Phương pháp thiền trong Yoga

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Phương pháp thiền trong Yoga

19/04/2015 01:50 AM
2,028


Từ một điểm nhỏ xíu ở Ấn Độ cách đây hơn 5000 năm, yoga đang trở thành trào lưu thời thượng trên khắp các châu lục. Liệu có phải yoga còn lớn hơn cả việc thở đúng cách? Liệu nó có thể chữ bệnh ung thư? Hay có thể đẩy lùi bệnh đau tim? Hoặc phục hồi vẻ đẹp của phụ nữ thời hậu mãn kinh? Liệu nó có giúp giảm cân, bỏ thuốc lá hay đơn giản là cải thiện thái độ và kết quả học tập. Những ích lợi của yoga liệu có thể đo đếm bằng các tiêu chuẩn y học truyền thống? Nói cách khác, liệu yoga có phải là một môn khoa học?


Thiền là gì?



Thiền thường được hiểu là ngồi yên, trầm tư mặc tưởng, phân tích hoặc suy nghĩ về một luận cứ, một bài thơ hoặc một bài kinh. Đôi khi nó cũng được hiểu là ngồi xuống , nhắm mắt lại và giữ cho trí óc không suy nghĩ gì cả.

Nhờ vậy giữ cho tâm trí được thanh thản bằng cách tránh thoát các vấn đề. Cả hai cách hiểu này đều không đúng với ý nghĩa đích thực về Thiền Yoga.
Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là “Dhyana” nghiã là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở , hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ Trụ. Mặc dù, một người mới nhập môn, mỗi lúc chỉ có thể giữ cho tâm trí tập trung vào Thiền trong vài giây mà thôi, nhưng với sự giúp sức của các kỹ thuật Thiền đã được điều chỉnh cho thích hợp với khả năng mỗi cá nhân, người tập sẽ dần dần đạt được tư duy và cảm nghĩ cao cả.
Khi Thiền đã trở thành chủ quan, nghĩa là khi tâm trí của người Thiền mở rộng vô hạn đến nỗi không ý thức cá nhân nào còn tồn tại, đó là lúc đã đạt được Đồng Nhất Vũ Trụ, gọi là “Samadhi”, trạng thái này được gọi là “Anandam” hoặc Chân Phúc Vũ Trụ vì ý thức hoàn toàn được giải thoát khỏi những trói buộc của bản ngã và đồng hoá vào Ý Thức Duy Nhất mênh mang trong vũ trụ, nếu không, sức mạnh tâm trí sẽ bị tiêu tan vì sự phân trí nội tại và ngoại tại. Để điều khiển tâm trí trong khi Thiền, chúng ta cần có điểm tập trung. Tâm trí muốn đi đến điều gì thích thú, vì thế nhờ sử dụng một Mantra hoặc một rung động âm thanh đặc biệt, tâm trí sẽ được hướng về điều thích thú nhất – Ý Thức Vô Hạn. “Mantra” theo từ nguyên, có nghĩa là “cái giải thoát tâm trí”. Trong khi Thiền, tâm trí ta tập trung lên từ này. Các Mantra (cái giải thoát tâm trí) là những từ của ngôn ngữ Phạn, có những tính chất sau:
· Nhịp nhàng
· Có khả năng tạo ra sự tập trung
· Có khả năng tạo ra ý tưởng
.



THIỀN - SỰ TƯƠI MÁT SAU CƠN MƯA


Cho đến nay, nhiều người vẫn còn mơ hồ về các tác dụng của thiền. Dù có nói gì đi chăng nữa thì cái việc chỉ ngồi một chỗ mà bảo rằng có thể mang lại sức khoẻ và vẻ đẹp cho người phụ nữ thì cũng đáng nghi ngờ thật.

Nhưng Madona, ngôi sao ca nhạc của Mỹ, vẫn đang thống soái làng ca nhạc và giữ được dáng xuân thì, chắc hẳn mọi người đều biết. Mới đây, Madona tiết lộ trên báo chí rằng cô thường xuyên tập Yoga và ngồi thiền!
Cứ nhìn khuôn mặt của người phụ nữ là  biết cô có hạnh phúc hay không. Nơi đây là nơi phản chiếu tâm tư tình cảm chính xác nhất. Sắc đẹp không chỉ đơn giản là mũi cao, miệng trái tim... đó chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài. Cốt lõi là nụ cười có tươi tắn và rạng rỡ không! Ngay cả khi trán đã nhăn, gò má đã xệ thì vẫn thấy khuôn mặt ấy sự bình yên, yêu đời, tràn đầy tình yêu thương... Đó mới là vẻ đẹp vĩnh cửu.

Thoát sự lo lắng buồn phiền

Có nhiều cách lắm. Có thể bạn sẽ tụ tập bạn bè ngồi tán gẫu cái sự đời hoặc đi du lịch đâu đó Đảm bảo rằng ngay thời điểm đó bạn sẽ hết buồn phiền nhờ các câu chuyên vui, sự giao cảm với thiên nhiên và mọi người xunh quanh. Nhưng khi trở về với hiện tại, gánh nặng đó lại ngập tràn trong bạn. Bạn không bao giờ rũ bỏ được nỗi buồn và sự lo lắng, có dịp nó lại bùng lên một cách mạnh mẽ, có khi còn dữ dội hơn. Sự lo lắng buồn phiền mà ta hay quen gọi là stress, là kẻ thù số 1 của sắc đẹp.

Sức tàn phá của nó tàn bạo tới mức chỉ qua một đêm, nó có thể biến một bông hoa tươi rói thành úa tàn!

Nhưng phụ nữ có một vũ khí lơị hại. Ngoài những tác động khác thì việc tập yoga và ngồi thiền sẽ là những giọt nước thần tiên khiến cho bông hoa tươi trở lại đó. Theo HLV Nguyễn Thị Thạch, chính tác dụng làm quân bình  tâm trí và thể xác của yoga và thiền đã làm giảm stress, tạo tinh thân mạnh mẽ, có thể đối phó với  các thách thức của cuộc sống. Ngồi thiền giúp cho đầu óc không còn ý nghĩ thô thiển, tập trung được tư tưởng, và kiểm soát được phương hướng trong cuộc sống. Những người ngồi thiền là những người luôn luôn lạc quan trong cuộc sống, vì họ tự tin, làm chủ được tư tưởng và hành động của mình. Khi đạt được như thế có nghĩa là họ đã đẩy lùi đươc kẻ thù số một của sắc đẹp, là stress ra khỏi  đầu óc mình.

Tự chủ trong suy nghĩ

Nói một cách dễ nhất, khi thiền là lúc cơ thể ta được nghỉ ngơi, thư thái, đầu óc trống rỗng. Sự nghỉ ngơi này sâu hơn lúc ta ngủ. Năng lượng được tích lại. Khác với sự nghỉ ngơi bình thường, thiền cải thiện thời gian phản ứng của con người, giúp tinh xảo trong vận động. Như một chiếc xe máy, nếu chạy 24/24 giờ từ ngày này sang ngày khác, không được nghỉ, chắc chắn sẽ mau hỏng hơn chiếc xe vừa chạy vừa được trùng tu. Đầu óc và cơ thể con người ta cũng thế thôi. Thiền là lúc đầu óc và thân xác được tĩnh. HLV asana yoga Phạm Thị Phượng của Nhà Văn hoá phụ nữ TP. HCM cho biết, chỉ sau vài tháng ngồi thiền, đảm bảo rằng bạn sẽ mất vẻ cau có, căng thẳng, các bất ổn vể tâm lý. Bạn sẽ tỉnh táo hơn, thân thiện và chan hoà hơn với mọi người xung quanh, yêu đời hơn trước.

Đến đây vẫn có người hoài nghi. Vì sao chứ! Chỉ ngồi quéo chân, tay thả lỏng, mắt nhắm nghiền mà giải toả hết lo âu ư? Xin thưa, lúc đó là có sự ra tăng của máu về não, giúp guồng máy bộ não hoạt động một cách mạnh mẽ. Đấy là lý do chính làm đầu óc ta minh mẫn, khả năng suy nghĩ thật rõ ràng. Điều này cho thấy tại sao các người đẹp phương Tây hay tập yoga và ngồi thiền. Cuộc sống luôn căng thẳng thì con người luôn tìm được vũ khí để hạ chúng.

Hoa hậu phu nhân được mến mộ Đoàn Thị Kim Hồng cho biết: chị thường xuyên tập yoga và ngồi thiền. Một ngày 30 phút trước khi đi ngủ. Có lẽ  vì thế mà dù lãnh đạo một công ty hoạt động trên mặt trận nóng bỏng nhất chị vẫn tươi như hoa. Và rất nhiều phụ nữ đã tìm đến các  phòng tập yoga và tập ngồi thiền là một bằng chứng cho thấy ngày nay người ta đã biết tác dụng  của việc thiền. Chỉ cần rất ít thời gian là ta có thể thư giãn tại chỗ. Thiền là phương pháp hiệu quả để tống khứ sự căng thẳng và ngăn ngừa căng thẳng. Như vậy, ai dám bảo thiền không mang lại sắc đẹp vĩnh cửu chứ?


MỘT SỐ CHỈ DẪN VỀ THIỀN










Để có thể tiến bộ nhanh trong thiền định, bạn nên tuân thủ các chỉ dẫn sau:

• Không ngắt quãng

Hãy ngắt chuông điện thoại. Hãy để bạn bè và gia đình bạn biết rằng đây là quãng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. Hãy đóng cửa và để thế giới thường nhật ở bên ngoài. Cuối cùng gia đình bạn sẽ tôn trọng mong muốn của bạn được yên tĩnh và một mình trong khoảng thời gian này.

• Tập luyện hai lần một ngày không thay đổi


Để có thể đạt trạng thái ý thức cao hơn, điều quan trọng là bạn cần xây dựng thói quen thiền định thường xuyên hàng ngày. Thậm chí ngay khi bạn thiếu thời gian, hãy thiền tối thiểu vài ba phút, hai lần một ngày không thay đổi.

• Luyện tập vào một thời gian cố định trong ngày

Hãy thiền định thường xuyên hàng ngày vào cùng một thời gian, nhờ vậy đến giờ thiền, tâm trí bạn sẽ tự nhiên hướng tới việc thiền. Thời gian tốt nhất cho thiền định là vào lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn (trước khi ăn sáng và ăn tối). Thời gian vào khoảng nửa đêm, trong sự yên tĩnh của buổi tối cũng rất tốt cho thiền định, trước khi bạn đi ngủ.

• Thiền định khi bụng rỗng

Sau khi ăn, năng lượng của cơ thể tập trung vào các cơ quan tiêu hoá, tâm trí trở nên trì trệ và khó tập trung hơn. Do vậy luôn tập thiền khi bụng đói. Một cách tốt nhất để duy trì việc tập thiền thường xuyên đó là tuân thủ qui tắc “chưa thiền, chưa ăn”. Chỉ ăn sáng và ăn tối sau khi thiền định.

• Hãy dành một nơi đẹp đẽ để thiền định

Ngay khi phòng bạn chật, hãy dành một góc cho việc thiền. Giữ nó sạch sẽ và tươi mát (có thể bằng cây cảnh, các tranh ảnh tạo cảm hứng, thảm hoặc đệm để thiền...). Cố gắng thiền định ở đó thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng chính không khí (“sóng rung”) của nơi đó giúp bạn trong thiền định.

• Giữ cột sống thẳng

Trong khi thiền sâu có một luồng năng lượng mạnh mẽ chạy dọc cột sống lên não. Nếu ngồi cong hoặc gập người sẽ ngăn cản luồng năng lượng này, cản trở hơi thở và giảm sự tập trung của tâm trí. Do đó điều quan trọng là bạn phải ngồi càng thẳng càng tốt. Ngồi trên mặt cứng như sàn nhà, chứ không phải trên giường đệm. Đặt một cái đệm nhỏ dưới mông có thể giúp bạn ngồi thẳng lúc ban đầu; nhưng cách tốt nhất là tập asana. Các bài tập co giãn, vặn mình của asana giúp cho cột sống khoẻ và linh hoạt, nhờ vậy bạn có thể ngồi thẳng người một cách thoải mái.

• Tham gia thiền tập thể thường xuyên

Vài tuần đầu tiên khi tập thiền là quãng thời gian khó nhất, khi tâm trí vẫn hướng ngoại do thói quen, người tập thiền cảm thấy khó kiểm soát tâm trí bất an và hướng nó vào bên trong. Do vậy, các thiền sư của mọi thời đại đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết giao với những người tập thiền khác, đặc biệt là tham gia thiền tập thể, nơi mà năng lượng tâm trí tập thể sẽ giúp cá nhân nâng cao tâm trí của bản thân. Thiền tập thể ít nhất một tuần một lần là thiết yếu với những ai thực sự muốn tiến bộ nhanh.

• Đọc những sách tinh thần

Để giữ tâm trí được nâng cao trước những ảnh hưởng thường là tiêu cực của thế giới vật chất xung quanh, điều cần thiết là hàng ngày phải đọc những sách có tác dụng nâng cao tinh thần – có thể là sau khi thiền, khi mà tâm trí sáng sủa và yên tĩnh.

• Tắm sơ trước khi thiền

Kỹ thuật này của yoga giúp làm mát cơ thể và làm trong sạch tâm trí. Nó nạp lại năng lượng ngay lập tức và cũng làm tâm trí yên tĩnh và sẵn sàng cho việc thiền định sâu. Đầu tiên dội nước mát vào bộ phận sinh dục; sau đó vào hai chân từ đầu gối trở xuống; sau đó vào hai tay từ khuỷu tay trở xuống. Sau đó, ngậm một ít nước vào miệng, tạt nước mát vào mắt mở, mười hai lần. Uống nước “bằng mũi”: giữ một ít nước trong lòng bàn tay và ngửa đầu ra phía sau và cho nước chảy vào mũi; sau đó nhổ nó ra bằng miệng. Rửa sạch miệng bằng nước và họng bằng ngón tay giữa. Rửa tai và phía sau tai; sau đó rửa sau cổ (dùng nước mát, không dùng xà phòng). Khi có thể, hãy tắm nước mát toàn thân trước khi thiền.

• Hãy kiên nhẫn với sự tiến bộ của mình

Hãy nhớ rằng sau nhiều năm hoạt động hướng ngoại, thật không dễ cho bạn đột nhiên bỏ qua thế giới bên ngoài và tập trung hoàn toàn vào thế giới bên trong. Do vậy đừng nản chí nếu bạn chưa đạt kết quả ngay trong thiền định - nếu như bạn không tập trung được ngay, thậm chí còn có nhiều suy nghĩ hơn trước kia! Điều này hoàn toàn tự nhiên. Thực ra, bạn đang tiến bộ dù bạn có nhận ra điều đó hay không: chính cố gắng ngồi và tập trung làm tâm trí của bạn mạnh lên từng ngày. Do vậy hãy thiền đều đặn: bạn sẽ nhận ra những thay đổi trong cuộc sống của bạn nhờ sự cố gắng đó... bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh ngọt ngào và hạnh phúc bên trong.



SỰ CẦN THIẾT CỦA THIỀN











Giảm đè nén và căng thẳng

Thế giới ngày nay đầy những đè nén và căng thẳng về tâm trí. Con người luôn luôn tất bật mà cũng chẳng có đủ thời giờ để hoàn tất mọi việc mà họ đã hoạch định. Tốc độ và mức hoạt động cao của thế giới hiện đại đang làm tổn hại trí óc và hệ thần kinh nhạy cảm của chúng ta.

Muốn chống trả hữu hiệu với sự đè nén và căng thẳng gây ra bởi cuộc sống trong môi trường ngày càng gay gắt này, con người cần phải đạt được sự hiểu biết sâu xa cũng như kiểm soát được trí óc của mình. Trí óc là trung khu của mọi suy nghĩ và cảm giác của chúng ta, và nó cũng là một bộ phận của con người bị tác động nhiều nhất bởi những điều kiện của môi trường sống. Muốn giảm thiểu nhưng tác dụng phụ có hại của môi trờng gây ra, chúng ta phải biết điều chỉnh cách thức chúng ta liên hệ với môi trường.

Khát vọng cái vô hạn

Tất cả các tôn giáo trên thế giới dường như tập trung vào ba điều:
- Khám phá chân lý
- Nhận thức được Đấng Tối Cao
- Đạt đến cuộc sống vĩnh cửu hoặc cõi vĩnh phúc.

Tất cả đều nói đến một hình thức hiện hữu cao hơn và họ đã gọi điều đó bằng hững cái tên khác nhau, chẳng hạn như thượng giới, thiên đường, cứu rỗi, cõi phúc, satori, niết bàn, giải thoát.v.v. Tôn giáo bắt nguồn từ khát vọng của con người là muốn vượt lên trên cuộc sống vật chất và tâm trí để bước vào thế giới mà chúng ta gọi là cõi tâm linh. Nỗi khát vọng tinh thần này dường như là một cá tính căn bản của con người. Như một nhà “duy linh” đã nói, “Con người luôn có một niềm khát vọng về cái vô hạn”

Ngày nay, vấn đề về cõi tâm linh đã gây ra nhiều bối rối và thất vọng. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đã mất lòng tin vào những truyền thống tôn giáo chính thống và đã không làm cho họ đạt được các mục tiêu. Nhiều vấn nạn đã được đưa ra, không biết các tôn giáo có biểu hiện được những gì mà các người đề xướng đã nêu ra hay không. Có điều gì bị bỏ quên hay không? có phải đức tin đã trở thành dị đoan hay không? Hoặc nhận thức đã troe thành giáo điều?

Những làn sóng thức tỉnh mới về tôn giáo và tâm linh đã sống dậy từ những đổ nát của các tôn giáo lạc hậu, nhấn mạnh đến chính yếu tính của nhiệm vụ của họ: kinh nghiệm và nhận thức về Đấng Tối Cao. Trong số những phong trào tâm linh mới thức tỉnh này, khoa học cổ xưa của Yoga và Thiền, bắt nguồn từ phương Đông, ngày càng được phương Tây quan tâm. Một trong những lý do của tình hình này là phương pháp thực tiễn và khoa học của nó. Cùng với trào lưu tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giới trẻ ngày nay không sẵn sàng chấp nhận bất cứ lý thuyết hoặc giáo điều nào nếu nó không phù hợp với những khám phá khoa học và không dựa trên luận lý.

Yoga nhấn mạnh khía cạnh thực tiễn của con đường tâm linh chúng ta. Nó không cần đến vẻ hào nhoáng bên ngoài, cũng không cần đến những bước lễ nghi hoặc chấp nhận kinh điển nào. Người ta có thể thuộc bất cứ đức tin nào (hoặc không có đức tin nào cả) mà vẫn tham gia vào Yoga và Thiền. Vì thế nên không có tranh chấp giữa Yoga và các tín điều tôn giáo. Thường xuyên luyện tập Thiền giúp cho con người được sáng suốt hơn trong tín điều của mình (hoặc không có tín điều nào) vì chân trời tâm trí dần dần mở rộng và con người sẽ dễ tiếp nhân trạng thái thăng hoa của nhận thức .

Cuộc Cách mạng ý thức

Trong trạng thái bình thường của ngu si khi sống trên bình diện thấp của cuộc đời, chúng ta tự đồng hoá với thân thể và những phần nông cạn của tâm trí chúng ta. Chúng ta cảm thấy mình khác biệt và tách rời thế giới và với cả những đồng bào của chúng ta. Chúng ta dựng lên những rào cản xã hội để phân ranh giới ý thức của chúng ta về sự tách rời tâm trí: những bức tường tín ngưỡng, giai cấp, giới tính, sắc tộc hoặc quốc tịch. Chúng ta vẽ lên những vòng tròn chật hẹp xung quanh chúng ta bằng những triết thuyết, tín điều và thành kiến gò bó phù hợp với tâm trí của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta nói với những người khác ”Cút đi! Mày không cùng giáo hội với tao”. ý niệm sai lầm về nhận diện bằng những thành kiến hẹp hòi của chúng ta dã tạo nên những cuộc tranh chấp triền miên trong lịch sử địa cầu. Trên bình diện ý thức, tâm trí chúng ta khác biệt và tách rời nhau, nhưng trên bình diện siêu thức, tâm trí và cái Ngã vô hạn, tất cả chỉ là một.

Những người đã nâng cao tâm trí của mình vượt trên bình diện thấp kém của hiện hữu, vượt qua tất cả rào cản tâm linh và xã hội và đạt được cái nhìn quán thế. Nhận thức được tất cả tâm trí đều là những phần tử của “Tâm trí vũ trụ” và cũng là những làn sóng trong đại dương ý Thức Vô Hạn, những cao nhân này thấy được mỗi thực thể là một biểu hiện của Đấng Tối Cao. Họ cảm thấy một con suối yêu thương vô tận, dâng trào từ họ và chảy đến với mọi người, không phân biệt ai cả. Họ đã ôm lấy vũ trụ như của riêng họ.

Ngày nay một xã hội loài người mới mẻ và lành mạnh phải được tạo dựng- không chỉ để đáp ứng các nhu cầu vật chất mà còn phải tán trợ các sự thăng hoa về tâm trí và tinh thần nữa. Xã hội này phải được dẫn dắt bởi những người có cái nhìn quán thế, luôn luôn nghĩ đến cái thiện cho loài người. Thế giới thật sự cần đến bàn tay vỗ về đầy yêu thương của họ.

Vì vậy, một quá trình thực tiễn cần được đặt ra để chúng ta có thể nâng cao mình lên bình diện cao nhất của cuộc sống và nhận thức được tính đồng nhất của chúng ta. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể phá vỡ tất cả những rào cản đã biến chúng ta thành kẻ thù của nhau. Quá trình tâm trí tinh thần này sẽ là viên đá nền móng cho một xã hội đại đồng trong đó mọi người thực sự hài hoà với nhau. Chẳng có ích gì khi tìm cách sửa đổi tâm trí của mình. Điều kiện tiên quyết cho những thay đổi xã hội là phải liên tục nỗ lực nâng cao trí óc của chúng ta bằng con đường của Thiền .

Vì thế cuộc Cách mạng đầu tiên phải là cuộc Cách mạng về ý thức.




QUYỀN NĂNG CỦA YOGA











Từ một điểm nhỏ xíu ở Ấn Độ cách đây hơn 5000 năm, yoga đang trở thành trào lưu thời thượng trên khắp các châu lục. Liệu có phải yoga còn lớn hơn cả việc thở đúng cách? Liệu nó có thể chữ bệnh ung thư? Hay có thể đẩy lùi bệnh đau tim? Hoặc phục hồi vẻ đẹp của phụ nữ thời hậu mãn kinh? Liệu nó có giúp giảm cân, bỏ thuốc lá hay đơn giản là cải thiện thái độ và kết quả học tập. Những ích lợi của yoga liệu có thể đo đếm bằng các tiêu chuẩn y học truyền thống? Nói cách khác, liệu yoga có phải là một môn khoa học?

Với câu hỏi đó, sự xung đột trong cách tiếp cận con người của phương Đông và phương Tây đã xuất hiện. Phong tục truyền thống của Ấn Độ đã phát triển các phép ẩn dụ và cách miêu tả cơ thể con người từ trong ra ngoài. Trong khi đó, phong tục của người phương Tây lại tiếp cận cơ thể người theo hướng từ bên ngoài thâm nhập vào bên trong, chỉ tin vào những điều có thể đo đếm và chứng minh trong các thí nghiệm. Có thể đúc kết lại hai trào lưu trên bằng câu nói "Người phương Đông chữa người. Người phương Tây chữa bệnh". "Hệ thống y dược của người phương Tây vẫn còn quá rời rạc phân mảnh" - Tiến sĩ Carrie Demers, người điều hành Trung tâm Sức khỏe và Hồi phục tại Viện Himalayan International thuộc Viện Khoa học Yoga và Triết học Hoa Kỳ nói. "Chúng ta gửi bệnh nhân tới nhiều bác sĩ để khám các phần khác nhau của cơ thể. Yoga trong khi đó kết khối hơn, nó quan tâm tới sự hợp nhất của cơ thể, hơi thở và trí não".

Những nghiên cứu về yoga tới nay đều chứng minh: Yoga là phương "thuốc tiên" do con người sáng tạo. Một nghiên cứu năm 1990 thực hiện trên các bệnh nhân mắc bệnh tim do máu cục trong động mạch vành đã chỉ ra rằng, một chế độ tập luyện aerobic và giảm thiểu stress, bao gồm cả yoga, kết hợp với chế độ ăn nhiều rau xanh sẽ giúp ổn định. Trong một số trường hợp, biện pháp này còn phá tan các máu cục. Một nghiên cứu khác mới đây cũng cho những dữ liệu rất khả quan về việc ăn kiêng, yoga và các biện pháp y học có làm giảm quá trình phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Với những ai còn nghi ngờ yoga thì tất cả các bằng chứng trên chỉ là chuyện tầm phào. Nhưng trong thực tế cuộc sống, một vài chuyện tầm phào lại có ý nghĩa hơn các dữ liệu khả quan rất nhiều. Ví dụ trường hợp của Sue Cohen, một nhân viên kế toán 54 tuổi đang đấu tranh với bệnh ung thư vú bằng yoga tại Unity Woods studio ở Bethesda, Md. Sau phẫu thuật, Cohen nói: "Tôi đã nghĩ mình sẽ không bao giờ có thể nhấc tay lên nữa. Rồi một ngày tôi ở đây, toàn bộ trọng lượng cơ thể dựa trên cánh tay. Hóa trị, phẫu thuật và một vài thủ thuật khác có thể cướp đi sự sắc bén của trí não, nhưng yoga sẽ bù đắp cho bạn những mất mát đó. Nó bắt bạn phải làm những thứ bạn không bao giờ nghĩ mình có thể làm được".

"Yoga cũng có thể giúp bạn massage hệ thống bạch huyết" - Tiến sĩ Mehmet Oz, bác sĩ phẫu thuật tim tại Bệnh viện New York Presbyterian (Mỹ) cho biết.

Bạch huyết giống như thứ nước rửa bát bẩn của cơ thể người. Một mạng lưới các mạch máu trắng và các bao chứa nằm khắp cơ thể mang theo dung dịch chứa đựng tế bào máu trắng, chống lại các bệnh truyền nhiễm và phế phẩm từ hoạt động của tế bào. “Việc tập thể dục nhìn chung sẽ kích thích các luồng bạch huyết trên khắp cơ thể và tăng tốc quá trình lọc chất, nhưng yoga thì có tác dụng đặc biệt đối với việc khai thông dòng chảy của bạch huyết. Một số động tác yoga làm giãn các cơ, rất tốt cho việc kích thích hệ thống bạch cầu”.

Yoga giúp bạn thư giãn và qua thư giãn chữa bệnh cho bạn. Hệ thống thần kinh thực vật được chia thành hệ thống thần kinh giao cảm và đối giao cảm. Khi bạn tập yoga - thở sâu, thả lỏng, các hoạt động giải phóng căng cơ - bạn kích thích một quy trình tắt hệ thống giao cảm và khởi động hệ thống đối giao cảm. Cơ thể lúc này hòa với thiên nhiên và từ đó có những ích lợi đặc biệt lên cơ thể. Nhịp tim chậm lại, hơi thở điều hòa. Và cơ thể "bắt" lấy cơ hội này để bật các cơ chế tự chữa bệnh lên. Nắm giữ được quyền lực và sức mạnh của yoga chính là cách giúp bạn bảo vệ và tăng thêm sức dẻo dai của cơ thể



CÁC THẾ YOGA






           Yoga là một khoa học trị liệu cổ xưa đã được thử nghiệm và tinh lọc qua hàng ngàn năm. Nó là một chuỗi các bài tập giúp con người một phương cách sống lành mạnh và hợp tự nhiên .Yoga nguyên thủy là những bài tập thể dục bất động được chia ra hàng trăm thế đứng, thế nằm, hay thế ngồi và không mang theo một tư tưởng tôn giáo nào. Yoga không chỉ giảm căng thẳng, người trẻ trung, vui vẻ , phòng và chữa một số bệnh mà còn tạo vóc dáng đẹp .
           Dù có tác dụng chậm hơn so với trí não nhưng yoga vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và cải tạo vóc dáng. Khi tập các động tác yoga, nguồn năng lượng thừa tiêu hao dần nhưng lại không thấy đói, không thèm ăn, trái lại với người gầy, khi đã đạt đến mức cân bằng thì sẽ nảy sinh nhu cầu cần cung cấp năng lượng nhiều. Yoga có sự điều chỉnh tùy theo thể trạng từng người, điều phối được cả lượng mỡ trong cơ thể, nơi nào cần thì đắp vào, sẽ lấy đi nơi nào thừa. Đây là lợi ích mà không phải môn thể dục nào cũng làm được.

           Tập Yoga bao gồm:

1/ Khởi động và các bài tập hít thở - học cách thở đúng. Yoga nhấn mạnh đến việc thở đúng phương pháp để có được tối đa lượng sinh lực hấp thụ vào trong mỗi hơi thở.
Bước đầu cơ bản là:
Hít, thở: Chậm, đều và sâu.
Thở ra: Hóp bụng dưới vào (phần rún).
Hít vào: Phình bụng dưới ra.
Giai đoạn từ hít qua thở, từ thở qua hít: Nín hơi (vừa đủ ở mức không thấy khó chịu).
Trong khi tập các tư thế ngoài các trường hợp ngoại lệ : các động tác đưa ra trước, kéo vào trong hoặc vặn mình thì THỞ RA ; các động tác căng giản hay mở rộng lồng ngực , thì HÍT VÀO . Ngưng nghỉ hay thư giản đều THỞ RA . Nín hơi phần lớn sau khi THỞ RA .

2/Tập các tư thế asana ( điều thân). Đây là các động tác tạo ra một sức ép tinh tế trên các tuyến nội tiết, ngăn ngừa hầu hết các bệnh. Các asana giữ cho cơ thể và tâm trí luôn hòa hợp, gia tăng sự dẻo dai của cơ thể, duy trì dáng vẻ. Tiếp đến là các động tác xoa bóp sau khi tập những tư thế asana. Đây là các bài tập giúp kích thích tuyến bã nhờn nằm dưới da tiết xuất chất dầu tự nhiên. Và nó kích thích hệ thống thần kinh, gia tăng tuần hoàn máu, giữ làn da luôn tươi trẻ.

3/Những người tập yoga cũng nên tập ngồi thiền, ngồi bất động, im lặng, tay và chân khoanh lại, mắt nhắm lại. Lúc ấy là đầu óc ta hoàn toàn không nghĩ ngợi gì, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ... Đỉnh cao của yoga là thiền. Đây là phương pháp khoa học tập trung tâm trí một cách nhẹ nhàng. Thiền làm dịu hệ thống thần kinh trung tâm, cũng như nhịp thở, nhịp tim và huyết áp. Thiền giúp gia tăng trí lực, trực giác nhạy bén, giảm stress, độ lượng và cởi mở hơn.
Có 3 điều kiện để tập thiền :
1-Thể dục bất động: Người tập Thiền sẽ đặt mình vào một vị trí bất động trong một thời gian dài hay ngắn tùy theo cơ thể và sự tập luyện, có thể năm phút một thế tập hay vài tiếng đồng hồ.
2-Khép kín: Việc tập Thiền phải được thực hiện trong một môi trường kín đáo, không tiếng ồn, để tránh phân tâm.
3-Cưỡng chế: Những động tác Thiền không đơn giản như ngồi thẳng, mà là những thế cần phải bẻ tay, chân, đầu, cổ, thân, lưng... theo một hướng nào đó.

           Tất cả những động tác thể dục bất động này, phối hợp với việc thở đúng cách sẽ làm trẻ hóa cơ thể và tự trị được một số bệnh. Như chúng ta đã biết, con người sống được là nhờ đường, nước, và khí Oxy là yếu tố quan trọng nhất cho sự sống. Thiếu đường, người ta sẽ kiệt sức và chết dần. Thiếu nước, thì sinh ra đủ thứ bệnh. Nếu thiếu hai yếu tố này, con người cần phải có những cách điều trị riêng để duy trì được cuộc sống. Nhưng với Oxy, chỉ cần thiếu ở não trong 2, 3 phút là chết ngay. Bình thường, máu luân chuyển khí Oxy đến các tế bào một cách quân bình. Tuy nhiên, nếu có phần nào trong cơ thể phải "gồng" lên, hoặc bẻ cong đi, máu sẽ luân lưu tại chỗ đó mạnh hơn, như vậy, sẽ mang đến Oxy nhiều hơn. Vì vậy, nếu chúng ta ép những bộ phận cơ thể theo một hướng nào đó, chúng ta sẽ làm cho những nơi đó trẻ lại và từ đó, sẽ ngăn được những căn bệnh sinh ra bởi phần cơ thể thiếu Oxy ấy.
           Sau một thời gian tập luyện và ngồi thiền, người tập sẽ thấy bớt và biến mất sự căng thẳng, đầu óc trở nên minh mẫn. Các bệnh tật của cơ thể đều liên hệ chặt chẽ với tinh thần. Sự suy yếu tinh thần ảnh hưởng rõ nét lên hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến chúng không làm tròn chức năng là tấn công những vật thể lạ. Sự căng thẳng về tình cảm, lo âu, sợ sệt, thất vọng, bất an... tạo nên sự mất thăng bằng về nội tiết tố, vốn ảnh hưởng sâu đậm lên tính tình của con người, mà gây nên bệnh. Vì vậy, các động tác yoga giúp sửa chữa và điều khiển các tuyến nội tiết khiến chúng làm việc bình thường và kiểm soát tốt. Quân bình tâm trí thể xác, giảm stress, giúp cho tinh thần mạnh mẽ, có thể đối phó với các thách thức của cuộc sống. Nó giúp cho trí não không có các ý nghĩ thô thiển, mà tập trung tư tưởng, kiểm soát được phương hướng...
           Để đạt kết quả như mong muốn, nên cố gắng nhưng không quá sức. Phải chuyên chú vào động tác đang thực hiện.
Thời gian một buổi tập chung cả điều thân và điều khí: khoảng 30 phút (sáng hoặc tối) hoặc chia làm 2 buổi : sáng và chiều trước các buổi ăn , cho mỗi ngày (cơ thể chúng ta thường cứng vào buổi sáng và mềm vào buổi chiều, nên sự phân nhỏ này không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc tập) , và 5 hay 6 ngày trong một tuần.
Khi ốm đau hay cơ thể có vấn đề nên tạm ngưng.
Tập luyện đúng sẽ thấy tinh thần phấn chấn, cơ thể khoan khoái, sắc diện tươi hồng. Tập sai sẽ thấy ngược lại.
Khi đã chọn môn yoga nên duy trì thường xuyên, luyện tập cả đời. Kinh nghiệm cho thấy, ai đã hiểu và nhận biết được tác dụng của yoga thì rất đam mê, ngày nào không tập là cảm thấy bứt rứt khó chịu.


5 NGUYÊN TẮC VÀ 4 PHƯƠNG PHÁP CỦA YOGA

Năm nguyên tắc của Yoga

Giống như chiếc xe cần một hệ thống bôi trơn, một bình điện, một hệ thống làm mát, nhiên liệu đầy đủ, và một tài xế có trách nhiệm, cơ thể cũng cần đến một số yêu cầu nào đó nếu nó muốn được hoàn hảo. Thầy Swami Vishnu-devananda đã tổng kết 5 nguyên tắc của Yoga để được một thân thể khỏe mạnh và một tinh thần bình an.

1) Tập Thể dục đúng cách - Asanas

Những tư thế yoga sẽ làm cho những cơ bắp được mãnh liệt và đồng thời được kéo giãn ra. Chúng sẽ làm bôi trơn các khớp xương, cơ bắp gân, dây chằng và các bộ phận khác của cơ thể. Asanas giúp làm êm dịu hệ thần ̣ kinh, cải thiện hệ tuần hoàn, giảitỏa căng thẳng, và gia tăng tính linh hoạt. Ta phải tập trung, thở đều, và thư giản khi tập các tư thế yoga.

2) Tập thở đúng cách - Pranayama

Thở sâu giúp tẩy rửa và nuôi dưỡng thể chất. Khi bạn hít sâu vào bạn đã cung cấp một lượng lớn Oxy, một nguyên tố thiết yếu cho mỗi tế bào trong cơ thể. Yoga áp dụng lối thở đúng cách bằng bụng, và có nhiều lối thở khác để được tăng cường sinh lực (prana).

3) Tập thư giãn đúng cách - Savasana

Nghỉ ngơi và kỹ thuật thư giãn đúng cách và tự nhiên sẽ giúp phục hồi cơ thể và thần kinh và chống lại stress trong đời sống phức tạp hàng ngày.

4) Dinh dưỡng và ăn uống đúng cách, ăn chay (vegetarianism)

Các chế độ ăn của Yoga chứa các loại thức ăn dễ tiêu hóa và có nhiều năng lượng và bổ dưỡng. Bạn sẽ có một trình độ sức khỏe khá cao, đầu óc nhạy bén vàsự thanh thản của tâm trí. Cách ăn của yoga tránh ăn thịt cá và hành tỏi để được bình tâm. Bạn phải tránh uống rượu và hút thuốc lá nữa để được tăng cường sức khỏe.

5) Suy Nghĩ tích cực và Thiền định

Để lái chuyến xe của mình đến mục đích trong cuộc đời, mình phải là người tài xế thông minh, sáng suốt và có một tâm trí căn bằng để kiểm soát. Thiền định sẽ giúp cho tâm trí được bình an và được tập trung hơn, do đó mà khả năng chăm chú của bạn sẽ tăng tiến. Suy nghĩ tích cực sẽ làm trong sạch trí não và bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm được sự minh triết và sự thanh thản nội tâm.

 
Bốn phương pháp của Yoga

Yoga nghĩa là Hợp Nhất. Sự hợp nhất giữa cái ngã của cá nhân và Ngã của Vũ Trụ; sự hợp nhất giữa Cơ Thể-Tâm Trí-Tinh Thần. Có bốn con đường chính để đạt được sự hợp nhất mà sẽ mang lại sức khoẻ, hạnh phúc và sự bình yên của tâm trí: Karma Yoga, Bhakti Yoga, Raja Yoga (Hatha Yoga) và Jnana Yoga. Mỗi con đường là phù hợp với loại tính khí khác nhau hay cách sống khác nhau. Tất cả những con đường nay cuối cùng đều đưa về cùng một đích. Cách của Swami Sivananda là sự tổng hợp cả bốn con đường này trong cuộc sống hằng ngày.

Hatha Yoga là phương pháp Yoga được phổ thông nhất, mặc dù thật sự Hatha Yoga không phải chỉ là tập thề dục, nhưng là một phương pháp gồm có những chuỗi tư thế đồng với các cách tập thở và tập thư giãn để điều hỏa năng lượng cho tăng cường sức khoẻ và mang lại thăng bằng cho tâm trí và bình an cho tâm hồn.

1. Karma Yoga, Con Đường của Hành Động

Đạo đường đượcc điều hành hoàn toàn bởi những karma yogi tận tụy. Bằng sự làm việc không vì cá nhân, không nghĩ đến sự tưởng thưởng hay lợi lộc của cá nhân, và bằng cách tách rời khỏi thành quả của việc làm và thay vào đó dâng những thành quả đó cho Đấng Tối Cao, Karma Yogi thanh lọc trái tim và làm thăng hoa cái tôi kiêu ngạo.

2. Bhakti Yoga, Con Đường của Tình Yêu Thương

Qua lòng thành cầu nguyện, thờ phụng và các nghi lễ, Bhakti Yogi trong tâm tự dâng hiến  mình cho Đấng Tối Cao, mở tâm và chuyển hoá những cảm xúc thành tình yêu thương tật cả chúng sanh và vạn vật một cách  không điều kiện. Niệm ca hay hát mantras tiếng Phạn là một hình thức thực tập của Bhakti Yoga.

3. Raja Yoga và Hatha Yoga – Con đường kiểm soát  thân và tâm trí

Con đường này thường được gọi là Ashtanga Yoga, hay yoga tám nhánh. Là con đường kiểm soát tâm trí, hơi thở và cơ thể, và thiền định. Hatha Yoga làmột phần của Raja Yoga. Hatha Yoga đề ra một phương pháp có hệ thống dành cho việc kiểm soát những sóng của ý nghĩ. Phần thực hành chính của Raja Yoga là thiền định. Khi cơ thể và năng lượng được kiểm soát, thiền định sẽ tự nhiên đến.

4. Jnana Yoga, Yoga của Kiên Thức

Đây là thiền định vedanta và tự đặt câu hỏi. Đòi hỏi rất nhiều sức mạnh của ý chí và trí tuệ, Jnana Yogi dùng trí tuệ để đặt câu hỏi về bản chất thật sự của người ấy là gì và bản chất của thực tại là gì. Trước khi thực hành Jnana Yoga, người tu học cần có những bài học kết hợp của những con đường yoga kia - bởi nếu không có tính không vì bản thân và tình yêu thương của Đấng Tối Cao, sức mạnh của cơ thể và tâm trí, sự tìm kiếm sự giác ngộ về ngã có thể chỉ là sự suy đoán vu vơ mà thôi.



Cách ngồi thiền đúng phương pháp
Cách ngồi thiền chữa bệnh
Cách ngồi thiền định đúng phương pháp
Dạy thai nhi bằng thiền và hát ru
Thiền và tập trung tư tưởng




(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý