Cách làm cơm nắm muối vừng ngon ơi là ngon

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách làm cơm nắm muối vừng ngon ơi là ngon

19/04/2015 05:34 AM
4,649

Làm cho món cơm nắm không chỉ đẹp mà còn ngon hơn nữa đấy Vừa dễ làm lại vừa đủ chất nữa đó! Thử trổ tài cuối tuần xem sao nhé!

Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Câu ca dao ấy đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta cũng như chính món ăn này,bởi sự đơn giản thuần Việt trong cuộc sống mỗi bữa cơm gd Việt.

CÁCH 1: LÀM CƠM NẮM MUỐI VỪNG

Nguyên liệu:

Gạo tẻ 300g

Vừng ( mè trắng ) 200g

Muối, Đường

Các bước thực hiện:

Gạo vo sạch  cho nước vào nấu thành cơm.

Mè rang vàng để nguội_ giã nhuyễn.

Muối rang khô. 

Cơm chín lấy ra cho vào cối  + Mè _ giã nát nêm Muối + Đường vị vừa ăn là được. 

Kết quả hình ảnh cho cơm nắm muối vừng

Sau đó chúng ta nắm lại và  thưởng thức. 

CÁCH 2:

Chuẩn bị :

- Khăn sạch : 1 cái

- Túi ni lon sạch : 1 cái

- Gạo dẻo : 2 lon

- Vừng : 200gr

- Lạc : 200gr

- Muối, đường

Cách làm cơm nắm :

- Gạo : vo sạch, nấu cơm như bình thường

- Cơm chín, xới ra cho bay bớt hơi, sau đó cho vào túi nilon sạch, dàn cơm thành khối như ổ bánh mì.

- Khăn nhúng nước, vắt khô, bọc ngoài túi nilon cơm và nhồi như nhồi bột. Khi nhồi, lưu ý tém cơm thành khối để khi hoàn thành có thả cắt thành từng lát.

- Tùy theo loại gaọ và lượng cơm mà thời gian nhồi ngắn hay dài.

- Khi thấy cơm dẻo quánh, dính chặt với nhau, dùng tay lăn nhẹ cho thành thỏi, lấy ra khỏi túi nilon và để thật nguội.

- Lúc ăn, dùng dao bén xắt thành từng lát theo ý thích.
 


Cách làm muối vừng :

- Vừng trắng hoặc đen: sàng sạch, rang thơm, để nguội, giã nhuyễn.

- Lạc: rang chín, sàng vỏ, giã giập hay nhuyễn tùy bạn

- Gia vị : muối, đường, cho vaò cối giã nhuyễn

- Trộn đều vừng, lạc, gia vị cho vừa ăn. Sau đó, cho vào lọ sạch để dùng dần, bảo quản nơi khô thoáng.

 

CÁCH 3:

[Chế biến] - Cơm nắm muối vừng

 

Nguyên liệu:

Gạo tám: 2 lon

Đậu phộng: 50g

Mè trắng: 50g 

2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê đường, 1 túi nilon sạch, 1 khăn sạch.

Cách làm:

Gạo vo sạch, để ráo, cho vào nồi nấu chín. Lưu ý dùng loại gạo không được quá khô vì khó nén cơm. Cơm chín lấy ra tô, để nguội.

Cho cơm vào túi nilon sạch, lượng xơm vừa đủ để nắm vừa 2 bàn tay. Nhúng khăn vào nước lạnh, vắt khô. Để túi nilon vào khăn sạch, nắm cơm chắc tay. Khi cơm dẻo, dính chặt lại thành khối, gỡ khăn và túi nilon ra, để cơm ra đĩa. Làm lần lượt cho tới khi hết cơm.

Mè ngâm nước 30 phút, loại bỏ hạt lép, vớt ra để ráo. Làm nóng chảo trên lửa lớn, cho mè vào đảo nhanh, đều tay, khi thấy hạt mè nổ lốp đốp và dậy mùi thơm, tắt bếp. Làm nóng chảo, cho đậu phộng vào rang chín. Trút đậu ra rổ nhỏ hoặc tô để nguội, lấy tay xoa mạnh cho vỏ bong ra, sàng hết vỏ.

Lần lượt cho mè, đậu phộng vào cối giã nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp gia vị muối, đường, bột ngọt vào cối giã nhuyễn. Trộn đều đậu, mè, gia vị. Dọn cơm ra đãi, chấm với muối vừng.

 

Nhớ cơm nắm muối vừng

Nhớ cơm nắm muối vừng

Nhớ cơm nắm muối vừng

 

CÁCH 4: Cơm nắm vừng

Chuẩn bị 

8 con tôm; 8 lá rong biển

1 chén cơm; 100g thịt jambon

50g cà rốt; Vừng trắng

30ml nước tương; 3ml rượu nấu ăn

Cách làm:

Đầu tiên, mình xắt hạt lựu cà rốt và jambon, sau đó bóc vỏ tôm, bỏ chỉ lưng rồi rửa sạch.

[Chế biến] - Cơm nắm vừng

Chuẩn bị một nồi nước sôi, thêm rượu vào, rồi cho tôm vào luộc chín.

[Chế biến] - Cơm nắm vừng

 Cho cà rốt và jambon vào chảo xào.

[Chế biến] - Cơm nắm vừng

Sau đó, bạn cho cả tôm đã luộc chín vào xào chung một lúc rồi tắt bếp.

[Chế biến] - Cơm nắm vừng

Cho cơm vào rồi trộn đều.

[Chế biến] - Cơm nắm vừng

Sau khi xào, cho cơm ra chén rồi trộn với nước tương.

[Chế biến] - Cơm nắm vừng

Nắm cơm thành hình con nhộng. Các bạn nhớ mang bao tay khi nắm cơm nhé!

[Chế biến] - Cơm nắm vừng

Cắt lá rong biển thành từng dải rồi quấn vào giữa thân nắm cơm rồi lăn cơm nắm qua một lớp vừng.

[Chế biến] - Cơm nắm vừng

Vậy là món cơm nắm đáng yêu của chúng mình đã hoàn thành rồi!

[Chế biến] - Cơm nắm vừng

Vừng trắng sẽ làm món cơm nắm của chúng mình thêm vị bùi và ngon hơn đấy!

[Chế biến] - Cơm nắm vừng
 

CÁCH LÀM CÁC MÓN CƠM NẮM THƠM NGON KHÁC

1. Cơm nắm vừng

Chuẩn bị:

- 1 tô đầy cơm dẻo

- 30g bông cải xanh

- 30g thịt jambon

- 3 quả trứng

- 5ml dầu olive

- Muối

- Tiêu

Cách làm:

[Chế biến] - Cơm nắm nhiều màu

- Đầu tiên, mình ngâm rửa sạch bông cải rồi đem luộc chín.

[Chế biến] - Cơm nắm nhiều màu

- Luộc chín 3 quả trứng.

[Chế biến] - Cơm nắm nhiều màu

- Lấy lòng đỏ trứng ra bát rồi dùng thìa nghiền nhuyễn.

[Chế biến] - Cơm nắm nhiều màu

- Băm nhỏ jambon và bông cải xanh rồi bày ra đĩa.

[Chế biến] - Cơm nắm nhiều màu

- Chia cơm ra làm 3 phần, phần thứ nhất trộn với jambon để làm thành cơm nắm có màu đỏ hồng.

Mách nhỏ: Để nắn cơm không bị dính tay, chúng mình nên bôi một lớp dầu olive lên tay nhé!

[Chế biến] - Cơm nắm nhiều màu

- Phần thứ hai trộn với lòng đỏ trứng, cho thêm muối và tiêu để cơm không bị nhạt.

[Chế biến] - Cơm nắm nhiều màu

- Phần cơm thứ ba trộn với bông cải xanh, chúng mình cũng thêm vào một chút muối và tiêu nhé!

Món cơm nắm 3 màu rực rỡ của chúng mình đã hoàn thành rồi!

[Chế biến] - Cơm nắm nhiều màu

Cùng đổi vị cho bữa trưa với món cơm nắm nhiều màu sắc đáng yêu này nào!

2. Cơm nắm truyền thống của Nhật.
 

Onigiri – Cơm nắm truyền thống của Nhật

Onigiri truyền thống có hình tam giác hoặc hình ovan, bên ngoài được phủ lớp rong biển, bọc vừng trắng hoặc vừng đen. Làm lên sự khác biệt của món ăn truyền thống từ xứ sở sương mù này chính là ở “nhân” có vị mặn hoặc chua đặc trưng từ mơ muối hay cá hồi.

Onigiri – Cơm nắm truyền thống của Nhật

Với những biến tấu, onigiri phong phú từ cách chế biến cho đến hình dáng. Với giới trẻ Nhật hiện đại cơm nắm onigiri giờ đây được coi như một loại đồ ăn nhanh tiện dụng. Chính vì thế, không lấy gì quá ngạc nhiên khi bắt gặp sự xuất hiện của món ăn truyền thống này trong các bữa ăn trưa tại trường hay các chuyến dã ngoại của học sinh Nhật Bản.

Onigiri – Cơm nắm truyền thống của Nhật

Cách làm cơm nắm onigiri cũng không mấy phức tạp, đa phần phụ nữ Nhật đều có thể tự làm bằng tay. Onigiri Nhật đặc trưng với hình tam giác hoặc hình ovan song các bà nội trợ để làm hài lòng bọn trẻ thường có những biến tấu cho ra nhiều hình thù ngộ nghĩnh như hình mặt người, thú bông, người tuyết…. Bên cạnh đó, nếu không phải là người khéo léo, những khuôn nhựa có sẵn, tiện dụng cũng rất được ưa chuộng để làm cơm nắm onigiri.

Onigiri – Cơm nắm truyền thống của Nhật

Khác với cơm nắm ở Việt Nam để nắm cơm chắc nên cơm nóng phải được giã nhuyễn, cho vào khăn sạch nắm thì cơm onigiri Nhật Bản không cần cầu kỳ đến vậy. Để chống nóng và chống dính, trước khi nắm cơm bao giờ tay cũng phải nhúng qua nước lạnh. Những nguyên liệu không thể thiếu trong “nhân” onigiri là mơ muối, cá hồi hoặc cá ngừ khô trộn nước tương. Cơm sau khi nắm chặt tay thì lăn qua hai mặt với vừng đen hoặc vừng trắng rang thơm. Cuối cùng cơm được bọc một lớp lá rong biển.

Onigiri – Cơm nắm truyền thống của Nhật

Cơm nắm onigiri rất phổ biến ở Nhật bản bởi tính tiện dụng của nó. Onigiri vừa chua vừa mặn, dễ ăn lại dậy mùi thơm từ vừng rang, rong biển. Thêm vào đó, chính sự sáng tạo của người đầu bếp cho ra những hình thù ngộ ngĩnh khác nhau đã khiến onigiri truyền thống trở lên sinh động và rất hấp dẫn.

 

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý