Nhiều người có thể sẽ bất ngờ khi biết những "siêu thực phẩm" có thể giúp tăng tuổi thọ lại vô cùng dễ kiếm và rẻ tiền.
1. Sô-cô-la đen: Ít ai cho rằng sô-cô-la lại có thể gắn liền với chế độ ăn uống lành mạnh. Thế nhưng nếu sử dụng điều độ, sô-cô-la lại có thể mang đến những lợi ích bất ngờ cho cơ thể của bạn. Sô-cô-la đen chứa đến 11% chất xơ, cùng các khoáng chất có lợi như sắt, magiê, đồng và mangan. Nó chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa nhiều hơn cả việt quất – một trong những loại quả được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Thậm chí một số chất chống oxy hóa trong sô-cô-la đen còn có thể giúp giảm huyết áp và bảo vệ bạn khỏi những cholesterol có hại cho cơ thể. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ăn sô-cô-la đen từ 5 lần một tuần giảm được 50% khả năng mắc bệnh tim so với những người không ăn. Ngoài ra một số nghiên cứu khác cho thấy sô-cô-la đen có thể cải thiện chức năng não bộ và bảo vệ làn da của bạn khỏi bị tác hại khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Vì vậy, nếu bạn là một “tín đồ” của sô-cô-la, thì bạn không cần phải loại nó ra khỏi thực đơn của mình để bảo vệ sức khỏe, bạn chỉ cần chọn loại sô-cô-la đen chất lượng cao, với ít nhất 70% hàm lượng ca cao.
2. Hạt lanh: Một chén hạt lanh nghiền chứa lượng chất béo khổng lồ là 48 gam nhưng tất cả số chất béo đó là các chất béo bão hòa lành mạnh nên bạn chỉ cần từ 1 đến 2 thìa hạt lanh mỗi ngày là đã có thể tận hưởng hết những lợi ích của nó. Hạt lanh là một nguồn cung cấp tuyệt vời của axit béo omega-3, giúp giảm viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch và não. Hạt lanh cũng có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư vì nó có chứa các chất dinh dưỡng thực vật có estrogen và tính chống oxy hóa. Chưa hết, hạt lanh còn chứa nhiều chất xơ, nghĩa là nó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, rất tốt nếu bạn đang trong một chiến dịch giảm cân. Toàn bộ những gì bạn cần làm chỉ là trộn một thìa hạt lanh vào bát cháo hoặc thêm vào cốc sữa chua bạn ăn mỗi sáng.
3. Dầu đậu nành: Dầu đậu nành là dầu được chiết xuất từ những hạt đậu nành, nổi tiếng với hương vị thanh mát và lượng axit béo cân bằng tuyệt hảo. Những tính chất này làm cho dầu đậu nành trở thành một thành phần tuyệt vời với đủ các công dụng, từ nướng thực phẩm đến trộn salad. Cung cấp một hàm lượng cao chất béo bão hòa đa và chất béo bão hòa đơn, nó là một trong những loại dầu không có nguồn gốc từ cá nhưng vẫn là nguồn dồi dào axit omega-3. Dầu đậu nành cũng cung cấp rất nhiều vitamin E ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến các bệnh như ung thư và tim, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp và giảm cholesterol.
4. Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt mác ca chứa nhiều chất béo và chất xơ lành mạnh và là một nguồn thực phẩm tuyệt vời của protein. Các loại hạt này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch và tiểu đường loại 2. Chúng cũng giàu vitamin E và magiê – loại khoáng chất mà rất nhiều người bị thiếu.
5. Hạt chia: Hạt chia thường không được coi là một thực phẩm 'béo' nhưng cứ 30gram hạt lại chứa đến 9gram chất béo. Nhưng hầu hết hàm lượng carbohydrate trong hạt chia là chất xơ, có nghĩa là phần lớn lượng calo của nó bắt nguồn từ chất béo. Điều này làm cho hạt chia trở thành một loại thực vật béo tuyệt hảo với các chất dinh dưỡng, khoáng chất và protein. Trong thực tế, hầu hết các chất béo trong hạt chia có lợi cho tim và chứa axit béo omega 3 có tên là ALA, khiến nó trở thành thực phẩm vàng, có tác dụng hạ huyết áp và chống viêm.
6. Dầu hạt cải: Dầu hạt cải có chứa một nửa lượng chất béo tìm thấy trong dầu ô liu, có nghĩa là nó chứa các chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn với sự pha trộn của omega-3, 6 và 9 giúp cơ thể con người duy trì mức độ cholesterol khỏe mạnh và giảm nguy cơ bệnh tim. Không chỉ có vậy, khi đun ở nhiệt độ cao, dầu hạt cải vẫn duy trì những lợi ích tự nhiên của mình. Dầu có thể được sử dụng để thay thế các chất béo khác như bơ và pho mát hoặc sử dụng như một loại dầu ngâm trong món salad.
7. Quả bơ: Không giống như nhiều loại trái cây khác, quả bơ có chứa nhiều chất béo lành mạnh hơn là chỉ có carbohydrate. Trong quyển sách dạy nấu ăn với bơ, tác giả Heather Thomas đã viết: “Trái bơ là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất của con người. Không chỉ giàu protein và chất xơ, bơ còn là nguồn cung cấp dồi dào kali, magiê, sắt, kẽm, acid folic cùng các loại vitamin A, B3, B5, B6, B12, C, E và K". Mặc dù có hàm lượng chất béo tương đối cao nhưng trên thực tế, đây là các chất béo thực vật không bão hòa đa và không bão hòa đơn có lợi với sức khỏe của con người. Axit béo chính tìm thấy trong quả bơ là một chất béo không bão hòa đơn có tên là acid oleic, cũng là chất béo chính tìm thấy trong dầu ô-liu, đặc biệt tốt cho làn da, hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. "Thật vậy, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn bơ thường xuyên có thể giúp giảm lượng cholesterol có hại và làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim”, bà Thomas nói. Dầu chiết xuất từ trái bơ cũng có thể sử dụng để nấu ăn hoặc làm salad trộn.
8. Dầu ô-liu nguyên chất: Dầu ô-liu là nữ hoàng của các chất béo lành mạnh. Dầu ô-liu được chứng minh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và là thực phẩm được các chuyên gia y tế khuyến khích đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày. Dầu ôliu có chứa vitamin E và K cùng các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể chống lại chứng viêm. Nó cũng được chứng minh giúp giảm huyết áp, cải thiện cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim.
9. Cá béo: Cá hồi, cá thu, cá trích là những loại cá có chứa một hàm lượng phong phú axit béo omega-3 có lợi cho tim, protein chất lượng cao và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Nghiên cứu cho thấy những người ăn cá béo có xu hướng duy trì sức khỏe tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trầm cảm, mất trí nhớ và các bệnh thông thường khác ít hơn những người ăn ít hoặc không ăn.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
200 lượt xem
7
8
9
10
11
12