Lá xương sông chữa bệnh gì?

seminoon seminoon @seminoon

Lá xương sông chữa bệnh gì?

18/04/2015 07:50 PM
6,238

Việc dùng lá xương sông gói chả hay nấu thịt cá không chỉ làm tăng sự thơm ngon, kích thích tiêu hóa mà còn giúp chữa đầy bụng, khó tiêu. Tính ấm của loại rau này cũng có tác dụng làm giảm tính hàn thấp của các loài thủy hải sản hoặc thực phẩm khó tiêu.

Xương sông thường được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, ho hen, nôn mửa, đầy bụng bằng cách mỗi ngày sử dụng 20 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm. Sau đây là 2 bài thuốc cụ thể:

- Chữa ho có đờm,trẻ em nôn trớ: Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá; mật ong 5 thìa con. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.

- Chữa sang chấn, thấp khớp: Lá xương sông (liều lượng tùy theo mức tổn thương) giã nát, xào nóng, chườm lên vùng đau nhức hoặc viêm tấy. Nếu bó lá tại chỗ, để qua đêm càng tốt.

Cây xương sông thường được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, ho hen, nôn mửa, đầy bụng... và đặc biệt là đau nhức vì thấp khớp.
Cây xương sông có nơi còn gọi là xang sông, rau súng ăn gỏi hoặc hoạt lộc thảo. Theo Đông y, xương sông có vị hơi cay, tính ấm, không độc.
Chữa cảm sốt, ho, đầy bụng: 15 - 20 gr lá xương sông sắc với 500 ml nước còn 250 ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Trị sốt cao ở trẻ: Lá xương sông, lá chua me đất lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ uống, bã đắp lên đỉnh đầu, trán và xoa khắp người.
Sốt kéo dài kèm ho khi trẻ lên sởi: Lá xương sông, lá chua me đất, vỏ rễ dâu, kinh giới, địa cốt bì mỗi thứ 8 - 10 gr, sắc uống ngày một thang. Nếu đi lỏng thì giảm chua me đất.
Ho có đờm, nôn trớ ở trẻ em: Lấy 2 - 3 lá xương sông bánh tẻ rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát cùng với 5 thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy chừng 10 phút rồi chắt nước chia uống nhiều lần trong ngày.

Xương sông là loại cây được nhân dân trồng khắp nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em…

Theo Đông y lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, tiêu đờm đặc biệt là những trường hợp do phế nhiệt.

Sau đây là một số bài thuốc có dùng lá xương sông:

Ho do phế nhiệt: Ho khan, ho kéo dài, người bệnh không ngừng được: lá xương sông, lá dâu, lẫm đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống (cách 30 phút uống 1 lần)

Cảm cúm nhức đầu sổ mũi, đau họng rát họng, ho mắc đờm: Lá xương sông 24g, cát cánh 12g, tía tô 16g, trần bì 12g, mạch môn 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g sắc uống hoặc lá xương sông 24g, mạch môn 16g, ngũ vị 12g, xa tiền 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, mơ muối 12g, trần bì 12g, đại táo 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trẻ nhỏ bị ho, sốt nhẹ: Lá xương sông 6g, lá hẹ 6g, hai thứ rửa sạch thái nhỏ bỏ vào chén con, đường trắng 1 thìa, mật ong 4 thìa. Đưa bát thuốc hấp vào nồi cơm khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc trong bát cho trẻ uống 4 – 5 lần trong ngày

Khi dùng phải thức ăn không hợp vệ sinh gây đau bụng đầy bụng, nôn mửa: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.

Trong vú có u cục đau nhức: Lá xương sông và lá đinh lăng mỗi thứ một nắm, giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại, đồng thời cho uống: Rễ xương sông 12g, nam tục đoạn 12g, kinh giới 12g, hoa hòe (sao vàng) 16g, củ đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày (uống khi thuốc còn ấm).

Người cao tuổi bị đau răng nhức răng, tụt lợi: Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi. 

Xương sông (rau xương sông), tên Đông y gọi là hoạt lộc thảo… là cây có lá hình thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới. Xương sông mọc tự nhiên khắp nơi. Theo Đông y, lá xương sông có mùi hơi hăng của dầu, tính ấm có tác dụng chữa chứng đầy bụng, sang chấn, nổi mề đay, chảy máu cam…
Lá xương sông dùng để cuốn thịt là món ăn không xa lạ gì. Thế nhưng chúng ta chỉ biết rằng xương sông giúp cho món ăn ngon hơn mà không biết rằng nó còn có khá nhiều tác dụng với sức khỏe.
Dưới đây là một số bài thuốc từ lá xương sông.
1. Chữa cảm, sốt, ho suyễn, đầy bụng, nôn mửa
Dùng 15-20g lá xương sông khô sắc lên hoặc cho vào nước ấm, đun sôi để uống.
2. Chữa viêm họng
Lấy 5-10 lá xương sông bánh tẻ. Giấm ăn 20-30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất).
Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) cho ra tinh dầu rồi đem nhúng vào giấm để các tinh dầu kết hợp với axit acetic, nâng cao hiệu quả trong ức chế, diệt khuẩn (nhân tố gây viêm). Dùng lá xương sông đập giập nhúng giấm để ngậm. Làm như vậy từ 5 - 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng...
3. Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ
Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa con.
Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.
4. Chữa ho thông thường
Lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm. Bài thuốc này dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản sẽ có kết quả tốt.
5. Chữa tan ứ máu tụ, giải khí nóng tích tụ trong bụng
Dùng lá, rễ xương sông rang nóng rồi dùng để chườm, đắp ngoài da nơi đau nhức.

Xương sông, còn gọi là xang sông, hoạt lộc thảo…, tên khoa học là Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, là loại cây được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc.

Theo dược học cổ truyền, xương sông vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa, thường được dùng để chữa cảm sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, ho suyễn, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mẩn ngứa…

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc xương sông có tác dụng chữa sốt rét, cảm cúm, phù thũng. Lá hoặc cây xương sông còn dùng làm thuốc trị chứng ra mồ hôi và viêm họng. Ở Malaysia, lá xương sông giã nát sao nóng chườm lên những nơi đau nhức do thấp khớp. Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng lá trị phong thấp, sản hậu đau khớp xương, đau đầu phong và đòn ngã ; ở Hải Nam, người ta dùng cả cây bỏ rễ trị viêm phế quản, lở loét, viêm miệng và dùng làm thuốc ra mồ hôi.

Về cách thức sử dụng và liều lượng, nếu uống trong mỗi ngày dùng 15 - 20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, lấy lá tươi nhai ngậm, nuốt nước hoặc giã nhỏ chế nước sôi vào rồi gạn lấy nước uống. Nếu dùng ngoài bằng cách xông, xoa, bôi, đắp thì không kể liều lượng.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong lá xương sông ở nước ta có chứa 0,24% tinh dầu với thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%), ngoài ra còn có α-thynen, α-pinen, α-terpinen, limonene, methylcarvacrol, β-caryophylen, 1-hexadecanol.

Như vậy, có thể thấy, xương sông không có độc chất và trên thực tế loại cây này vẫn được sử dụng làm gia vị và thực phẩm trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, dù làm thức ăn hay làm thuốc vẫn cần phải có liều lượng nhất định, nhất là khi dùng để chữa bệnh. Gần đây, có trường hợp dùng một rổ lá xương sông trồng trong vườn nhà, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa chứng ho lâu ngày và đã bị phỏng rộp toàn thân, phải đưa đến bệnh viện cấp cứu rất vất vả và tốn kém mới bảo toàn được tính mạng.
Đây có thể do ba nguyên nhân: (1) Do dùng một lượng xương sông quá lớn, vượt xa liều 20g được phép sử dụng, y học cổ truyền có quan điểm “thái quá sinh bất cập”, nghĩa là dù tốt và lành đến mấy nhưng khi dùng quá mức thì vẫn sinh tai họa; (2) Do người dùng có phản ứng quá mẫn mang tính chất đơn lẻ đối với một hoặc nhiều chất nào đó có trong thành phần lá xương sông tương tự như việc dị ứng với các đồ ăn thức uống; (3) Do trong khi uống nước ép lá xương sông người bệnh có thể còn dùng một loại thuốc khác hoặc bị ngộ độc một loại hóa chất nào đó có trong thức ăn hoặc nước uống dẫn đến phản ứng bất lợi mà không biết. Để có kết luận cụ thể, rất cần phải khai thác bệnh sử, khám xét lâm sàng tỉ mỉ và tiến hành những xét nghiệm về độc học tại các labo hiện đại. 

Các loại hoa màu tím kiêu sa

Ý nghĩa các loài hoa

Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể

Mẫu hoa cưới độc đáo

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hoa cưới bằng hoa rum đẹp

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Ý nghĩa của hoa lavender

Ý nghĩa của hoa lay ơn

Ý nghĩa của hoa lan chuông

Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp

Ý nghĩa của hoa thủy tiên

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Làm tóc xoăn tự nhiên bằng giấy

Làm tóc xoăn tự nhiên không cần uốn

Cách làm tóc mái phồng cực đẹp

Chữa thâm quầng mắt bằng tự nhiên

Mặt nạ trị thâm quầng mắt từ thiên nhiên

Mặt nạ trị tàn nhang hiệu quả nhất

Mặt nạ trị nám bằng trái cây

Ý nghĩa của biển số xe

Tự may váy cho bé cực yêu

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa hồng trong tình yêu

Ý nghĩa số điện thoại của bạn

Ý nghĩa của Gangnam style

Ý nghĩa của ngày 20 tháng 11

Tự chế kem dưỡng da mùa đông

Tự chế kem dưỡng da ban đêm cực hiệu quả

Tự chế kem dưỡng vùng mắt

Tự chế sữa rửa mặt cho da nhờn

Tự chế sữa rửa mặt cho da mụn

Cách làm lông mi cong tự nhiên

Làm mặt nạ dưỡng da trắng hồng



(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Re suong song co ngam ruou uong duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý