Giai đoạn cuối thai kỳ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Giai đoạn cuối thai kỳ

18/04/2015 10:39 AM
1,358

Trong các tuần cuối của thai kỳ, rất ít khi có trục trặc gì xảy ra. Từ tuần thứ 32 trở đi, mối quan tâm chính của bác sĩ là sự tăng trưởng không ngừng của thai nhi và tình hình sức khoẻ của người mẹ. Những đe doạ có thể xảy ra là tăng huyết áp, mà điều này có thể báo trước cho bạn chứng tiền sản giật; ngừng tăng trọng, có nghĩa là thai nhi ngừng phát triển. Chính vì lẽ đó, bác sĩ sẽ khám cho bạn thường xuyên hơn, có thể cứ hai tuần một lần từ tuần thai thứ 32 đến tuần 36, sau đó tuần nào cũng khám cho bạn cho đến khi bạn sinh.

Một trong số những điều bạn quan tâm ở cuối thai kỳ là sự khó chịu trong người. Khi bụng của bạn càng lúc càng lớn hơn thì việc đứng ngồi bình thường cũng sẽ trở nên khó chịu. Nếu bạn nằm ngữa trên giường, sức nặng của thai nhi sẽ đè ép lên các mạch máu chính và các dây thần kinh nằm sát với xương sống, làm cho lưng bạn bị tê đi và đau âm ỉ, nó cũng có thể khiến bạn bị choáng váng và khó thở. Bạn hãy lưu ý đến cách nằm khi ngủ và chọn tư thế ngủ sao cho bạn được thoải mái nhất, đôi lúc bạn nên dùng gối hoặc đệm để lót cho cơ thể được êm ái.

1. Kỹ thuật kéo căng rồi thả lỏng

Các kỹ thuật giúp thư giãn tốt sẽ phối hợp sự thả lỏng ở đầu óc và cả cơ thể bằng việc hít thở đều và sâu. Chúng rất có lợi cho bạn nếu bắt đầu thực hành những kỹ thuật này sớm để tới giai đoạn cuối thai kỳ chúng sẽ thành thói quen như một bản năng thứ hai.

Có một phương pháp giúp bạn làm cho cả cơ thể hoàn toàn thư giãn dùng kỹ thuật căng thẳng và thả lỏng. Đây là một sự hỗ trợ thật dễ chịu để tạo thư giãn trong suốt thai kỳ, đồng thời tác dụng như một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho lúc chuyển dạ bởi đó là một phương pháp hữu hiệu cho phép bạn thả lỏng hầu hết các cơ bắp khắp thân thể. Như vậy khi dự con đang co thắt, phần còn lại của cơ thể bạn không bị căng thẳng.

Kỹ thuật này sẽ bao gồm việc tuần tự căng lên và thả lỏng các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Chồng bạn có thể phụ bạn bằng cách chạm vào nơi bạn đang căn lên; bạn sẽ phản ứng lại việc đụng chạm ấy bằng cách thả lỏng ra. Tốt nhất, hãy thực hiện bài tập này 1 ngày 2 lần, mỗi lần trong 15 hoặc 20 phút. Nên tập trước bữa ăn hoặc khoảng một tiếng đồng hồ sau khi ăn.

Hãy tạo cho mình tư thế nằm thoải mái, nằm ngữa hay nằm nghiêng cũng được và nên lót thêm gối. Nhắm mắt lại, cố gắng xoá tan đi khỏi đầu óc những ý nghĩ, mối bận tâm, hoặc sự lo âu bằng cách hít vào, thở ra chầm chậm, đều đều và chỉ tập trung vào cách thức hít vào thở ra của mình thôi. Hãy để cho các ý tưởng dễ chịu và thư giãn của bạn tràn vào và nếu tâm trí lại bắt đầu bị xâm chiếm với những điều bực dọc hoặc âu lo, hãy ngăn chúng lại bằng cách nói "không" theo hơi thở, sau đó lại tiếp tục tập trung hoàn toàn vào việc hít thở sâu của bạn. Khi mà đầu óc của bạn đã hoàn toàn được thư giãn và hơi thở đã thật đều đặn và sâu, bạn lại có thể bắt đầu thao tác căng thẳng và thư giãn. Hãy nghĩ đến bàn tay phải của bạn: căng nó ra một lát, lòng bàn tay lật lên trên, sau đó giãn nó ra rồi buông xuôi để cảm thấy nó nặng và âm ấm, cũng làm như thế suốt bên hông phải của cơ thể bằng cách căng và giãn cánh tay trước rồi tới bắp tay và vai. Sau đó đến lượt hông trái của cơ thể cũng thế. Kế đó, gập đầu gối lại, rồi cứ căng ra và thả lỏng phần mông, đùi, bắp chân và bàn chân. Ấn phần lưng dưới nhẹ nhàng sát xuống nền nhà rồi thả ra và thư giãn.

Cuối cùng là phần cơ đầu và cổ. Thư giãn các cơ trên khuôn mặt, mắt và trán. Cố không nhăn mặt hay nhíu mày gì cả.

2. Tư thế của con bạn

Khi một thai nhi đạt đến mức trưởng thành đầy đủ vào khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ, cơ thể của nó nặng hơn và đầu của nó quay xuống dưới (cũng có bé ngồi mông cho đến ngày sinh).

Nếu đến lúc sinh mà thai nhi vẫn nằm ở tư thế mông hướng về phía đường sinh, thì có khả năng phải sinh mổ. Nếu đứa con trong bụng của bạn vẫn nằm ở tư thế này vào các tuần lễ cuối cùng của thai kỳ, bạn cũng có thể tin rằng nó sẽ tự động xoay để đầu quay xuống khi cơn chuyển dạ thực sự bắt đầu.

Có khoảng 30% thai nhi có tư thế mông hướng phía đường sinh vào tuần thứ 30 của thai kỳ. Hơn một nửa số này sẽ tự động xoay tư thế lại trong suốt 2 tuần kế tiếp.

Có 14% thai nhi vẫn còn nằm tư thế mông hướng về phía đường sinh vào tuần thứ 32. Có 60% cơ may là bé sẽ tự xoay tư thế lại trước lúc chuyển dạ diễn ra.

Có chưa tới 5% thai nhi vẫn giữ nguyên tư thế mông hướng về phía đường sinh vào tuần thứ 37. Khoảng 1/4 trong số này sẽ tự xoay tư thế lại, mặc dù chuyện này sẽ khó có khả năng xảy ra hơn nếu 2 chân thai nhi đang duỗi ra hoặc tử cung không còn chỗ, do thai nhi lớn hoặc có thai song sinh chẳng hạn.

Có một số ít thai nhi tự đạp vòng quay trong tử cung khi cơn chuyển dạ khởi sự, miễn là tử cung còn chỗ để cho chúng xoay.

3. Theo dõi thai nhi quá hạn sinh

Các thai nhi vượt qua ngày dự sinh được theo dõi thật chặt chẽ. Có một số phương pháp khác nhau để theo dõi thai nhi.

Ghi lại các chuyển động của thai nhi

Dấu hiệu chính xác nhất cho biết tất cả đều ổn với thai nhi là có thể nhận thấy các chuyển động đều đặn của nó. Vì lý do các bà mẹ cũng như các thai nhi không giống nhau nên số lần chuyển động được xem là bình thường đối với mỗi bào thai cũng thay đổi. Chính bạn là người theo dõi hay nhất để biết bé chưa ra đời đang chuyển động một cách bình thường. Bạn có thể tự theo dõi sát các hoạt động của con mình qua một biểu đồ thai máy của bé.

Theo dõi các chuyển động thai nhi bằng máy điện tử

Thiết bị điện tử này có thể được sử dụng để kiểm tra nhịp tim đạp của thai nhi bằng cách cho bạn nghe những âm thanh liên tục hay ghi lại trên giấy. Nếu nhịp tim đập của bé ổn định, thì có thể bạn không cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác hay giục sinh.

Theo dõi qua siêu âm

Bạn có thể sẽ được kiểm tra bằng siêu âm để đánh giá lượng nước ối trong dạ con, nếu lượng nước ối này thấp đến mức nguy hiểm thì bạn sẽ được khởi phát chuyển dạ (giục sinh).

4. Có phải bạn đã quá ngày sinh?

Chỉ có khoảng 5% các em bé ra đời đúng vào ngày được tính toán. Ngày sinh đã được tính toán hoặc còn gọi là ngày dự sinh chỉ được coi như là một con số thống kê trung bình, và qua các cuộc nghiên cứu, đã cho ta thấy rằng có độ khoảng 40% bé sơ sinh chào đời sau tuần thứ 41 của thai kỳ (hơn một tuần lễ sau ngày được ta chờ đợi) và tới 10% trẻ ra đời sau tuần thứ 42 của thai kỳ.

5. Quá ngày sinh

Một trong những khó khăn chính trong việc xác định một thai nhi thực sự đã quá ngày sinh hay không là phải dựa vào ngày thụ thai. Đây là điều rất khó xác định. Ngay cả nếu bạn có một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày (đây là tiêu chuẩn để làm căn cứ tính ngày dự sinh), thì ngày rụng trứng của phụ nữ cũng chỉ được biết một cách phỏng chừng. Ngoài sự mơ hồ về việc xác định ngày rụng trứng chính xác, tình trạng mỗi một em bé cũng không giống nhau và chính vì vậy, thật là không thực tế khi ta cứ nghĩ các trẻ sơ sinh phải trưởng thành trong cùng một số ngày. Hơn nữa, bởi vì cơn chuyển dạ của bạn được khởi động do thai nhi sản sinh ra các nội tiết tốt trong lúc nó tiến đến giai đoạn trưởng thành đầy đủ, điều này kéo theo việc ngày sinh được mong đợi có thể bị thay đổi rất nhiều (ngay cả trong các lần thai nghén "theo sách vở").

Tuy nhiên, các bác sĩ đặc biệt quan tâm nếu thai tiếp tục kéo dài qua khỏi ngày dự sinh ước đoán. Điều này có thể do thai nhi trưởng thành chậm và lượng máu của lá nhau có khả năng thiếu hụt, gây nguy cơ cho sức khoẻ của thai nhi. Bé tiếp tục trưởng thành trong tử cung càng lâu bao nhiêu thì càng to bấy nhiêu, và điều này làm gia tăng khó khăn cho sự chuyển dạ cũng như khả năng lá nhau sẽ không thể tiếp tục chuyển chất nuôi dưỡng thai nhi qua một thời gian dài như vậy.

Các bác sĩ và nữ hộ sinh cũng xem xét lại liệu có phải tiền sử cá nhân bạn hay một tiền sử hộ sản của gia đình có số thai kỳ dài hơn số thai kỳ trung bình không (thí dụ như 43 hoặc 44 tuần). Nếu đây đúng là trường hợp như thế, bác sĩ sản khoa hay nữ hộ sinh sẽ có thể để cho bạn kéo dài thêm 2 tuần quá ngày quy định mà sẽ không giục sinh. Tuy thế, đương nhiên bạn sẽ được theo dõi thật sát xem có vấn đề xảy ra - và thực tế cho thấy, đa số các chị em phụ nữ cảm thấy rất nóng lòng khi sinh vào giai đoạn này.

6. Xương chậu không cân xứng

Cơn chuyển bụng có thể bị ngưng lại nếu đầu bé quá lớn không lọt qua khung xương chậu được. Nếu trường hợp này xảy ra thì buộc phải sinh mổ.

7. Trưởng thành muộn

Một thai nhi quá ngày sinh thì có nguy cơ bị trưởng thành muộn, có nghĩa là bé mất đi lớp mỡ khắp cơ thể, nhất là từ bụng của bé. Chính vì thế, làn da của bé trông có vẻ đo đỏ và nhăn nhúm như thể lớp da đó không vừa với cơ thể của bé và da có thể đã bắt đầu bị tróc ra. Có rất ít trẻ sơ sinh thực sự trưởng thành muộn, tuy nhiên bởi vì sự trưởng thành muôn không chỉ tuỳ thuộc vào tình trạng của bé mà còn tuỳ thuộc vào lá nhau, do đó rất khó cho ta tiên đoán đứa bé nào đang gặp nguy hiểm.

8. Các nguy cơ

Các nguy cơ gồm có: việc chuyển dạ lâu hơn và khó khăn hơn, do đứa bé trưởng thành muộn có khuynh hướng to hơn và xương sọ cứng hơn (điều này có nghĩa là việc di chuyển qua đường sinh sẽ làm tổn thương cả bé lẫn mẹ); và cũng có một nguy cơ lớn hơn là thai nhi chết khi còn trong bụng (nguy cơ thai nhi chết trong bụng tăng gấp 2 lần khoảng trong tuần thứ 43 và gấp 3 lần trong tuần thứ 44 của thai kỳ). Thêm một nguy cơ nữa là khi tử cung bắt đầu co thắt trễ thì cũng co thắt không có hiệu quả trong thời kỳ chuyển dạ.

9. Lá nhau của bé

Vào lúc đủ tháng, lá nhau - một cơ quan chuyển tiếp nguồn cung cấp máu từ người mẹ qua đứa con - trông khá giống như một lá gan còn sống, có kích thước bằng một cái đĩa ăn trung bình, với bề dầy đo được cỡ 2,5cm. Phía lá nhau nằm sát bên người mẹ được phân ra thành các lát có hình dạng như các miếng gỗ chêm được gọi là múi nhau.

Lá nhau có chức năng chính là dự trữ và sẵn sàng điều chỉnh khi có thương tích, sửa chữa các thương tổn do chứng thiếu hụt oxy gây ra và không bị lão hoá. Nhiều người cho là lá nhau ngày càng bị lão hoá trong thai nhi bình thường, do đó hiểu sai đi khi thấy sự xuất hiện các bộ phận khác của lá nhau suốt thời gian mang thai.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng có sự thay đổi trong tính chất của các lông nhung xung quanh lá nhau khi bào thai đang phát triển, và vào khoảng tuần thứ 36 của thai kỳ, có thể sẽ có chất can-xi đọng lại bên trong các thành mạch máu nhỏ đồng thời chất đạm có thể lắng đọng lại trên bề mặt của các lông nhung. Cả hai sự thay đổi trên đã có tác dụng hạn chế sự lưu thông của các chất dinh dưỡng và chất thải ngang qua lá nhau. Tuy nhiên, sự hạn chế này sẽ được cân bằng do sự tiếp cận giữa các mạch máu của thai nhi và các lông nhung, các nhân tố này sẽ tăng cường sự trao đổi dưỡng chất.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Khj dj ve sjnh toj thuong bj dau bung duoj thj co anh huong j toj thaj nhj khong
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Đau bụng dưới khi mang bầu là một chuyện rất bình thường nếu đau bụng không đi kèm những triệu chứng như trên, vì vậy em không cần quá lo lắng nhé
Thai nhi 32 tuần tuổi có một ít nước trong một bên tinh hoàn có làm sao không?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Bé bị bệnh tinh mạc nước (tinh hoàn ứ nước). Ở trẻ em, đây là bệnh bẩm sinh, thường tự khỏi khi lên 2 hay 3 tuổi. Nếu quá 3 tuổi mà tinh hoàn vẫn còn to thì nên đến khám bác sĩ. Phẫu thuật đơn giản, thường là mổ hoặc rạch ở bao tinh mạc cho thoát hết nước bên trong, không gây hại gì. Bệnh nói chung không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của cháu và không gây vô sinh sau này.
Tôi đang mang thai đôi được 25 tuần. thai đạp như thế nào mới là thai khoẻ mạng trong các tuần theo?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Cảm giác thai máy được thai phụ nhận biết vào khoảng giữa tuần lễ thứ 16 – 19, thai phụ cảm thấy có cử động nhẹ trong bụng. Thai của em ở tuần thứ 25, em chỉ cần để ý thai máy mỗi ngày . Nếu thai từ 31 tuần trở lên, thì phải theo dõi thai máy kỹ ( thai máy > 4 lần trong 1h sau khi ăn)
toi mang thai duoc 28tuan so kg cua thai nhi la 1.250kg voi so ki nao em be co bi suy kg
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
cho em hoi dau hieu sap sanh co nhung hien tuong gi xay ra va em nen an uong nhung gi vao cuoi thai ky cho be khoe manh.
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Cho em hỏi rằng em có thai 35 tuần thì siêu âm màu.trong siêu âm và bác sĩ nói bánh nhau nhiều canxi vậy có hại gì cho thai nhi và làm sao để giảm lượng canxi trong bánh nhau?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Toi mang thai duoc 38 tuan luong nuoc oi la 75ml thi co bi can oi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Nước ối là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng, chứa trong buồng ối của thai phụ. Nước ối xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12 – 28 sau khi thụ thai, được hình thành từ ba nguồn: thai nhi, màng ối và người mẹ. Khi được 16 – 32 tuần, lượng nước ối đạt từ 250 – 800ml, rồi tăng lên 1.000ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi. Từ thời điểm này đến lúc sinh, lượng nước ối sẽ giảm dần đi, và còn lại độ chừng 500ml (lúc sinh). Do vậy, nếu thai càng già tháng, thì lượng nước ối càng ít đi. Như vậy lượng nước ối của chị là bình thường nhé
em bị nhói cửa mình mà giờ em mới được gần 36 tuần. Mà nó xuất hiện với tần xuất ngày càng cao. Vậy có phải em sắp sinh không?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Nếu thêm các triệu trứng bụng xệ xuống, tức ngực, đi tiểu nhiều ra nhiều khí hư hơn bình thường thì gia đình nên chuẩn bị để chào đón thành viên mới nhé.Chúc chị mẹ tròn con vuông nha
em đang mang thai ở tuần thứ 36 nhưng dạo này cửa mình của em hay nhói mà tần xuất nhói càng ngày càng tăng. Vậy các mẹ ơi có phải là em sắp sinh rồi không ah?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Nếu có thêm dấu hiệu đi tiểu nhiều, bụng xệ xuống hoặc tức ngực, tiết ra nhiều dịch hơn bình thường thì là bạn sắp sinh rồi đó.,Gia đình nên chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng đón bé yêu nhé.CHúc mẹ tròn con vuông
Mang thai 32 tuan thai nhj nang 1700gr co nhe wa ko jup do voj
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Chào chị: Thai 32 tuần chiều dài: 42,4 cm và cân nặng là 1700 g.Như vậy là theo tiêu chuẩn rồi chị nhé, không quá bé,Chị cứ đi khám thai đều đặn nhất là những tuần cuối thai kỳ nhé.chúc chị mẹ tròn con vuông
sinh con so co dung ngay du sinh khong
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Còn tùy từng người chị à.Nếu thai nhi phát triển bình thường thì đa phần là đúng nhé
Tôi đang mang thai đựơc 31 tuần tuổi .tôi hay bị đau bụng dứơi và thường xuyên. Cho tôi hỏi : tôi có nên nằm nhiều không ? Đi lại nhiều có tốt không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Chào bạn! Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy vào các triệu chứng hoặc dấu hiệu đi kèm với nó. Trong những tuần đầu của thai kỳ, thường bạn sẽ thấy bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe. Đây là điều rất bình thường. Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh. Vấn đề này cũng hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu đau bụng dưới có kèm theo các dấu hiệu sau thì bạn phải ngay lập tức đi gặp bác sĩ: Đau kéo dài và đau dữ dội Có chảy máu âm đạo Sốt cao, co giật Đi tiểu thấy rát, khó chịu và tức ở khu vực xương chậu Nếu là những cơn đau bình thường và không thường xuyên bạn có thể thực hiện một số động tác sau sẽ rất có ích: - Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu. - Khi trở dậy, hãy nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới. - Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại. - Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước. - Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối. Ngoài ra hãy luôn nhớ thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của bạn cho bác sĩ khám trực tiếp Thân
Tôi đang mang bầu tuân thứ 32 .từ khi mang bầu toi đả uống sữa bầu. Đi khám thai thì bác sĩ kết luận thai phát triển bình thừơng. Bố chồng khuyên tôi không nên uống sữa nữa. Để lúc sinh dể dàng hơn. Tôi có nên uống sữa nữa không? anh chi giúp tôi với
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Chào chị! Bác sĩ Lê Quang Hào (Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyến cáo: "Uống nhiều sữa cũng không có lợi vì nhiều sữa có thể làm tăng tỷ lệ bé sơ sinh thừa cân. Khoảng 250ml sữa mỗi ngày là hợp lý. Nếu uống gấp đôi lượng trên (khoảng 500ml, tức là thêm một cốc sữa mỗi ngày) thì trọng lượng bé sơ sinh tăng thêm trung bình 41g". Ngoài ra, bác sĩ cũng cho biết thêm: "Đúng là sữa bà bầu rất nhiều chất, nhưng bà bầu hoàn toàn có thể bổ sung những chất đó từ thực phẩm hàng ngày như canxi có trong tôm cá, hải sản; sắt có trong thịt, gan động vật; axit béo omega 3 có trong cá biển. Nếu chịu khó ăn uống đa dạng, kèm với uống sữa tươi hoặc sữa chua thì cũng tốt ngang sữa bầu". Những trẻ sinh ra nặng cân (trên 3,8kg) tuy trông bụ bẫm khoẻ mạnh nhưng thực chất những em bé này có nguy cơ thường trực là hạ đường huyết sau khi sinh do nồng độ insulin của người mẹ rất cao và sau khi sinh thì bị tụt xuống nên hệ thống nội tiết của em bé chưa thích nghi kịp. Hiện tượng này kéo theo một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy thở, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… Khi lớn lên nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của những em bé sơ sinh thừa cân cao gấp đôi so với những em bé có cân nặng bình thường. Vì vậy, trẻ sơ sinh thừa cân cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là những ngày đầu sau sinh để hạn chế những biến chứng. Hi vọng bạn đã có câu trả lời cho mình rồi nhé.
Tôi đang mang bầu được 33tuần đi khám thì thai nhi được 2115gam. Cho tôi hỏi .kg như vậy có bị chậm phát triển không.? .và tôi có nên uống sữa bầu nữa không?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý