻ không chịu ăn rau xanh là một sự tổn thất rất lớn trong khẩu phần ăn uống của trẻ và không mang lại đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ. Đối với những trẻ này, bạn hãy tìm mọi cách đưa rau xanh vào trong món ăn của trẻ một cách khoé léo, ví dụ:

Nếu trẻ không thích ăn rau sống nhưng vẫn thích rau nấu chín: bạn hãy thử cho trẻ ăn cà rốt, dưa leo hoặc tìm một món rau trộn nửa sống nửa chín để cho trẻ dùng thử.

Xay nhuyễn rau xanh rồi trộn đều với sữa, pho-mát hoặc sữa chua để làm loãng mùi vị của chúng.

Thử trộn rau xanh với xốt cà chua, hoặc dùng khoai lang vốn chứa nhiều Beta-carotene thái nhỏ rồi nưỡng trong lò, sau đó nghiền nhuyễn trộn với sữa, pho-mát…rồi cho trẻ dùng.

Nếu trẻ vẫn khăng khăng không chịu ăn rau, thì nên cho trẻ dùng nhiều trái cây cũng được, vì trái cây chứa hầu hết những vitamin có trong rau xanh.

Tổ chức bữa ăn thú vị

Những điều chú ý:

Nên cho trẻ uống sữa thường xuyên và xem đó là một trong những thức uống chính của mình.

Khi thấy trẻ khát nước, có thể cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội hoặc nước ép trái cây pha loãng ( thường 5 phần nước, 1 phần nước ép).

Nên tập cho trẻ thói quen dùng ly để uống nước hoặc sữa, ngoại trừ trường hợp vào buổi tối một số trẻ cần bú bình chứa sữa không đường hoặc nước sôi để nguội.

Khuyến khích trẻ ăn rau quả nhiều trong những bữa ăn phụ.

Trẻ cũng như người lớn, khi đến giờ ăn thường thích có nhiều người ngồi ăn chung với một mình. Do thế, khi trẻ đã có thể ăn được nhiều dang thức ăn thô và biết nhai tốt, bạn nên cho trẻ tham gia vào bữa ăn của gia đình. Nên đặt một cái ghế cao, có dây an toàn dành cho trẻ ngồi. Nguyên liệu chế biến món ăn của trẻ có thể giống với nguyên liệu chế biến món ăn của gia đình, nhưng bạn chịu khó nấu riêng cho trẻ và hạn chế một số gia vị, phụ gia mà trẻ chưa dùng được. Nhiều lúc, vì ngồi ăn thoải mái và vui vẻ với mọi người, nên trẻ sẽ cố gắng bắt chước người lớn ăn những món ăn mà trước đó trẻ không chịu ăn hoặc không ăn được.

Ngoài ra, nên tạo điều kiến cho trẻ đến chơi nhà người khác để trẻ có cơ hội nếm thử những món ăn mới. Trong thời gian này, trẻ có thể tự giác xúc thức ăn đưa vào miệng ma fkhông cần bạn phải vừa bón vừa dỗ dành. Bởi vf, nhiều khi chỉ có bạn ngồi cho trẻ ăn và tỏ ra quá quan tâm, chú ý đến những gì trẻ đang ăn nên đã vô tình tạo ra một áp lực khó chịu khiến trẻ trở nên chống đối với món ăn hoặc giờ dùng bữa.

Bữa ăn thân mật với gia đình

Cho trẻ dùng bữa với cả nhà sẽ giúp trẻ dễ hoà nhập vào không khí bữa ăn của gia đình hơn. Ngay cả khi không có đủ mọi người trong nhà hoặc giờ ăn đã qua trễ, bạn hoặc nhờ anh chị lớn của trẻ chịu khó ngồi bên cạnh trẻ nhằm tạo bầu không khí vui ve, thoải mái để cho trẻ ăn uống.

Ăn chung với cả nhà

Khi trẻ đã ngồi ăn cùng với cả nhà thì bạn dễ dàng cho trẻ làm quen với các món ăn mới lạ và có nhiều hương vị khác nhau. Đây cũng là giai đoạn trẻ chưa hình thành các sở thích hay có định kiến ghét một số món nào đó. Do đó, bạn có thể nói cho trẻ biết về nguyên vật liệu, hình dạng, mùi vị, cũng như giá trị dinh dưỡng của nó để giúp trẻ có cái nhìn tích cực, thích thú với các món ăn. Nếu lần đầu tiên trẻ phản ứng rất kịch liệt với các món ăn lạ, bạn không nên ép buộc trẻ hoặc tỏ ra giận dữ, lo lắng thái quá. Thông thường phải cho trẻ thử món ăn đó vài lần hoặc trộn lẫn với những món ăn khác mà trẻ thích. Với điều kiên, đó phải là những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho sức khoẻ của trẻ.

Khi trẻ không được khoẻ

Khi không được khoẻ, trẻ thường tỏ ra chán ăn, ăn ít hoặc ăn không ngon miệng. Do đó, điều quan trọng là bạn cần chú ý cho trẻ uống nước đầy đủ và có thể cho trẻ dùng thêm sữa, thức ăn dạng lỏng để bổ sung thêm những chất dinh dưỡng.

Tiêu chảy

Khi mới chào đời, cơ thể trẻ chứa khoảng 80% nước (cơ thể người lớn chứa khoảng 70%). Do vậy trẻ rất dễ bị thiếu nước khi bị tiêu chảy hay ói mửa nhiều. Trong trường hợp đó, bạn cần phải cho trẻ uống nhiều nước. Có thể cho trẻ uống nước có pha bột muối hay bột đường đặc chế (có bán ở tiệm thuốc) để bổ sung những khoáng chất đang bị thiếu hụt. Ngoài ra, nước ép trái cây pha loãng hoặc nước ngọt không có sủi bọt rất phù hợp với trẻ đang bị tiêu chảy. Khi trẻ đang bị tiêu chảy, không nên cho uống sữa nhiều, chỉ nên cho uống dần từng ngụm nhỏ. Bạn phải kiểm soát lượng chất lỏng mà trẻ uống vào và số lượng nước tiểu thải ra. Nếu thấy có những dấu hiệu như sau thì có thể trẻ đang bị thiếu nước:

- Số lần đi tiểu của trẻ ít hơn mức bình thường.

- Nước tiểu ít và có màu vàng đặc.

- Miệng và môi khô

- Mắt trũng sâu

- Dáng điệu uể oải, đờ đẫn.

Nếu các triệu chứng này đã kéo dài hơn 24 giờ thì phải đưa gấp trẻ đến bệnh viện.

Đau bụng

Nếu trẻ đau bụng, bạn nên cho trẻ ăn một số thực phẩm như chuối, cơm, táo, bánh mì nướng, mỗi thứ một chút và sau 48 giờ thì hãy cho ăn khoai tây, rau củ đã nấu chín hoặc trứng luộc thật chín. Không nên cho trẻ dùng các sản phẩm được chế biến từ sữa, vì trong sữa có chứa nhiều đường lactose, nếu trẻ không dung nạp được, trẻ sẽ đau bụng hơn.

Chuẩn bị món ăn cho trẻ bị ốm

Nếu trẻ chán ăn nhưng không phải vì lý do bị tiêu chảy hay ói mửa, thì có thể cho trẻ uống thêm sữa. Nếu trẻ không chịu uống sữa, bạn có thể làm nước ép trái cây xay nhuyễn hoặc hầm nhừ trộn với sữa để cho trẻ dùng. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ dùng những món ăn dễ tiêu như cháo gạo, cá hấp, khoai nghiền, trứng luộc chín hoặc chuối nghiền…Lưu ý, nếu bạn cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, thì nên cho trẻ thường xuyên ăn sữa chua để duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Bởi vì, thuốc kháng sinh tiêu diệt gồm cả các vi khuẩn có hại lẫn có lợi bên trong cơ thể.

Táo bón

Khi trẻ táo bón, bạn nên cho uống thật nhiều nước hoặc nước ép trái cây pha loãng, đồng thời hạn chế các món ăn có nhiều đường, mỡ. Nên cho trẻ dùng nhiều trái cây, rau xanh và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên, tránh cho trẻ ăn những món ăn chứa nhiều chất xơ. Bởi vì, chất xơ một mặt gây khó khăn cho hệ tiêu hoá và mặt khác ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể trẻ. Hãy cho trẻ dùng thêm sữa chua, trái mận và nước ép của trái mận để giúp trẻ giảm bớt chứng bệnh táo bón.

Thoái trào

Bạn không nên ngạc nhiên khi thấy trẻ sau khi ốm dậy lại có những biểu hiện giống như còn sơ sinh, chẳng hạn như muốn trở về thói quen ăn uống khi còn rất nhỏ là bú bình và được mẹ vỗ về, ôm ấp nhiều hơn. Thật ra, suốt thời kì thơ ấu, khi nào bị ốm đau, trẻ đều có khuynh hướng như vậy cả. Do đó bạn chớ lo lắng nhiều, vì au khi lành bệnh hoàn toàn, trẻ sẽ ăn uống bình thường, thậm chí sẵn sàng làm quen với các món ăn mới.

Những điều ghi nhớ:

- Cho trẻ uống nhiều nước trong thời gian bị bệnh.

- Sau khi lành bệnh hoàn toàn, trẻ sẽ trở lại thói quen ăn uống như bình thường.

Những thực phẩm dành cho trẻ khi bị đau bụng

- Chuối: Thực phẩm này có tác dụng làm acid ổn định trong dạ dày và cung cấp kali để điều hoà cân bằng các khoáng chất trong cơ thể.

- Gạo: Thực phẩm này có tác dụng làm giảm triệu chứng tiêu chảy và cung cấp năng lượng cùng chất đạm trong cơ thể.

Táo: Táo nấu nhừ làm mứt vốn là phương thuốc trị bệnh dạ dày và ruột.

Bánh mì nướng: thực phẩm này giúp dạ dày được ổn định và cung cấp carbohydrate để tạo năng lượng.

Cảm nhận món ăn ngon bằng tất cả các giác quan

Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi đã có thể tham gia vào các bữa ăn của gia đình, đồng thời cần cáo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và luôn thay đổi món. Những món ăn hàng ngày của gia đình phải phù hợp với nhu cầu của trẻ mới biết đi, và thích hợp với khẩu vị của mọi người trong gia đình. Trong giai đoạn này, trẻ phải được tự do để “tìm hiểu” về các món ăn, thậm chí bạn không nên ngăn cản trẻ dùng tay để bốc thức ăn. Ngoài ra, bạn hãy khơi dậy sự tò mò, hứng thú của trẻ về các món ăn bằng cách cho trẻ tham gia vào quá trình chế biến, hay nói cho trẻ biết về các món ăn…Bạn cũng có thể trang trí các món ăn thành những con vật, những hình dạng phong phú và có nhiều màu sắc nhằm thu hút trẻ. Tóm lại, món ăn cho trẻ cần phải được trẻ cảm nhận bằng tất cả các giác quan như mắt (trang trí hấp dẫn), lưỡi (ăn ngon miệng), mũi (hương vị thơm ngon) và tay (cầm, nắm, sờ trực tiếp).

1. Kem trái cây

Đây là món ăn giải khát ưa thích nhất của trẻ vào mùa hè, cũng như cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết. Kem trái cây đông lạnh được chế đặc biệt gồm nhiều sữa, nước ép trái cây và được trang trí bằng nhiều hình dạng sinh động, phong phú.

2. Bánh trứng sữa chua

Đây là món tráng miệng được chế biến rất đơn giản, nhưng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Trẻ có thể ăn kết hợp với trái cây tươi như dâu, dưa hấu, xoài…để tăng cường thêm vitamin và khoáng chất.

3.Rau củ và trái cây sấy khô hoặc chiên giòn

Đây là món ăn lý tưởng nhất dành cho trẻ ăn bốc, và có nhiều màu sắc, vị ngọt thơm ngon. Chẳng hạn nhue khoai tây, khoai lang đỏ, củ cải, củ dền, chuối, cà rốt, mít… chiên giòn, hoặc sấy khô nhưng vẫn bảo đảm chất lượng dinh dưỡng và hương vị.

4. Xúc xích thịt gà với khoai tây nghiền.

Đây cũng là món ăn dành cho trẻ ăn bốc, được chế biến đơn giản nhưng trang trí rất đẹp mắt, bao gồm xúc xích thịt gà và hỗn hợp khoai tây nghiền nhuyễn giàu chất dinh dưỡng.

Chuối với xi-rô trái cây

- một ít bơ

- 1 quả chuối nhỏ chín mềm, bóc vỏ và cắt lát nhỏ (hoặc có thể nghiền nhuyễn)

- 1 thìa đầy nước xi rô trái cây

Thời gian chuẩn bị: 3 phút

Thời gian chế biến:3 phút

Cung cấp: Can-xi, chất sắt, protein, vitamin B phức hợp gồm folate và kẽm

- Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tiếp những lát chuối vào chiên mềm. Cuối cùng cho nước xi rô trái cây vào trộn đều tạo thành một hỗn hợp đặc nhuyễn như kem.

- Bạn có thể cho trẻ dùng kèm với bánh mì nướng, bánh mì nho, bánh quế…

Rau củ chiên giòn

Nguyên liệu:

- 1 củ khoai lang, gọt vỏ, rửa sạch và cắt lát

- 1 củ cải, gọt vỏ, rửa sạch và cắt lát

- 1 củ cà rốt (hoặc 1 củ cải đường), gọt vỏ, rửa sạch và cắt lát

- dầu ăn

- muối

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 15 phút

Cung cấp: Beta-carotene, chất xơ, kali, vitamin E

- Cho nhiều dầu vào chảo và đun thật nóng, lần lượt cho các nguyên liệu vào chảo chiên giòn.

- Trước đó, nên chuẩn bị sẵn một cái đĩa lớn có lót một miếng giấy thấm dầu để đựng các nguyên liệu đã chiên xong, có thể rắc thêm một chút muối để món ăn được mặn mà hơn.

- Đây là món ăn trẻ thường ưa thích, bởi vì do món ăn có độ giòn khiến mỗi lần ăn tạo ra âm thanh vui tai và trẻ có thể ăn bốc thoải mái.

Bí xanh, cà chua và trứng chiên

Nguyên liệu:

- 2 thìa xúp dầu thực vật

- 1 củ hành bóc vỏ và băm nhỏ

- 175g bí xanh, gọt vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng

- muối tiêu bột

- 2 trái cà chua, bỏ vỏ và hạt, rồi băm nhỏ

- 4quả trứng

- 1 thìa sữa

- 2 thìa pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 5phút

Thời gian chế biến: 30 phút

Cung cấp: Can-xi, protein, vitamin B phức hợp gồm folate, vitamin A và C

- Cho dầu vào chảo đun nóng, cho tiếp hành vào xào đến khi có mùi thơm, tiếp tục cho bí xanh và một chút gia vị vào chiên mềm, và muối cùng cho cà chua đã băm nhỏ vào nấu thêm khoảng 3-4 thìa bột dinh dưỡng phút nữa/

- Đập trứng ra đĩa, cho sữa, một chút muối và khuấy đều, rồi rưới lên hỗn hợp trên, tiếp tục nấu thêm khoảng 5 phút nữa cho đến khi trứng kết đặc thành một lớp ở đáy chảo.

- Bạn có thể cắt ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn hoặc có thể cắt thao nhiều hình dạng trang trí khác nhau để món ăn thêm phần hấp dẫn.

- Ngoài ra, để tăng hương vị thơm ngon của món ăn, bạn có thể thay bí xanh bằng ớt ngọt và khoai tây luộc chín, xắt nhỏ.

Nui trộn nước xốt pho-mát

Nguyên liệu:

- 200g nui hình xoắn

- 125g đậu Hà Lan

Nước xốt:

- 150ml kem

- 125g pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 6 phút

Cung cấp: Can- xi, protein, vitamin B phức hợp gồm folate, vitamin A và kẽm

- Luộc chín nui chín mềm, vớt ra để ráo.

- Đậu Hà Lan cũng luộc chín mềm, vớt ra để ráo.

- Cho kem và pho-mát vào chảo đun nóng cho tan chảy.

- Trộn đều nui, đậu Hà Lan với nước xốt pho-mát kem là có thể dùng được.

Bánh rau quả chiên giòn

Nguyên liệu:

- 100g cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch

- 100g bí xanh, gọt vỏ, rửa sạch

- 100g khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch.

- muối và tiêu bột

- 2 thìa bột mì

- dầu thực vật

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 10 phút

Cung cấp: Beta-carotene, chất xơ, kali và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

- Cà rốt, bí xanh và khoai tây đem mài hoặc xay nhỏ, sau đó cho thêm bột mì, một chút muối và tiêu vào trộn đều.

- Lưu ý nên nêm gia vị vừa ăn, rồi sau đó nắn hỗn hợp trên thành từng viên nhỏ và cánmỏng từng cái bánh dẹp tròn bằng nhau.

- Cho dầu vào chảo đun nóng, lần lượt cho từng cái bánh vào và chiên chín vàng.

Nui trộn với nước xốt bông cải xanh và pho-mát

Nguyên liệu:

- 125g nui hình bánh xe

- 125g bông cải xanh, tách nhánh nhỏ

- 60g hạt bắp ngọt đông lạnh

Nước xốt bơ:

-30g bơ

30g bột mì

300ml sữa

1 thìa bơ đậu phộng

75g pho-mát

muối và tiêu bột

Trang trí:

2 thìa pho-mát cứng

1,5 thìa bánh mì vụn

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến:35 phút

Cung cấp: Can- xi, protein, vitamin B phức hợp gồm folate, vitamin A và kẽm

Bảo quản: Đông lạnh

Luộc nui chín mềm với một ít muối, sau đó vớt ra để ráo.

Cho bông cải xanh và bắp ngọt vào nồi hơi, luộc chín mềm và vẫn đậy nắp giữ cho nóng.

Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tiếp bột mì vào khuấy đều khoảng 1 phút, sau đó cho vào một ít sữa rồi khuấy tiếp cho đến khi món xốt đặc sệt là được. Nhấc chảo xuống, cho thêm bơ đậu phộng, pho-mát vào và nêm nếm chút gia vị cho vừa ăn.

Cho nui và bông cải xanh đã luộc chín vào một cái đĩa, sau đó lấy nước xốt rưới đều, rồi rắc pho-mát cứng và bánh mì lên trên. Bật lò nướng lên, chờ lò nóng đều rồicho đĩa nui vào khoảng 15 phút là được.

Để đổi món, bạn có thể dùng mì sợi, khoai tây, cà chua…chẳng hạn

Nui trộn nước xốt hoa quả

Nguyên liệu:

2 thìa dầu ô-liu

1 củ hành nhỏ, bóc vỏ và băm nhỏ

1 củ tỏi, bóc vỏ và băm nhỏ

75g cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

75g bí xanh, gọt vỏ, rửa sạch và cắt vỏ

75g nấm, rửa sạch

400g cà chua xay nhuyễn

125ml nước xúp rau quả

1/4 thìa đường vàng

muối và bột tiêu

250g nui hình xoắn

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 30 phút

Cung cấp: Beta- carotene, folate, kali, vitamin C và E

Bảo quản: Đông lạnh và nước xốt chỉ để đông lạnh một lần

Luộc nui chín mềm với một chút muối, sau đó vớt ra để ráo.

Cho dầu vào chảo đun nóng, cho hành và tỏi băm nhỏ vào phi vàng, cho tiếp cà rốt, bí xanh, nấm hương vào xào chín mềm, cho thêm cà chua, đường, một ít gia vị vào nồi nấu với lửa nhỏ đến khi món ăn đặc sền sệt là được.

Bày nui xoắn ra đĩa, sau đó rưới nước xốt vừa nấu xong vào và có thể cho trẻ ăn.

Nếu trẻ không chịu ăn rau quả, bạn có thể chế biến hỗn hợp gồm rau củ quả với mì sợi theo cách như trên để trẻ thưởng thức. Đây là món ăn giàu chất dinh dưỡng và có nhiều máu sắc nên khá thu hút trẻ.

Nui trộn với cá ngừ và hạt bắp ngọt

Nguyên liệu:

60g nui hình xoắn

100g lon cá ngừ xốt cà chua

40g hạt bắp ngọt luộc chín

3 trái cà chua chín đỏ, bổ làm tư

1 củ hành tây nhỏ, cắt nhỏ

Nước xốt:

2 thìa xốt ma-do-ne

1 thìa nước ép trái chanh

1 thìa dầu ô- liu

Thời gian chuẩn bị: 7 phút

Thời gian chế biến: 5 phút

Cung cấp: Protein, vitamin B phức hợp và vitamin C, D và E

Luộc nui chín mềm với một ít muối, sau đó vớt ra để ráo.

Chế biến nước xốt bằng cách cho ma-don-ne, nước chanh và dầu ô-liu vào một cái bát và khuấy đều.

Cho nui đã luộc chín, cá ngừ, hạt bắp cùng với cà chua và hành tây vào trộn đều.

Nui trộn với bơ, rau quả

Nguyên liệu:

90g nui

60g cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

60g bí xanh, gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu

60g bông cải xanh, rửa sạch và tách nhánh nhỏ

30g bơ

30g pho- mát

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 15 phút

Cung cấp: Beta- carotene, can- xi, folate, protein, vitamin A và C

Luộc nui và rau quả chín mềm, vớt ra để ráo.

Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tiếp nui, rau quả trên vào trộn đều khoảng 2 phút, sau đó cho pho- mát vào cũng trộn đều đến khi pho- mát tan chảy và thấm vào món ăn là được.

Nui trộn với thịt nguội và đậu hạt

Nguyên liệu:

150g nui có hình chiếc nơ

1/2 viên xúp rau quả

Nước xốt:

20g bơ

15g bột mì

300ml sữa

1/4 thìa mù tạc

60g đậu Hà Lan đông lạnh

60g pho- mát

60g thịt nguội, xắt lát

Muối, tiêu bột

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 10 phút

Cung cấp: Can- xi, protein, vitamin B phức hợp gồm folate, vitamin A và kẽm

Bảo quản: Đông lạnh và nước xốt chỉ để đông lạnh một lần

Luộc nui chín mềm với một chút muối, vớt ra để ráo.

Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tiếp bột, sữa, một ít mù tạc và đậu vào xào chín khoảng 3 phút.

Nhấc chảo xuống, cho thêm pho- mát vào khuấy cho đến khi pho- mát tan chảy, cho tiếp thịt nguội, nui luộc chín vào trộn đều và nêm nếm cho vừa ănrồi bày ra đĩa.

Nếu chế biến món chay, bạn có thể thay thế thịt nguội bằng nấm rơm luộc chín. Ngoài ta cho thêm bông cải xanh và cà rốt xắt nhỏ vào để tăng chất dinh dưỡng của món ăn.

Bánh pa- tê cá hồi

Nguyên liệu:

300g thịt cá hồi

300g thịt cá thu

600 ml sữa

30g bơ

Tiêu bột và một ít ngò tây

1 củ hành, bóc vỏ, băm nhỏ

3 thìa bột mì

1/2 thìa nhỏ mù tạc

125g hạt bắp ngọt

125g đậu Hà Lan

một ít rau thơm

40g pho- mát

muối và ớt

Khoai tây nghiền:

1kg khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và cắt từng thỏi nhỏ

4 thìa sữa

25g bơ

muối

1 lòng trắng trứng

Thời gian chuẩn bị: 15 phút

Thời gian chế biến: 50 phút

Cung cấp: Can- xi, chất xơ, chất béo omega- 3, kali, protein, vitamin B phức hợp gồm folate, vitamin A, D và kẽm

Bảo quản: Đông lạnh

Cho các nguyên liệu để chế biến khoai tây nghiền nhuyễn vào nồi với một ít nước rồi nấu chín mềm. Lưu ý đổ nước vừa đủ để khi đem tất cả nghiền nhuyễn thì có được một hỗn hợp khoai tây nhuyễn mịn và đặc.

Cho bơ vào chảo đun nóng, cho hành băm nhỏ vào phi thơm, cho bột mì vào khuấy đều khoảng 1 phút, cho tiếp một ít sữa vào và tiếp tục khuấy cho đến khi đặc sệt là được.

Tiếp đến cho cho cá vào một cái chảo khác, đổ phần sữa còn lại vào và cho thêm một ít tiêu bột, ngò tây vào đậy nắp kín đun sôi trong chứng 5 phút. Vớt cá ra đĩa, gỡ bỏ hết xương và da.

Cho thêm mù tạc, đậu Hà Lan, hạt bắp ngọt và pho –mát vào nấu tiếp khoảng 4 phút nữa. Cuối cùng cho cá, gia vị vào trộn đều và nêm nếm cho vừa ăn.

Trộn đều hỗn hợp khoai tây nghiền nhuyễn với bột mì bơ sữa đã thực hiện trên để tạo thành lớp bột mịn. Cán mỏng lớp bột và cho nhân cá vào rồi cuốn tròn lại như những cây xúc xích, phết lòng trắng trứng (đã đánh nhuyễn) bên ngoài và dùng que để xiên qua rồi cho vào lò nướng (hoặc chiên bằng dầu) khoảng 25 phút.

Món ăn này có thể dùng nóng và kèm với rau thơm, xà lách.

Khoai tây nhân cá hồi chiên vàng

Nguyên liệu:

700g khoai tây

300g thịt cá hồi

100g pho- mát

2 lòng đỏ trứng gà

một ít lá ngò tây

1 củ hành nhỏ, bóc vỏ và băm nhỏ

muối và tiêu bột

100ml dầu thực vật

Thời gian chuẩn bị: 20 phút

Thời gian chế biến: 40 phút

Cung cấp: Can- xi, chất béo omega-3, kali, kẽm, vitamin B phức hợp, vitamin A, C, D và E.

Bảo quản: Đông lạnh

Cho một nửa khoai tây để nguyên vỏ vào nồi với một ít nước có pha chút muối rồi nấu chín mềm. Vớt ra để ráo rồi lột bỏ vỏ và nghiền mịn.

Thịt cá hồi xắt miếng nhỏ trộn đều với pho- mát, lòng đỏ trứng gà, khoai tây đã nghiền mịn, nêm nếm gia vị, tiêu bột cho vừa ăn. Dụng tay vo hỗn hợp trên thành những viên nhỏ.

Gọt vỏ phần khoai tây còn lại, rửa sạch, khoét ruột củ khoai tây rồi nhồi viên cá trên vào bên trong.

Cho nhiều dầu thực vật vào chảo và đun thật nóng, rồi lần lượt cho từng củ khoai tây vào chiên chín vàng.

Món ăn này có thể ăn nóng, kèm với xà lách rau thơm.

Xúc xích thịt gà với khoai tây nghiền

Nguyên liệu:

375g thịt gà, bỏ da, xương và thái hạt lựu.

1 củ hành, bóc vỏ và băm nhỏ.

một ít lá ngò tây

1 quả táo lớn,gọt vỏ và nghiền nhuyễn

2 thìa bánh mì vụn

muối và tiêu bột

bột mì

dầu thực vật

Khoai tây nghiền:

500g khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

2 thìa sữa

30g bơ

muối và tiêu bột

Trang trí:

bắp cải xắt sợi nhỏ

1 củ cà rốt, gọt vỏ và cắt thành sợi nhỏ

một ít đậu Hà Lan

một ít nước xốt cà chua

Thời gian chuẩn bị: 20 phút

Thời gian chế biến: 1 giờ 10 phút

Cung cấp: Chất sắt, protein, vitamin B phức hợp gồm folate, kẽm.

Bảo quản: Đông lạnh và xúc xích thịt gà chỉ để đông lạnh một lần.

Thịt gà cho vào một cái bát, cho thêm hành, táo, bánh mì vụn và gia vị vào ướp đều để khoảng 5 phút cho thấm, sau đó nắn thành những cây xúc xích dài chứng 12cm.

Đổ bột mì vào một cái đĩa lớn và cho những cây xúc xích vào lăn đều. Cho nhiều dầu vào chảo và đun thật nóng, lần lượt cho những cây xúc xích thịt gà vào chiên chín vàng.

Hấp khoai tây chín mềm với một ít muối, sau đó vớt ra để ráo và nghiền nhuyễn. Trộn đều khoai tây nghiền nhuyễn với bơ, sữa và một ít muối cho vừa ăn.

Để trình bày món ăn,bạn có thể dùng khoai tây nghiền nhuyễn nặn thành hình dạng xoắn ốc, có viền nước xốt cà chua rồi đặt trên cây xúc xích, gắn thêm hai hạt đậu Hà Lan làm mắt và hai sợi cà rốt làm râu… để tạo thành một con ốc sên đẹp mắt(xem hình trên).

Thịt gà viên xốt cà chua

Nguyên liệu:

500g thịt gà, bỏ da, xương và băm nhỏ.

1 củ hành tím, bóc vỏ và băm nhỏ.

1 quả táo nhỏ, gọt vỏ và nạo nhuyễn

3 thìa bánh mì vun.

1 quả trứng đập ra bát và đánh nhẹ.

một ít rau thơm hoặc húng tây

muối và tiêu bột

bột mì

dầu thực vật

Nước xốt cà chua:

1,5 thìa dầu thực vật

2 củ hành tím, bóc vỏ và băm nhỏ

1 trái cà chua bỏ vỏ, hạt và bămnhỏ

một ít rau thơm

450ml nước xúp rau quả

muối và tiêu bột

Thời gian chuẩn bị: 20 phút

Thời gian chế biến: 40 phút

Cung cấp: Beta- carotene, chất sắt, protein, vitamin B phức hợp gồm folate, kẽm, vitamin C và E.

Bảo quản: Đông lạnh

Cho thịt gà vào một cái bát lớn, cho tiếp hành, táo nạo nhuyễn, bánh mì vụn,trứng và gia vị vào ướp đều để khoảng 5 phút cho thấm, sau đó vo thành từng viên tròn nhỏ.

Đổ bột mì vào một cái đĩa lớn, lấy từng viên thịt gà và lăn đều. Cho dầu thực vật vào chảo đun thật nóng, lần lượt cho các viên thịt gà vào chiên chín vàng.

Cho dầu vào một chảo khác đun nóng, cho tiếp hành vào phi thơm, tiếp đó cho ớt ngọt đỏ, cà chua băm nhuyễn vào khuấy đều, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho thịt gà viên vào, hạ bớt lửa và nấu tiếp đến khi nước xốt sền sệt là được.

Món ăn kèm với cơm hoặc bánh mì, rau thơm. Nếu bạn bảo quản món này trong tủ lạnh, thì trước khi dùng cần hâm nóng lại, lưu ý nhớ rã đông trước khi cho vào lò vi ba, đồng thời nên kiểm tra độ nóng của món ăn trước khi cho trẻ ăn.

Thịt gà viên chiên vàng

Nguyên liệu:

125g khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

125g củ cải, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

3 thìa dầu thực vật

một củ hành nhỏ, bóc vỏ và băm nhỏ

1 củ cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch và nạo nhuyễn

125g thịt gà, bỏ xương và xắt hạt lựu

bột mì

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 40 phút

Cung cấp: Beta- carotene, protein, folate, vitamin E

Bảo quản: Đông lạnh

Cho củ cải, khoai tây vào nồi với một ít nước luộc chín mềm, vớt ra để ráo và nghiền nhuyễn với bơ.

Cho chừng một muỗng xúp dầu thực vật vào chảo đun nóng, cho tiếp hành băm nhỏ vào phi thơm, tiếp đến cho thịt gà vào xào chín, cuối cùng cho cà rốt nạo nhuyễn vào xào sơ qua rồi nhấc chảo xuống.

Cho hỗn hợp trên vào bột nhuyễn khoai tây, củ cải, bơ và nhào đều, rồi vo thành viên trongnhỏ, sau đó lăn qua bột mì.

Cho thêm dầu hoặc bơ vào chảo đun nóng, lần lượt cho từng viên thịt vào chiên vàng.

Bánh Pa- tê nướng

Nguyên liệu:

1/2 thìa dầu thực vật

1 củ hành tím, bóc vỏ và băm nhỏ

1 trái ớt ngọt đỏ, cắt nhỏ

1 củ tỏi, bóc vỏ và băm nhỏ

500g thịt cừu, cắt từng lát nhỏ

300ml nước luộc gà (hoặc thịt)

một ít ngò tây

1 thìa nước xốt cà chua

175g nấm rơm, rửa sạch và bổ làm đôi

Khoai tây nghiền nhuyễn:

1kg khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc

45g bơ

4 thìa sữa

muối và tiêu bột

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 1 giờ và 10 phút

Cung cấp: Beta- carotene, chất sắt, protein, vitamin B phức hợp gồm folate, kẽm và vitamin C.

Bảo quản: Đông lạnh

Cho dầu vào chảo đun nóng, cho hành và tỏi băm nhỏ vào phi thơm, cho tiếp thịt cừu, ớt ngọt vào xào chín.

Tiếp đó cho nước luộc gà, ngò tây, cà chua, nấm rơm vào và tiếp tục nấu với lửa vừa đến khi nước cạn, món ăn sền sệt là được.

Cho khoai tây vào nồi với một chút muối luộc chín mềm, sau đó vót ra để ráo rồi nghiền nghuyễn và trộn đều với bơ và sữa.

Cho bột nhuyễn khoai tây bơ sữa vào một cái khuôn, sau đó cho hỗn hợp trên vào, tiếp tục cho thêm một lớp khoai tây bơ sữa lên trên, cuối cùng cho vào lò nướng khoảng 20 phút là được.

Bánh mì SANDWICH nho khô

Nguyên liệu:

1 lát bánh mì sandwich nho

Thìa bơ đậu phộng

1/2 trái chuối nhỏ, bỏ vỏ và cắt lát

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Cung cấp: Magiê và kali

Bánh mì sandwich có thể để từng lát hoặc cắt thành nhhững hình vuông, hình tam giác nhỏ tuỳ thích.

Phết bơ đậu phộng lên lát sandwich, tiếp đó xếp những lát chuối lên trên là có thể dùng được.

Kem trái cây

Nguyên liệu:

250g quả dâu tây

2 thìa đường cát trắng

125ml nước

300- 350ml sữa chua có nhiều chất béo

6 thìa kem

2- 3 thìa đường dùng làm kem trứng

Thời gian chuẩn bị: 2 phút

Thời gian chế biến: 35 phút

Cung cấp: Can- xi, protein, vitamin B12 và C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho dâu, một ít nước và đường vào nồi nấu với lửa nhỏ khoảng 5 phút cho chín mềm. Sau đó dùng rây nghiền nhuyễn, lọc lấy nước và bỏ xác dâu.

Cho nước dâu, sữa chua và kem vào một cái can hoặc ly bằng nhựa lớn rồi khuấy đệu, nếu cần cho một chút đường nữa rồi cho vào ngăn đá máy làm kem để khoảng 20 phút.

Sau khi kem đã đông cứng, bạn có thể lấy ra tạo hình dáng trang trí đẹp mắt như hình trên.

Bánh trứng sữa chua

Nguyên liệu:

1 quả trứng, đập ra bát và đánh nhẹ

150ml sữa chua có nhiều chất béo

150ml sữa

150g bột có chứa men

1/4 thìa muối

nước xi rô ngọt ở dạng đặc (hoặc nước ép trái cây của dâu tây)

dầu thực vật

Thời gian chuẩn bị: 2 phút

Thời gian chế biến: 10 phút

Cung cấp: Can- xi, protein, vitamin B12, B2 và C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho trứng, sữa chua vào một cái bát rồi đánh thật mịn, sau đó cho thêm sữa, bột mì và muối vào đánh tiếp khoảng 5 phút nữa.

Cho nhiều dầu vào chảo đun thật nóng, tiếp tục cho hỗn hợp bột trứng sữa trên vào, lưu ý nhớ tráng mỏng ra, khi mặt dưới chín vàng thì nhanh tay lật chiếc bánh lại để cho hai mặt đều chín vàng.

Khi ăn, bạn chỉ cần nhỏ thêm nước xi rô ngọt lên trên mặt bánh.

Thạch trái cây

Nguyên liệu:

2 quả cam lớn, bổ làm đôi

một gói bột rau câu (số lượng tuỳ theo nhu cầu)

nước ép của một số loại trái cây như dâu, dừa, cam…

Trang trí:

que nhựa

giấy trắng làm buồm

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 10 phút

Cung cấp: Vitamin C

Cắt đôi trái cam ép lấy nước, lưu ý giữ nguyên vỏ cam.

Hoà bột rau câu với nước theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì, bắc lên bếp nấu sôi rồi cho đường vào, lưu ý khuấy luôn tay để bột rau câu, đường hoà tan trong nước.

Nhấc nồi xuống, dùng cái muỗng lớn múc nước rau câu vào vỏ cam, đợi cho đến khi rau câu đông cứng, thì có thể dùng dao cắt theo hình chiếc thuyền, trang trí thêm cột và cánh buồm (xem hình dưới).

Bạn có thể dùng sữa, cà phê, nước ép của nhiều loại trái cây hoà vào để cho thạch rau câu có nhiều màu sắc và thêm phần sinh động.

“ Một khi trẻ không chịu ăn món ăn lạ, thậm chí khi nhận thấy hoặc ngửi thấy mùi vị của món ăn đó là trẻ lắc đầu, thì tốt nhất bạn nên thay món ăn khác. Không nên cố ép trẻ ăn cho được món ăn đó, nếu cần sau một thời gian bạn có thể thử lại xem.


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi cần lượng lương thục trung bình trong một ngày là bao nhiêu
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
con toi be trai 12 thang ruoi can nang 9kg,chieu cao 76cm be co phat trien binh thuong khong? be chi bu sua me ma khong bu sua binh toi lai di lam khong co thoi gian cham soc be nhu cac ba me o nha. xin tu van cho toi cach nuoi be de be khong suy dinh duong.Cam on!
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý