Tác dụng của Nhung hươu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng của Nhung hươu

18/04/2015 11:01 AM
747

Công dụng chữa bệnh của nhung hươu nai

Từ lâu, y học cổ truyền đã biết tác dụng của nhung hươu nai và ứng dụng vào trị bệnh, tuy nhiên kết quả cũng có giới hạn. Hiện nay, y học vẫn tiếp tục nghiên cứu dược tính của nhung hươu nhằm phát hiện thêm những tác dụng chữa bệnh mới.

Nhung hươu nai là sừng của hươu đực hay nai đực. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn).

Huyết nhung và nhung yên ngựa là quí nhất. Nhung cắt xong cần chế biến ngay, để lâu sẽ thối rữa. Người ta đã phân tích được thành phần hóa học của nhung hươu nai, gồm canxi cacbonat, canxi phosphas, chất keo, protid, kích tố (testosteron, pentocrin...), acid amin (hơn 17 loại).

Theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày - ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid... Liều mạnh gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết.

Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ... Từ lâu đời, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp.

Nhung hươu nai tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không được dùng là: người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm.

Các bài thuốc có nhung hươu:

Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi: Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát), hoài sơn 40 g (giã nát). Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày. Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.

Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, tiểu như nước vo gạo: Nhung hươu 40 g, đương qui 40 g, cả 2 sao khô, tán bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp, người lớn uống 50 viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.

Chữa trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng: Bột nhung 0,5 g x 2 lần/ngày.
Giúp kéo dài tuổi thọ (dùng thường xuyên và đúng chỉ định): Bột nhung 0,3-1 g x 2-3 lần/ngày.

Để nhận biết nhung thật, sơ bộ có thể xem chỗ mặt cắt. Mặt cắt nhung thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh, vị mặn.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Những ai có thể sử dụng nhung hươu?

Thường vẫn nghe dân gian truyền nhau rằng chỉ có người già mới có thể sử dụng nhung hươu bởi những người tuổi trẻ dùng nhung sẽ “bị bổ quá”, “béo nứt cả người”.

Nhưng đó chỉ là những kinh nghiệm truyền miệng không có những luận cứ khoa học xác đáng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Phương Tây có thể cho thấy cách nhìn khác.

Phương Tây bắt đầu nghiên cứu về nhung hươu và các dược chất chiết xuất từ nhung hươu từ thế kỷ 19. Vào thế kỷ 20, các nhà khoa học Xô-viết là những người đi đầu trong những nghiên cứu này. Có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng dược lý của Nhung trên súc vật thực nghiệm và trên lâm sàng, mà điển hình như nghiên cứu của N.A.Albop và V.A.Borosskova. Họ phát hiện nhung tinh (pantocrin) có tác dụng tốt với bệnh nhân cao huyết áp (từ 140/80 đến 210/110 mmHg), bệnh suy nhược thần kinh, trầm cảm; có kết quả khá với bệnh nhân suy nhược, suy cơ tim, huyết áp thấp và nhung hươu có kết quả tốt với phụ nữ rối loạn tim mạch thời kỳ mãn kinh, tăng tạo xương và giảm tình trạng và tốc độ loãng xương.
Vào cuối thế kỷ 20, các quốc gia phát triển phương Tây như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand cũng vào cuộc nghiên cứu về “chất bổ dưỡng hoàn toàn tự nhiên” này. Đại học Calgary và Albertia (Canada) thử nghiệm dùng nhung hươu trị viêm xương, viêm khớp có hiệu quả tốt. Học viện cảnh sát Edmonton (Canada) thử nghiệm cho sinh viên dùng Nhung và phát hiện nồng độ testosteron trong máu tăng, tập luyện dẻo dai hơn. Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu thấy nhung hươu có tác dụng ức chế hoạt tính của Mono Amino Oxydaza ở gan và não, có chứa các yếu tố tăng trưởng (IFG1) kích hoạt sự phát triển của bắp thịt, ngừa teo cơ và làm chậm quá trình lão hoá.

Vào đầu những năm 2000, Hiệp hội Gây nuôi New Zealand đã đầu tư hơn 1 triệu đô-la để tiến hành những nghiên cứu về công dụng của nhung hươu thông qua tổ chức AG Research Invermay và Trung tâm Phát triển Con người thuộc Đại học Otago, New Zealand.

Qua phân tích, nhung hươu có giá trị y học rất cao do chứa các chất pantocrinum, calcium, magnesium, phosphore, carbonat, chất keo (collagens), các hocmon oestrogen, testosteron, 52,5% protid và 2,5% lipid. Ngoài ra, trong nhung hươu còn có tới 25 loại acid amin cùng 26 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người như sắt, ma-giê hay Coban. Nhung hươu còn chứa chất Prostaglandins là chất điều hòa chức năng tế bào quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong việc cơ thể chống lại viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Theo các nghiên cứu này, Nhung hươu có các tác dụng tăng cường chức năng tình dục cho cả hai giới, cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, cải thiện hiệu suất và tăng cường sức mạnh trong các hoạt động thể thao, cải thiện sự phục hồi cơ bắp, tăng cường sinh lực và chống lão hóa cho người cao tuổi, cung cấp chất tự nhiên bổ sung cho việc điều trị viêm khớp, tăng cường tái tạo máu và chữa lành vết thương, hỗ trợ tăng trưởng tế bào, tăng trí nhớ, và điều hòa huyết áp và chức năng tim mạch. Ngoài ra, nhung Hươu còn có thể có tác dụng hỗ trợ chống lại bệnh ung thư.

Hiện New Zealand đang là quốc gia dành sự chú ý đặc biệt cho các hoạt động nghiên cứu về hươu và nhung hươu. Thực tế, New Zealand cũng là quốc gia có đàn Hươu lớn nhất thế giới với hơn 1,7 triệu con, gấp sáu lần đàn Hươu của Úc, 12 lần đàn Hươu của Hàn quốc và khoảng 60 lần đàn Hươu của Việt nam. Chất lượng Nhung Hươu của New Zealand được đánh giá rất cao trên thế giới do đàn Hươu của họ được nuôi trong một chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc gần với tự nhiên nhất. Hơn 80% thịt Hươu New Zealand đang được xuất sang châu Âu trong khi 90% các sản phẩm khác, nhất là nhung hươu, được xuất sang các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Các nghiên cứu y học và hướng dẫn sử dụng nhung hươu, đặc biệt là những nghiên cứu của New Zealand, đều chỉ đề cập tới việc “thiếu niên không nên dùng” các sản phẩm và chiết xuất này bởi nhung hươu có hiệu quả rất tốt trong việc tăng cường khả năng tình dục nên có thể “kích thích tính dục và làm trẻ phát dục sớm”.

Một số bài thuốc và cách sử dụng nhung hươu phối hợp với các vị thuốc để cho hiệu quả cao nhất


Vị thuốc Nhung hươu còn gọi Ban long châu (Đạm Liêu Phương), Hoàng mao nhung, Huyết nhung, Quan lộc nhung (Đông Dược Học Thiết Yếu),

Nhung hươu, nhung huou, lộc nhung, loc nhung - vị thuốc

Tác dụng chủ trị:

+ Nhung hươu Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).  

+ Nhung hươu Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).

+Nhung hươu  Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận).

+Bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa Tử  Bản Thảo).

 + Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ... Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người (Bản Thảo Cương Mục).

+ Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nước  đậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặc  ăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).

+ Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).

Nhung hươu, nhung huou, lộc nhung, loc nhung - vị thuốc

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị tinh huyết suy kiệt, sắc mặt đen sạm, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lưng đau, gối mỏi, tiểu đục, trên táo dưới hàn: Lộc nhung, Đương quy (đều tẩy rượu). Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g lúc đói với nước  cơm (Hắc Hoàn - Tế Sinh Phương).

+ Trị tinh huyết đều khô, doanh vệ hao tổn, sốt về chiều, tự ra mồ hôi, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi, các loại hư yếu: Lộc nhung (chưng rượu), Phụ tử (bào) đều 40g.    Tán bột. Chia làm 4 phần. Thêm Sinh khương 10 lát, sắc uống ấm(Nhung Phụ Thang - Thế Y Đắc Hiệu Phương).

+ Trị hư yếu, liệt dương, da mặt không tươi, tiểu nhiều, không muốn ăn uống: Lộc nhung 20-40g. Ngâm rượu 7 ngày, uống dần (Lộc Nhung Tửu - Phổ Tế Phương).

+ Trị Thận dương bất túc, tinh khí hao tổn gây nên liệt dương, di tinh, hoạt tinh, tiết tinh, lưng đau, gối mỏi, đầu váng, tai ù:  Lộc nhung, Nhân sâm, Thục địa, Câu kỷ tử, Phụ tử. Làm  thành hoàn, uống (Sâm Nhung Vệ Sinh Hoàn - Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

+ Trị phụ nữ bị băng lậu, vô sinh do dương hỏa suy: Lộc nhung 40g, Thục địa 80g, Nhục thung dung 40g, Ô tặc cốt 40g. Tán bột. Ngày uống 8-12g. (Lộc Nhung Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị phụ nữ bị băng lậu: Lộc nhung 1g, A giao, Đương quy đều 12g, Ô tặc cốt 20g, Bồ hoàng 6g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị liệt dương, tiểu  nhiều: Lộc nhung, sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 0,8g-1,2g với nước sắc 20g Dâm dương hoắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Nhung hươu, nhung huou, lộc nhung, loc nhung - vị thuốcLiều dùng:   

Lộc nhung không cho vào thuốc sắc, chỉ tán nhỏ, hòa uống riêng từ 1,2 - 4g.

Kiêng kỵ:

+ Bỗng nhiên bị tê dại, không dùng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Thận hư có hỏa: không nên dùng. Thượng tiêu có đờm nhiệt hoặc  Vị (dạ dầy) có hỏa: không dùng. Phàm thổ huyết, hạ huyết, âm hư hỏa tích: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Người âm hư hỏa vượng: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trong người có thực nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em nay nay 22 tuoi chjeu cao 1.60 nang 46 kg e muon dung nhung hieu de tag truog ve can nag chieu cao va suc khoe duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Do tuoi nao co the dung va nguoi bi soi than co dung duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Em bi benh phoi thi co dung duoc khong?
Các nghiên cứu hiện đại cũng đã phát hiện trong nhung hươu có chứa hormone tính cái, axít béo amine và nhiều nguyên tố vi lượng. Nhung hươu cũng giống như nhiều loại thuốc bổ khác mà người già, phụ nữ, thanh niên trai tráng hay trẻ nhỏ đều dùng được. Tuy nhiên, nó cũng có phạm vi sử dụng nhất định mà không phải bất cứ ai cũng có thể dùng. Cụ thể, những người âm hư phát nhiệt, các chứng viêm nhiễm và những người huyết áp cao thì không nên dùng.
từ lâu người ta nói nhung hươu rất tốt dùng cho người gầy để béo ra- Vậy muốn béo ra, dùng nhung hươu có được không ?, tại sao bài viết lại nói "người gầy không được dùng" ?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
mjnh doc cung thay vay,ko bit la the nao nhj
em nam nay 23t can nang 47 kg cao 1m65 em muon tang can co uong nhung huou duoc ko
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
em nam nay 23t can nang 47 kg cao 1m65 em muon tang can co uong nhung huou duoc ko
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý