Bài thuốc dân gian chữa bong gân hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bài thuốc dân gian chữa bong gân hiệu quả

31/08/2015 12:00 AM
331

Chữa bong gân từ cây lá trong vườn

Bong gân thường xảy ra ở cổ tay, khớp gối và mắt cá chân. Khi bị bong gân bạn hãy nhanh chóng lựa chọn một trong những “kế sách” sau để cải thiện tình hình. Nếu chỗ bị bong gân sưng đau nhiều, người bệnh nên dùng thuốc đắp, chỗ bị thương sẽ giảm sưng, đỡ đau nhức.

Cây lá trong vườn chữa bong gânCây lá trong vườn chữa bong gân

Người bệnh thường có cảm giác đau buốt, sưng đỏ hoặc xanh tím, phù nề quanh khớp bị tổn thương. Để chữa bong gân, có thể áp dụng những bài thuốc sau:

Bài 1: Lá cây nhãn sấy khô, giã nát, trộn với bột chín làm thành hồ, đắp vào chỗ đau. Ngày đắp 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng.

Bài 2: Dây bí ngô 50g, gừng tươi 20g, giã nát đắp vào chỗ đau, có thể dùng băng để cố định thuốc tại chỗ đau, thỉnh thoảng nhỏ thêm ít rượu loãng vào miếng thuốc đắp. Ngày đắp 2 lần, đắp trong khoảng 2-3 ngày.

Bài 3: Dùng lá cây bông sứ rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn rồi đắp lên chỗ sưng do bong gân. Dùng lá bông sứ khác hơ lửa cho héo và đắp lên phía ngoài của lá giã nhuyễn lúc nãy, lấy băng hoặc vải sạch băng lại để giữ thuốc. Làm như vậy ngày 1-3 lần trong vòng 1-2 ngày là khỏi.

Cây lá trong vườn chữa bong gân

Rau hẹ

Bài 4: Lá si, lá ngải cứu, lá cúc tần... mỗi loại 50g. Tất cả giã nhỏ, chế vào đó một chút dấm ăn, sau đó đun sôi lên. Khi nào hỗn hợp này nguội thì cho thuốc này lên trên chỗ bị thương và băng lại để nước thuốc ngấm vào sâu. Mỗi ngày thay băng một lần. Làm trong 2-3 ngày.

Bài 5: Lá tầm gửi 100g, lá gấc 30g, gạch non giã vụn 15g. Tất cả giã nhỏ, dàn đều lên lá bàng hoặc lá chuối rồi đắp lên chỗ bị thương và băng chặt để nước thuốc ngấm vào sâu. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Tùy theo tổn thương nặng hay nhẹ mà dùng trong vài ngày.

Bài 6: Rau hẹ tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ tổn thương. Ngày đắp 1-2 lần. Đắp đến khi chỗ tổn thương đỡ sưng đau.

Bài 7: nghệ vàng 2 củ, thái mỏng sao rượu, cỏ xước 12g thái mỏng sao rượu, vỏ cây gạo 16g bỏ vỏ ngoài, thái mỏng sao rượu, cây lá lốt 16g sao vàng. Tất cả cho vào nồi, đổ nước 3 bát sắc còn 1 bát chia 2 lần uống trong ngày.

Ngoài ra, để nhanh khỏi cần kết hợp thuốc xoa như sau: Quế chi, đại hồi, địa liền, huyết giác, thiên niên kiện... mỗi vị 20g. Tất cả tán nhỏ, ngâm trong 500ml rượu trắng. Khi bị bong gân rót ra chén nhỏ, lấy một miếng bông gòn thấm dung dịch này và xoa vào chỗ đau. Xoa trong 15 phút, khi thấy bông khô lại thấm ướt. Ngày làm 3 lần. Bài thuốc này có tác dụng thống huyết ứ.

Đối với trật khớp:

Dùng tam thất thảo, giã nát thêm một lượng vừa phải bột mỳ khuấy thành hồ, đắp vào chỗ bị trẹo trật khớp. Mỗi ngày thay 1 lần, làm trong 3 ngày liền. Trong thời gian điều trị, cần kết hợp xoa bóp và ăn các món cháo, canh thuốc sau:

Chủ yếu xoa bóp huyệt giải khê, khâu khư, chiếu hải và thái khê nơi cổ chân đau. Huyệt giải khê nằm giữa đường lằn ngang phía trước khớp cổ chân, giữa hai khối gân cơ của ngón chân. Huyệt khâu khư ở chỗ lõm tự nhiên trước mắt cá ngoài. Huyệt chiếu hải nằm ở dưới mắt cá trong 1 tấc. Huyệt thái khê nằm ở lõm giữa mắt cá trong và gân gót chân, vị trí đầu mắt cá trong.

Phương pháp xoa bóp: ngồi bệt xuống sàn, chân không bị bệnh co gối lại để ngang dưới đùi chân kia. Cẳng chân bị bệnh chống lên, ngón cái của tay cùng phía ấn miết lên huyệt rồi thả tay ra, làm liên tục mỗi huyệt 14 lần. Cuối cùng nắm xoay khớp cổ chân theo chiều kim đồng hồ 36 lần rồi xoay ngược chiều kim đồng hồ 36 lần. Hai tay xoa vào nhau cho nóng ấm rồi xoa bóp lên khớp cổ chân bị bệnh. Làm liên tục trong 3 phút.

Món ăn hỗ trợ khi bị bong gân:

Bài 1: Cháo thịt cua: cua 2 con, gạo 50g. Trước hết lấy thịt cua và gạch cua để sẵn. Gạo vo sạch đổ vào nồi, thêm nước nấu cháo, cháo chín cho thịt cua, gạch cua cùng với gừng sống, dấm, xì dầu đun sôi lên là được. Ăn trong bữa cơm. Công hiệu: nuôi dưỡng khí huyết, liền xương tiếp gân, chữa trật khớp sưng đau.

Bài 2: Canh xương sống lợn, đan sâm: xương sống lợn 500g, đậu tương 250g, đan sâm tím 50g. Đan sâm rửa sạch bỏ tạp chất cho vào nồi, đổ nước vừa đủ luộc đan sâm trong 1 giờ, dùng nước này để nấu xương lợn, đậu tương tới chín nhừ, cho một ít quế bì, gia vị, thấy nước sôi là được. Chia 2 - 3 lần trong ngày. Công hiệu: bổ xương sinh tủy hoạt huyết giảm đau, chữa cổ chân trẹo trật khớp sưng đau.

Bài 3: Gà ác nấu tam thất: gà trống xương đen 1 con 500g, tam thất 5g, hoàng tinh, muối vừa đủ. Giết gà mổ bỏ lòng ruột, rửa sạch; tam thất cho vào nồi, cho rượu muối rồi ninh nhừ. Ăn kèm trong bữa cơm. Công hiệu: bổ hư cứng gân nối xương, chưa gãy xương, cổ chân trật khớp sưng đau nhức.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý