Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng Đông y hiệu nghiệm

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng Đông y hiệu nghiệm

19/04/2015 08:39 AM
3,024

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng Đông y hiệu nghiệm. Khoảng một nửa số phụ nữ bị viêm đường tiết niệu tại một thời điểm nào đó trong đời. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu (bao gồm thận, bàng quang và niệu quản).




CHỮA BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU BẰNG ĐÔNG Y

Những điều cần biết về viêm đường tiết niệu

Viêm bàng quang là hay gặp và thường không nghiêm trọng nếu được điều trị nhanh. Nhưng nếu nhiễm trùng lan lên thận, nó có thể gây bệnh nặng hơn.

1. Triệu chứng

Triệu chứng của viêm bàng quang

Phần lớn viêm đường tiết niệu là viêm bàng quang. Các triệu chứng của viêm bàng quang gồm:

- Đau và rát khi đi tiểu

- Tiểu gấp

- Đau bụng dưới

- Nước tiểu đục hoặc mùi hôi

- Một số người có thể không có triệu chứng

Triệu chứng của viêm thận

Viêm bàng quang không được điều trị có thể lan lên thận. Các dấu hiệu của viêm thận bao gồm:

- Đau một bên thắt lưng

- Sốt và rét run

- Buồn nôn và nôn


2. Khi nào cần đi khám bệnh

Hãy đi khám bệnh nếu bạn có các dấu hiệu của viêm đường tiết niệu. Viêm bàng quang thường không phải là cấp cứu nội khoa, nhưng một số người có nguy cơ cao bị biến chứng. Những đối tượng này bao gồm phụ nữ có thai, người già, nam giới, người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn thận, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

3. Chẩn đoán phân biệt

Mặc dù bỏng rát khi đi tiểu là một dấu hiệu cảnh báo của viêm đường tiết niệu, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, và nhiễm Trichomonas). Các xét nghiệm đơn giản có thể phân biệt được viêm đường tiết niệu và bệnh lây truyền qua đường tình dục.

4. Biến chứng

Mối nguy hiểm chính liên quan với viêm đường tiết niệu không được điều trị là nhiễm trùng có thể lan từ bàng quang lên một hoặc hai thận. Khi vi khuẩn tấn công thận, chúng có thể gây tổn thương thận và làm giảm vĩnh viễn chức năng thận. Ở những người bị bệnh thận, điều này có thể làm tăng nguy cơ suy thận. Tuy hiếm gặp nhưng nhiễm trùng cũng có thể đi vào dòng máu và lan tới các tạng khác.

5. Yếu tố nguy cơ

Viêm đường tiết niệu hay gặp nhất ở phụ nữ có quan hệ tình dục. Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ của bạn, bao gồm:

- Không uống đủ nước

- Tắm quá nhiều

- Nhịn tiểu

- Sỏi thận

6. Điều trị

Thường thì kháng sinh kê đơn sẽ chữa khỏi viêm đường tiết niệu. Các chuyên gia y tế có thể khuyên bạn uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên để tống khứ vi khuẩn. Viêm thận cũng có thể được điều trị bằng kháng sinh đường uống. Trường hợp viêm thận nặng có thể cần phải nằm viện để dùng một liệu trình kháng sinh đường tĩnh mạch.

Điều trị viêm đường tiết niệu tái phát

Một số phụ nữ bị viêm đường tiết niệu tái diễn nhiều lần. Nếu bạn bị từ 3 lần trở lên trong 1 năm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nhiễm trùng này. Những lựa chọn của bạn có thể bao gồm:

- Dùng kháng sinh liều thấp trong thời gian dài

- Dùng một liều kháng sinh sau khi quan hệ tình dục

- Dùng kháng sinh tự điều trị ngay sau khi xuất hiện triệu chứng

7. Phòng ngừa

Một số cách dưới đây có thể làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu:

- Uống nhiều nước

- Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục

- Lau, rửa vùng sinh dục từ trước ra sau

- Tắm dưới vòi hoa sen thay cho bồn tắm



Chữa bệnh thận tiết niệu bằng đông y












Đường tiết niệu thường phát sinh ra nhiều bệnh như: tiểu đục, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu máu, dưỡng chấp hoặc bí tiểu… bởi những nguyên nhân khác nhau đã gây sự hình thành sỏi tiết niệu, rối loạn chức năng, nhiễm khuẩn ngược dòng đường tiết niệu… Để có một giải pháp thích hợp khi chưa có điều kiện đi khám, đây là biện pháp tình thế giúp giải quyết tức thời các bệnh nhẹ mới phát sinh hoặc tái phát… để kịp thời ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, nhằm giảm thiểu khả năng rủi ro có thể xảy ra nếu như không được điều trị kịp thời.
Chữa chứng bí tiểu

Lấy rễ và lõi thân cây hướng dương 25g, rễ cỏ tranh 15g, lá diếp cá 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng 3-5 ngày liền.
Lá rạng đông 5g, lá hành 5g, râu ngô 7g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống 3-5 ngày liền.
Tua rễ đa lông 12g, rễ cỏ tranh 8g, râu ngô 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng 3 thang liền.
Đuôi chồn lệch 5g, mã đề 10g, râu ngô 5g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 ngày liền.
Cẩm chướng 10g, hành củ (cả rễ lá) 5 củ, mướp non 20g. Tất cả đun sôi, uống liên tục trong ngày.
Lá cơm cháy 15g, hành tươi (cả rễ lá) 3 củ. Tất cả đun sôi, gạn lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Chữa tiểu đục
Lấy vỏ cây duối 15g, rễ nhót 10g, rau má 8g, rễ cỏ tranh 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày. cần uống 5-7 ngày liền.
Chữa tiểu buốt
Quả địa phu 5g, râu ngô 15g, rau diếp cá 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống trong 3 ngày liền.
Quả địa phu 5g, rau má 15g, rễ cỏ tranh 10g, củ cải 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống trong 3 ngày liền.
Củ hoa phấn 10g, rau má 15g, rễ cỏ tranh 12g, râu ngô 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, trong 2-3 ngày liền.
Chữa tiểu dắt, tiểu buốt
Chữa tiểu dắt, tiểu buốt: thân cù mạch 10g, rau má 12g, rau diếp cá 10g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống liền trong 3-5 ngày.
Chữa tiểu dắt: rễ đậu biếc 5g, rễ cỏ tranh 10g, rau diếp cá 5g, rau má 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống trong 3-5 ngày liền.
Chữa tiểu dắt: rễ ngọc lan hoa trắng 15g, râu ngô 20g, rau diếp cá 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống trong 5-7 ngày liền.
Chữa tiểu bí
Lấy vỏ cây đại (sao vàng) 10g, rễ cỏ tranh, rau má 10g, mã đề 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Cần uống trong 3 ngày.
Chữa tiểu tiện ra máu
Lá đơn mặt trời 10g, rau má 15g, rễ cỏ tranh 15g, rau diếp cá 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Cần uống liền trong 3 ngày.
Củ hoa hiên 5g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 15g, rau diếp cá 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống liền trong 3-5 ngày.
Lá huyết dụ 6g, rễ cỏ tranh 15g, rau má 15g, râu ngô 5g, rễ cỏ xước 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Vỏ quả lựu 10g, rễ cỏ tranh 15g, rau má 15g, râu ngô 10g, cỏ nhọ nồi 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống trong 3-5 ngày.
Cẩm chướng 10g, rau má 18g, rễ cỏ tranh 8g, rễ cỏ xước 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm nhiều lần. Cần uống trong 2-3 ngày.
Quả cọ cảnh 12g, rau má 25g, cỏ nhọ nồi 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống liền trong 2-3 ngày.
Chữa tiểu ra dưỡng chấp
Tua rễ đa lông sao vàng 15g, rau dừa nước 20g, tỳ giải 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống liền 7-10 ngày. Nhựa cây đào 6g, dây tơ hồng 30g. Tán nhỏ nhựa đào, chia làm 3 phần đều nhau. Đồng thời lấy dây tơ hồng sắc với 300ml nước, sau cũng chia đều làm 3 phần. Cuối cùng uống làm 3 lần trong ngày, mỗi lần uống là 1 phần thuốc vừa chia của cả 2 vị trên. Cần uống liền trong 5-7 ngày.
Chữa viêm đường tiết niệu
Hoa mào gà 15g, biển súc 10g, thài lài tía 8g, rễ cỏ tranh 8g, rau má 15g, râu ngô 10g. Sắc uống liền trong 5-7 ngày.
Chữa tiểu đỏ
Lấy hạt thục quỳ 5g, rau má 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống trong 5 ngày.
Chữa sỏi niệu đạo
Lấy hạt thục quỳ 8g, kim tiền thảo 15g, rễ cỏ tranh 10g, mã đề 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày. Liệu trình là 10 ngày. Cần uống liền 3 liệu trình.
Thuốc lợi tiểu
Lấy cuống lá sen cạn 15g, râu ngô 10g, rễ cỏ tranh 12g, rau má 10g, rau diếp cá 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống từ 3-5 ngày.

món chữa viêm đường tiết niệu


Đông y có một số món ăn chữa bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu (như thận, bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến), nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, thường gặp nhất là E.coli. Bệnh gặp ở tất cả các độ tuổi, cả nam và nữ nhưng nữ mắc nhiều hơn. Bệnh cần được chữa trị sớm nếu không có thể dẫn tới biến chứng viêm thận. Ngoài việc dùng thuốc, Đông y có một số món ăn chữa bệnh này rất hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.

Nước rau dền cơm

Rau dền cơm 50g (nếu khô thì 20g), lá mã đề 30g (khô 15g), cam thảo đất 10g (khô 5g). Nếu dùng lá tươi thì rửa sạch, giã nhỏ lọc bằng nước đun sôi để nguội, lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày. Nếu dùng lá khô thì đun lấy nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.

Nước râu ngô

Râu ngô 50g, lá mã đề 30g, đường trắng 20g. Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, cho đường vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Uống liền 3 ngày.

Cháo thịt rùa

Thịt rùa 100g, thịt chó 50g, gạo 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt rùa làm sạch ướp bột gia vị, cho vào nồi thêm nước ninh thật nhừ. Thịt chó rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột. Khi thịt rùa nhừ cho thịt chó, bột gạo vào đảo đều, đun tiếp đến khi cháo chín là được. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn liền 3 ngày.

6 món chữa viêm đường tiết niệu, Sức khỏe đời sống, Mon an chua viem duong tiet nieu, dong y chua viem duong tiet nieu, nuoc rau den com, nuoc rau ngo, chao thit rua, nuoc dua, suc khoe, bao

Thịt rùa làm sạch ướp bột gia vị, cho vào nồi thêm nước ninh thật nhừ.

Nước dứa

Dứa xanh 1 quả, đường phèn 10g. Dứa xanh chọn quả gần chín, nướng trên lửa khoảng 1-2 phút, lau sạch, ép lấy nước, cho đường phèn vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 ngày.

Cháo hạt dành dành

Hạt dành dành 20g, đậu đen 60g, đậu xanh 60g, gạo 100g, đường phèn vừa đủ. Hạt dành dành cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước. Đậu xanh, đậu đen, gạo vo sạch, cho vào nước hạt dành dành nấu cháo, cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Chia ăn 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 ngày.

Cháo chim sẻ

Chim sẻ 5 con, gạo nếp 100g, hành tươi 20g, bột gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, ướp bột gia vị khoảng 30 phút. Hành rửa sạch thái nhỏ. Gạo nếp cho vào nồi thêm nước ninh thật nhừ, cho chim sẻ vào ninh tiếp. Cháo chín cho gia vị, hành vào. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn liền 3 ngày.

Cháo thịt rùa

Ngoài ra, kết hợp xoa các huyệt: khí hải, trung cực, khúc cốt, khúc tuyền, tam âm giao, thận du, bàng quang du. Mỗi huyệt trong khoảng 1 phút, các huyệt ở bụng xoa theo chiều kim đồng hồ.




Bệnh viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới -
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Viêm đường tiết niệu -
Viêm đường tiết niệu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu ở nam giới
Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ
Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu




(ST)

Điều trị Viêm đường tiết niệu cấp

Đái giắt: Đái ít một và muốn đái luôn, có khi ra ít giọt làm người bệnh thấy khó chịu.

Đái buốt: nhất là lúc bắt đầu và khúc cuối.

Đái khó: hậu quả của hai chứng trên.

Đái đục hoặc có mủ: nước tiểu đục, có cặn nhầy. Nếu có loét gây chảy máu thì trong nước tiểu có lẫn máu.

Bụng dưới đau tức, sốt, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Sác.

Pháp:: Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.

Phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn thường dùng bài thuốc sau:

Bạch linh        

12

Trư linh

8

Sa tiền

16

Cam thảo

4

Sài hồ

12

Mộc thông

12

Mao căn

12

Sinh địa

12

Tỳ giải

20

Bán hạ

8

Đăng tâm

6

Hoạt thạch

8

Bồ công anh

20

Chi tử

12

Hoàng bá

12

Châm cứu: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Thận du, Khúc cốt, tam âm giao, Thái khê

Điều Trị: viêm đường tiết niệu mãn

Triệu Chứng : Lưng đau mỏi, chóng mặt, mệt mỏi, tai ù, tiểu nhiều hoặc tiểu giắt, vùng hạ vị đau ê ẩm, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế, Sác.

 Dưỡng âm, bổ Thận, thanh nhiệt, trừ thấp.

 a/ Do âm hư, thận âm hư, kếp hợp với thấp nhiệt

Triệu chứng: Đau mỏi lưng, người mệt,c hóng mặt ù tai, tiểu tiện bệnh danh lâm

Pháp trị: Bổ âm trừ thấp nhiệt

Bài thuốc: tri bá địa hoàng hoàn gia giảm

Viêm đường tiết niệu mãn

Đan bì

9

Bạch linh

9

Thục địa

24

Trạch tả

9

Hoài sơn

12

Sơn thù

12

Sa tiền

16

Ngân hoa

20

Liên kiều

Thạch hộc

12

Ngưu tất

12

Tri mẫu

8

Hoàng bá

12

Tỳ giải

16

    - Khí hư: Giãn đường tiết niệu đái vặt .. Bỏ ngân kiều, Tri mẫu, Hoàng bá,

Gia: Đẳng sâm 16, Hoàng kỳ, Bạch truật

-Thận dương hư Bỏ Ngân hoa,Liên kiều, Tri mẫu, Hoàng bá,

Gia: Nhục quế  4, Phụ tử 8, Ba kích 12, Thỏ ti tử 12 

Châm cứu: Quan nguyên, khí hải, Trung cực, Thận du khúc cốt , Tam âm giao, Thái khê

- See more at: http://www.thaythuoccuaban.com/thuoc_chua_benh_viem_dau/viemduongtietnieu.html#sthash.j2MGPmT0.dpuf

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý