Khi nào nên cho bé ngủ riêng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Khi nào nên cho bé ngủ riêng

18/04/2015 07:47 PM
6,042

Cho trẻ ngủ riêng cũng là cách rèn cho bé tính tự lập và kiên cường. Vậy nên cho bé ngủ riêng vào lúc nào là phù hợp nhất?

Nhiều gia đình cho rằng, để tới khi trẻ lớn hẳn rồi mới cho ngủ riêng và sợ rằng, để trẻ nhỏ ngủ riêng sẽ xảy ra tình huống ngoài ý muốn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại không biết rằng, cho trẻ ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ cũng là cách rèn cho bé tính tự lập cao.

Trẻ sơ sinh cần phải có giường riêng

Hầu hết, tất cả các bác sĩ đều khuyên rằng trẻ mới sinh không nên nằm ngủ cùng người lớn. Lý giải cho điều này, các bác sĩ đã cho biết rằng khi để trẻ sơ sinh ngủ cùng người lớn sẽ rất dễ nhiễm phải những vi khuẩn qua đường hô hấp. Một lý do nữa để các bác sĩ khuyên nên cho trẻ ngủ riêng, vì sẽ giúp cả mẹ và bé có được giấc ngủ sâu hơn, đây là điều có lợi cho sự phát triển của bé và cũng là nhân tố giúp bé hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không dựa dẫm vào bố mẹ.

Các mẹ có thể đặt bé vào chiếc giường nhỏ kê ngay cạnh giường của mình để có thể vừa tiện mắt để ý tới bé mà không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.     

 

Trẻ lên 3 có thể cho ngủ trong phòng riêng

Nhiều gia đình đã để cho trẻ ngủ trong phòng riêng ngay từ lúc lên 3 tuổi. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên lựa chọn phòng riêng cho con căn cứ theo độ tuổi và sở thích của trẻ. Hơn nữa, khi cho trẻ ngủ trong phòng riêng cũng cần phải có biện pháp để bạn luôn có thể biết được bé đang làm gì.

Có nhiều trẻ trỏ, khi được cho ra ngủ trong phòng riêg thì có cảm giác sợ hãi và luôn thấy mình không an toàn. Vì vậy, khi để con ra ngủ riêng, bạn cần phải nắm rõ tâm lý của trẻ, nên để trẻ cảm thấy tự tin khi ngủ riêng chứ không có tâm lý sợ hãi.

Các bác sĩ cho rằng, độ tuổi này là độ tuổi quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Chính vì vậy, nếu người lớn để trẻ nhỏ luôn có cảm giác lo sợ và không tự tin thì sẽ là không tốt cho trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy tạo cho bé cảm giác thân quen dù ở bất cứ không gian nào trong gia đình. Tới khi bé cảm thấy không còn lạ lẫm nữa thì hãy đề cập tới vấn đề để trẻ ngủ trong không gian riêng của mình.

Không nên sốt sắng để trẻ ngủ riêng

Khi bạn nói với trẻ rằng muốn để bé ngủ riêng mà bé không đồng ý hoặc vẫn không thể thích nghi được sau một thời gian thì bạn cũng không nên sốt ruột và lo lắng. Hãy giúp trẻ làm quen và thích nghi với điều này. Mỗi tối, trước khi trẻ ngủ, bạn hãy ở bên cùng trò truyện với bé, cùng bé chơi một trò chơi hoặc đọc cho bé nghe một câu truyện. Dần dần, bé sẽ quen và không còn tâm lý sợ hãi mỗi khi phải về phòng của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý thích của bé trong việc chọn giường ngủ, những đồ dùng trong phòng và cách trang trí, phối hợp màu sắc để bé cảm thấy rằng đó thật sự là không gian yêu thích của mình. Trước khi bé ngủ, hãy đặt lên trán bé một nụ hôn để tạo cho bé tâm lý thoải mái nhất.

Một số điều cần lưu ý khi để trẻ ngủ riêng:

Để phòng ngủ hay giường ngủ của trẻ trong tầm mắt, điều này giúp bạn luôn quản lý và nắm bắt được các hành động của bé yêu.

Khi mới cho trẻ ra ngủ riêng, cha mẹ nhất định phải ở bên con mỗi tối trước khi bé ngủ để bé cảm thấy mình luôn an toàn.

Vào mùa đông, trước khi bé lên giường ngủ, cha mẹ cần chú ý tới việc làm ấm giường trước khi để bé yêu ngủ.

Có thể đọc cho bé nghe một câu chuyện trước khi bé ngủ.

Cho bé Gà chọi nằm ngủ riêng trong cũi khi con từ bệnh viện về em thấy rất khỏe mạnh vì bố mẹ cháu được ngủ yên giấc hơn, lại không lo chạm vào con, không sợ làm con thức giấc mỗi khi trở mình, không lo chăn gối có trên giường làm ngạt con được.

Khi còn vài ngày nữa là nhập viện sinh mổ, vợ chồng em vẫn còn nhất quyết phải chở nhau đi mua bằng được một chiếc cũi xinh xắn cho con. Không biết những cặp vợ chồng khác có em bé thế nào chứ với cả 2 vợ chồng em thì chiếc cũi cho con rất quan trọng vì nó chính là chiếc giường ngủ riêng của bé ngay từ khi mới chào đời.
Ảnh minh họa
Với cả 2 vợ chồng em thì chiếc cũi cho con rất quan trọng vì nó chính là chiếc giường ngủ riêng của bé ngay từ khi mới chào đời.
Vì thế, ngay sau khi mẹ con em “mẹ tròn con vuông” rục rịch từ viện trở về nhà, vợ chồng em đã mạnh dạn cho Gà chọi ngủ riêng ngay. Vì đẻ mổ nên cơ thể em cũng nhiều đau đắng lắm nhưng lạ một điều là những cơn đau sau sinh chỉ tồn tại vài ngày là em đã cảm thấy không mệt mỏi và yếu ớt nữa.

Đúng đợt chồng em phải đi công tác đột xuất, chỉ còn một mình em chiến đấu với con mỗi đêm cho dù con cứ 1 giờ lại thức giấc. Dù có đi lại vỗ về hơi chóng mặt nhưng em cũng không cảm thấy mệt mỏi nhiều, ngược lại em vẫn tỉnh táo và khỏe khoắn lắm.

Cho Gà chọi nằm ngủ riêng trong cũi khi con từ bệnh viện về (cũi của con đặt ngay sát bên giường của bố mẹ) em không thấy bất tiện và lo lắng chút nào. Ngược lại em thấy rất khỏe mạnh vì bố mẹ cháu được ngủ yên giấc hơn, lại không lo chạm vào con, không sợ làm con thức giấc mỗi khi trở mình, không lo chăn gối có trên giường làm ngạt con được. Với lại, vợ chồng em vẫn thấy gần gũi không bị con yêu cản trở ở giữa hoặc bên cạnh. Chúng em vẫn đều có thể nhìn ngắm con ngủ và cùng chăm sóc cho con khi con thức dậy ban đêm.
Về phần Gà chọi, con cũng rất khỏe mạnh, không hề quấy khóc gì. Hơn nữa em nghĩ rằng nếu cứ cho con ngủ riêng ngay từ sơ sinh, sau này khi em đi làm trở lại, con cũng sẽ tự giác và độc lập hơn. Con chắc chắn sẽ không bện hơi mẹ nên em có thể yên tâm làm việc mà không sợ con quấy khóc khi không có mẹ bên cạnh như 4 tháng sơ sinh kè kè bên con.

Tuy nhiên, nhà cháu khi quyết định cho Gà chọi ngủ trong cũi riêng cũng vấp phải sự phản đối ban đầu của rất nhiều người thân các mẹ ạ. Điển hình nhất là bà ngoại của Gà chọi. Mới đây, 1 tuần bà sang chăm con cháu là cả 1 tuần bà phàn nàn kêu ca và phản đối ra mặt chuyện vợ chồng em cho Gà chọi ra ngủ riêng quá sớm. Bà ngoại cháu toàn mắng mẹ cháu là giờ có điều kiện thì bày vẽ những thứ vớ vẩn cho con sơ sinh phải khổ. 
Ảnh minh họa
Về phần Gà chọi, con cũng rất khỏe mạnh, không hề quấy khóc gì.
Bà ngoại cháu bảo, nếu đặt con nằm trong cũi, khi mẹ trở dậy chăm con sẽ bất tiện. Ngoài ra, khi mới sinh xong thì mẹ bé nên tranh thủ nghỉ ngơi và nên ôm ấp vỗ về con nhiều hơn như thế vừa tiện cho mẹ khi cho con bú vừa giúp con cảm thấy ấm áp, an toàn. Bà cháu bảo, cho trẻ sơ sinh nằm gần mẹ lúc mới sinh sẽ giúp con ổn định hơn về tâm lý, lớn nhanh hơn và phát triển tốt hơn. Chỉ cần khi con ngủ, cha mẹ bé đặt con nằm xa bố mẹ là được chứ không cần thiết phải ngủ riêng ở cũi tách bạch hẳn như vậy.

Với lại, bà ngoại cháu cũng lo ngại rằng, nếu cho cháu bà ngủ riêng quá sớm sẽ khiến con nhận được rất nhiều rủi ro và nguy hại cho sức khỏe của con. Một trong số những nguy hiểm mà bà ngoại cháu nhắc tới là chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh mà mẹ cháu không biết.
Ảnh minh họa
Bà ngoại cháu toàn mắng mẹ cháu là giờ có điều kiện thì bày vẽ những thứ vớ vẩn cho con sơ sinh phải khổ.


Vừa mới cho con ngủ trong cũi riêng được hơn 2 tuần nay, bỗng dưng nghe bà ngoại sang chăm con gái đẻ nói thế mà em cũng thấy lo lo và sợ. Nếu để con ngủ riêng trong cũi lỡ như đúng như lời bà ngoại cháu cảnh báo thì sao? Vợ chồng em vẫn nên cho con ngủ riêng như hiện nay trong cũi hay cho con nằm chung giường với bố mẹ cháu đây? Xin các mẹ đã sinh và có kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ cho em lời khuyên với. Em xin cảm thật nhiều.

Khi Tít được một tuổi, Thu Giang bắt đầu cho bé ngủ riêng phòng. Những ngày đầu thật vất vả và đầy lo lắng, nhưng giờ Tít đã quen.

>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn 

Bé ngủ riêng càng sớm càng tốt

Thu Giang tham khảo rất nhiều sách báo và kinh nghiệm mọi người để áp dụng nhằm mang lại cho con một giấc ngủ tốt nhất.

Những tháng đầu, Tít nằm ở cũi cạnh giường bố mẹ để mẹ chăm chút mỗi đêm. Trời lạnh, Giang cho bé vào túi ngủ để bé đạp cũng không sợ chăn tuột ra gây lạnh, đồng thời cũng không bị phủ lên mặt bé khi bé vẫy vùng cựa quậy. Cô cũng luôn kiểm tra lưng và gáy bé để lau ráo mồ hôi thường xuyên.

Khi bé bắt đầu ngủ phòng riêng, chuyện an toàn cho bé là vấn đề đặt ra hàng đầu. Phòng thoáng nhưng tránh gió lùa, chăn màn gọn gàng xinh xắn với các hình nhân vật Teletubies mà Tít yêu thích.

Cảm giác an toàn cho trẻ

Những hôm đầu Tít khóc rất nhiều. Giang ngồi cạnh giường bé, kể chuyện, dỗ dành đến khi bé ngủ. Cô để phòng bé hơi hé mở để bé cảm thấy những âm thanh quen thuộc và thấy an tâm không bị cách ly hay bỏ rơi.

Đèn ngủ sẽ làm bé dễ ngủ hơn vì bé có thể kiểm soát được chung quanh và không sợ bóng tối. Đứa trẻ nào cũng thích bật tắt đèn để tận hưởng sự thích thú khi điều khiển được đèn sáng tối liên tục khi động tay vào công tắc. Giang luôn để Tít tự làm điều này và bố trí một công tắc an toàn ngay trên đầu giường bé.

Kể về những việc xảy ra trong ngày

Bé sẽ nhớ lại tất cả những chuyện xảy ra trong ngày nếu như mẹ hỏi bé trước khi ngủ. Và mẹ cũng nên kể những gì diễn ra trong ngày của mình một cách rõ ràng để bé có thể hiểu được. Đó cũng là một cách chia sẻ tâm sự giữa mẹ con để bé biết cách bày tỏ cảm xúc, diễn đạt.

Nếu bạn có phạt bé vào ban ngày, cũng đừng bao giờ bỏ qua giây phút nói chuyện âu yếm này. Đứa trẻ nào cũng muốn cha mẹ cho chúng biết bạn yêu chúng đến mức nào và điều đó tạo nên sự êm đềm để bé yên tâm đi vào giấc ngủ.

Hãy kể chuyện hay đọc sách cho con vào buổi tối trước khi ngủ, cho bé tham gia vào câu chuyện với những tình huống tương tự như việc đã diễn ra trong ngày. Bé sẽ thấy hôm nay là một ngày tốt đẹp và nên kết thúc bằng một giấc ngủ ngon để bắt đầu ngày mới.

Giờ ngủ nhất định

Điều cần thiết khi trẻ lên giường ngủ là chúng phải buồn ngủ. Nghe có vẻ buồn cười, nhưng nhìn dấu hiệu là nhận ra ngay: lờ đờ, dụi mắt, ngáp ngủ… Buồn ngủ cũng là phản xạ có điều kiện nên việc cho trẻ tuân theo thời gian biểu nghiêm ngặt là việc quan trọng.

Giấc ngủ trưa

Như người lớn, trẻ em cũng cần giấc ngủ trưa để nghỉ ngơi. Tuy nhiên sau một tiếng nên đánh thức chúng dậy, nếu không bé sẽ thức rất khuya và sẽ mất nhiều thời gian dỗ bé đi ngủ buổi tối. Nếu bé ngủ sớm, cha mẹ sẽ có thời gian rảnh sau đó để dành riêng cho nhau.

Ấn tượng mạnh trong ngày làm bé mơ vào buổi tối

Lan Chi, giáo viên tiểu học kể về chuyện ngủ của con trai: “Khi Tôm 2 tuổi, một hôm trong giấc ngủ bỗng thấy bé hét lên hãi hùng. Tôi chạy vội sang phòng bé thì thấy bé la khóc và kể lể đứt đoạn về một trận động đất và một con quái vật khổng lồ nào đó.

Hoá ra tối hôm trước bé đã sang hàng xóm và xem một bộ phim rùng rợn. Bé cứ ôm chặt lấy mẹ và nức nở mãi trong giấc ngủ tiếp. Tôi không biết an ủi thế nào để bé hết sợ vì tôi không được xem bộ phim đó”.

Từ đó, Lan Chi bao giờ cũng xem TV cùng Tôm. Ở trường mẫu giáo, các cô cũng hay cho bé xem phim hoạt hình và Lan Chi thường xuyên đến gặp cô để trao đổi về nội dung những bộ phim đó.

Khi bé gặp ác mộng giật mình vào giữa đêm, hãy cho bé uống một chút nước, đưa cho bé đồ chơi mà bé muốn ở bên mình để bé tĩnh tâm đi vào giấc ngủ lại. Cha mẹ có thể ở bên cạnh bé một lúc để bé bình tĩnh hơn.

Các đồ chơi yêu thích

Mỗi đứa trẻ đều có một đồ chơi yêu thích của mình. Tít thích con gấu bông Teddy cũ sờn mặc áo gi lê của anh để lại. Khánh Phương, 3 tuổi, lại mê mệt quyển truyện tranh bìa cứng bố mua cho dịp đi Nha Trang. Tít và Phương đều đem chúng lên giường và chuyện trò trước khi ngủ.

Gia Khánh, 3 tuổi bao giờ cũng đặt con sư tử Simba ở đầu giường. Bé tin rằng Simba sẽ bảo vệ bé khỏi những con linh cẩu và đánh thức bé dậy sớm để đi học. Hãy để bé tự lựa chọn những con vật cưng và tôn trọng các quyết định của bé. Trẻ ở lứa tuổi này một mặt tự muốn quyết định mọi việc để khẳng định mình, mặt khác lại vẫn rất cần sự âu yếm vuốt ve.

Các bé lớn lên rất nhanh trong giấc ngủ. Cho bé một giấc ngủ tốt quan trọng chẳng kém một chế độ dinh dưỡng hợp lý để bé luôn khoẻ mạnh, vui tươi.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng không nên cho trẻ ngủ riêng quá sớm bởi vì như thế sẽ làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ.

Có thể đây là “tin dữ” cho các ông bố, nhưng lại là tin lành với bé, vì “ngủ chung với mẹ đến 3 tuổi” tốt cho sự phát triển hệ tuần hoàn và thần kinh của trẻ sơ sinh.

Các nhà khoa học tin rằng, trẻ sơ sinh ngủ một mình sẽ khó tạo ra sự gắn bó giữa mẹ và bé, có thể gây ra những tổn hại trong sự phát triển của não bộ, dẫn đến các hành vi xấu khi trẻ lớn lên.

Lời khuyên gây tranh cãi trên phát sinh từ tiến sĩ Bergman, chuyên gia nhi khoa của Đại học Cape Town, Nam Phi. Tiến sĩ Bergman phát hiện rằng các bé hai ngày tuổi nằm một mình trong cũi ngủ ít hơn các bé ngủ trong vòng tay ấm áp của mẹ, tim của chúng cũng đập căng thẳng hơn.


../data/article/mainimages/saveimages/361881269514475-be-ngu-ngon.jpg

Không nên cho bé ngủ riêng trước 3 tuổi.


Tiến sĩ Bergman cho biết để có sự phát triển tối ưu, trẻ sơ sinh mạnh khỏe nên ngủ trong lòng mẹ trong 3 tuần đầu tiên mới chào đời. Sau đó, chúng có thể nằm chung giường với mẹ cho đến khi lên ba, hay thậm chí lên bốn tuổi.

Nghiên cứu cũng đề cập đến khả năng rủi ro tăng lên khi bé ngủ chung với mẹ – bé có thể bị mẹ đè lên gây ngạt thở. Và đây chính là nguyên nhân khiến cho thuyết “ngủ chung” kém phần thuyết phục. Trong một nghiên cứu gần đây của Anh về các ca đột tử của trẻ sơ sinh, gần 2/3 các trường hợp không giải thích được đã xảy ra khi trẻ ngủ chung với mẹ.

Tuy nhiên, ông Bergman nói: “Trẻ sơ sinh bị ngạt thở và tử vong khi ngủ trong cũi, đó không phải do mẹ của chúng. Đó là do những nguyên nhân khác, như hít phải khí độc, khói thuốc lá, hơi rượu cồn, gối quá to và các đồ chơi nguy hiểm”.

Mười sáu trẻ sơ sinh đã được nghiên cứu khi chúng ngủ trong lòng mẹ và trong một cũi cạnh giường của mẹ. Giám sát y khoa cho thấy tim của bé đập căng thẳng gấp 3 lần khi bé ngủ một mình.

Ngủ một mình trong cũi, giấc ngủ gián đoạn của 6/16 bé ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tác động tiêu cực đến sự phát triển của não bộ. Các nghiên cứu trên động vật đã làm rõ mối liên kết giữa trạng thái căng thẳng và thiếu ngủ với các vấn đề hành vi ở tuổi thanh thiếu niên.

Tuổi tốt nhất để trẻ bắt đầu ngủ riêng là từ 2-4 tuổi, phụ thuộc vào từng gia đình. 

Image 
Tiến sỹ Michelle Golland, Mỹ, tư vấn: Việc trẻ ngủ với mẹ trong khi bố phải ngủ một mình sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cả cho mối quan hệ Vợ chồng và cho chính trẻ. 
Ngay cả khi bạn chỉ để trẻ ngủ chung với hai Vợ chồng trong thời gian bé vẫn còn bú mẹ hay quyết định cho bé ngủ riêng ngay từ đầu và chỉ vào ngủ chung với bố mẹ khi bé bú thì cả hai trường hợp này đều có những mặt tích cực và tiêu cực. Chẳng hạn, sẽ dễ dàng cho bé bú hơn khi bé ở trên giường nhưng đồng thời nó cũng khiến một số người cảm thấy khó ngủ hơn.  
Vì thế, các cặp Vợ chồng cần cùng nhau bàn bạc xem gia đình mình nên ngủ chung, ngủ riêng như thế nào để có quyết định hết sức sáng suốt.

Nếu một trong hai Vợ chồng không muốn ngủ chung thì tốt nhất là hãy tìm cách để bé ngủ riêng. Tránh kéo dài tình trạng người mẹ dành quá nhiều thời gian ngủ với con trên giường trong khi người bố phải ngủ ngoài ghế sofa.
Về một khía cạnh nào đó, trẻ nên có phòng riêng và học cách ngủ một mình. Theo tôi, lứa tuổi tốt nhất để trẻ bắt đầu ngủ riêng là từ 2-4, phụ thuộc vào từng gia đình. 

 Image
Ảnh minh họa
 
Để trẻ làm được điều đó, bố mẹ cần giúp trẻ đối phó với nỗi lo lắng khi ngủ một mình, chẳng hạn tạo ra không gian riêng an toàn, dễ chịu cho trẻ...
 
Bên cạnh đó, bạn cũng cần giúp trẻ nhận thức được rằng trong khi bé rất thích ngủ cùng với mẹ thì bố hoặc mẹ hoặc cả hai không thích việc đó… Thông qua những hành động thân thiết, gần gũi dành cho bạn đời, bạn sẽ giúp trẻ trân trọng hơn những giây phút bên nhau của bố mẹ. Chúng ta không chỉ là “bố và mẹ” của các con mình mà còn là “vợ chồng” của nhau.

Không chỉ thế, bản thân hai vợ chồng cũng cần tự tạo ra không gian riêng tư mà chỉ dành cho hai bạn, đặc biệt là khi có trẻ ở trong nhà. Phòng ngủ của bố mẹ nên là một nơi an bình, gần gũi cả về mặt giới tính và phi giới tính. 
 
Nếu cứ để tình trạng bé ngủ chung với mẹ như trên kéo dài, bố hoặc mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ đến lúc nào đó sẽ cảm thấy bực bội, ức chế trong người.


Tìm hiểu về bệnh gout

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản

Tìm hiểu về bệnh gai cột sống

Cách chế biến cá cơm khô cực ngon

Cách chế biến cá hồi cho bé yêu mau lớn, thông minh

Cách chế biến đậu ván không bị mất chất

Cách làm bì chay

Cách làm muối tôm Tây Ninh khiến chị em mê mẩn

Cách làm xíu mại bánh mì

Cách làm tương miso món tương ngon của xứ sở hoa anh đào

Cách làm ngan om sấu cực ngon

Những bí quyết làm giàu giúp bạn thành công nhanh chóng

Bí quyết trẻ lâu của Lưu Hiểu Khánh

Cách làm thịt bò khô miếng ngon tha hồ nhâm nhi

Cách làm cơm kẹp ngon, hấp dẫn trong những ngày giao mùa

Cách làm giò gà lạ miệng, đổi khẩu vị cho cả nhà

Phong cách Gangnam gây sốt trên toàn thế giới

Bí quyết làm trắng da với nước vo gạo rất an toàn và hiệu quả

Bí quyết làm trắng da dưới cánh tay

Bí quyết làm trắng da cấp tốc không cần đến trung tâm làm đẹp

Bí quyết làm món giả cầy ngon

Cách làm bánh bột lọc Huế hương vị khó quên

Cách làm bánh lọt lá dứa thơm ngon

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con trai tôi 9 tuổi, rất thích ngủ với mẹ và không thích bố nằm cùng những lúd ấy. Khi ngủ như thế, cháu thích đặt tay lên ngực mẹ, gác chân lên bụng mẹ (đôi khi cả chỗ nhạy cảm của mẹ). Tôi ngại nhắc nhở vợ vì dễ dẫn đến hiểu lầm, do mẹ cháu cho rằng đó là việc bình thường. Rất mong Phununet.com trả lời, tư vấn cho gia đình tôi để có phương án đúng đắn. Xin chân thành cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Theo phong tục cũng như văn hóa Việt thì con ngủ riêng từ bé là rất khó. Theo mình nên cho bé ngủ riêng khi bé học mẫu giáo lớn.
vậy thì pạn nên để con ngủ phòng riêng vì mai sau có thể sẽ có chuyện ko hay ( có thể là loạn luân ). Hoặc để ý pé xem pé có bik j về chuyện XXX ko, có thể do bạn bè nói cho. Dù sao thì pạn hãy để ý con nhiều hơn để biết suy nghĩ của pé như thế nào.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý