Cách nói chuyện khéo léo ai cũng nên biết

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách nói chuyện khéo léo ai cũng nên biết

25/11/2015 12:00 AM
711

Nếu bạn muốn mình ăn nói khéo léo: Hãy đọc qua những nguyên tắc này!

Chỉ cần bỏ ra 5 phút đọc và suy ngẫm, bạn có thể trở thành người ăn nói khéo léo, thu hút người nghe rồi đấy!

Trong giao tiếp, nói chuyện hấp dẫn đóng một vai trò không nhỏ. Nó làm cho các cuộc giao tiếp trở nên hiệu quả và thú vị hơn. Bạn có thể nói chuyện bằng ngôn ngữ (tiếng nói) nhưng đôi khi trong một vài trường hợp những cử chỉ phi ngôn ngữ cũng thu hút được sự chú ý của đối phương.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng ngôn ngữ cơ thể. Ai cũng mong muốn lời nói của mình hấp dẫn, nhận được sự quan tâm của mọi người nhưng để thu hút người nghe trong khi giao tiếp là một nghệ thuật, một kỹ năng.

Có người được phú cho cái “duyên” nói chuyện hấp dẫn, hài hước và không kém phần thuyết phục người nghe. Nhưng đó là cái duyên trời định và không phải ai cũng được ông trời ưu ái. Vậy làm sao để buổi nói chuyện được gọi là thành công và những lời nói của bạn đi sâu vào lòng người nghe?

1. Hãy cởi mở

Hãy tìm kiếm cơ hội để gặp gỡ những người bạn mới bất cứ khi nào có thể. Bạn không thể xây dựng mối quan hệ với những người khác nếu bạn ở lì trong văn phòng cả ngày. Thay vào đó, hãy tìm cách tương tác với thế giới xung quanh bạn. Bạn có thể tham gia các tổ chức dành cho người trong ngành, và hãy tận dụng mọi cơ hội để tham dự các hội nghị và các sự kiện khác.

2. Trở thành một người kể chuyện

Người kể chuyện bậc thầy sẽ "quyến rũ" người lạ thông qua những câu chuyện hấp dẫn. Ai cũng có câu chuyện của riêng mình. Câu chuyện bạn kể ra sẽ làm cho hình ảnh của bạn trong mắt người khác trở nên gần gũi hơn với họ (chứ không như tính cách hay con người bạn tạo ra trên mạng xã hội), và nó cũng tiết lộ những sự thật xoay quanh bạn. Một câu chuyện có cảm xúc sẽ giúp xây dựng mối quan hệ và là tiền đề phát triển các mối quan hệ công việc. Bên cạnh đó, việc kể một câu chuyện cũng thể hiện cách tiếp cận độc đáo của bạn trong việc làm ăn kinh doanh, và có thể giúp bạn “ra dáng” một doanh nhân hơn.

3. Chủ đề trò chuyện 

Xác định rõ đối tượng, bước tiếp theo bạn cần lên list cho mình những câu hỏi mà mình có thể hỏi khi trò chuyện với đối phương. Cũng như chuẩn bị sẵn các câu trả lời nhằm đề phòng trường hợp bạn bị hỏi lại. Bạn có thể luyện tập bằng cách đứng trước gương và hỏi những câu hỏi bạn đã liệt kê với nhiều cách khác nhau, có thể là bằng cách nói chuyện hài hước, cách nói chuyện nghiêm túc chẳng hạn, cách làm này giúp bạn không bị ngượng ngịu khi nói chuyện cũng như diễn tả được hết sức biểu cảm của gương mặt. Bạn nên lưu ý, trong những buổi báo cáo, hội thảo, thuyết trình bạn nên tránh những câu chuyện mang tính cà kê, dài dòng vì điều đó sẽ làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, lãng phí thời giác. Túm lại là bạn cần biết rõ nội dung mình muốn truyền đạt là gì nhé.

4. Hãy chú ý đến cảm xúc bên trong của bạn 

Khi bỗng nhiên bạn cảm thấy không thể nào nói chuyện được với ai khác, có thể là lúc đó bạn đang rơi vào những cảm xúc tiêu cực, khiến bạn lo lắng, buồn chán. Hoặc bạn đang phân vân không biết người kia đang nghĩ gì về mình. Cảm thấy thiếu tự tin cũng khiến cho cuộc nói chuyện không được thoải mái. Điều quan trọng cần phải nhớ là để trò chuyện với một ai đó, bạn cần vượt qua những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực để hoàn toàn tập trung cho cuộc nói chuyện.

cách nói chuyện

Khi đối phương đang nói chuyện một cách thoải mái và say sưa, tuyệt đối không sử dụng những câu nói, từ ngữ làm gián đoạn câu chuyện. Ảnh minh họa

5. Không cắt ngang câu chuyện

Khi đối phương đang nói chuyện một cách thoải mái và say sưa, tuyệt đối không sử dụng những câu nói, từ ngữ làm gián đoạn câu chuyện.

Đôi khi, một số người có xu hướng “đánh cắp chủ đề của đối phương”. Chúng ta không nên phạm vào điều này.

Khi đối phương đưa ra một chủ đề nào đó, thì câu chuyện đó sẽ nói về nhân vật của họ. Việc chúng ta nên làm là “phát triển chủ đề đó”, tăng phạm vi và mở rộng khiến cuộc nói chuyện thú vị hơn.

Ngoài ra, khi đối phương đã nói xong chủ đề đó rồi, chúng ta có thể quay lại và phát triển câu chuyện theo ý mình. Còn khi họ vẫn chưa kết thúc chủ đề đưa ra, tuyệt đối không được làm gián đoạn.

6. Là một người biết lắng nghe

Tất cả mọi người đều có ấn tượng rất tốt với một người chăm chú nghe mình nói. Nếu bạn không phải là một người giỏi mở đầu câu chuyện hay kết thân, thì hãy thử tập trung luyện kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe một cách từ tốn, lịch sự, chia sẻ cảm nhận của bạn, và khuyến khích họ nói nhiều hơn về họ - là những yếu tố cơ bản của một người biết lắng nghe. 

7. Phá vỡ không khí yên lặng bằng những câu hỏi dẫn dắt

Khi nói chuyện, có một vấn đề nào đó xảy ra và dẫn đến không khí yên lặng. Sự yên lặng kéo dài sẽ làm cho không khí trở nên khó chịu. Chúng ta cần làm gì đó để phá vỡ sự yên lặng nhưng nếu không khéo léo có rất nhiều trường hợp làm tái diễn sự yên lặng và càng khó chịu hơn.

Nếu gặp phải trường hợp này, chúng ta khó có thể tạo được ấn tượng tốt trong mắt đối phương. Chính vì vậy, có những câu hỏi mang tính dẫn dắt để ứng phó trong những trường hợp này. Ví dụ khi nói chuyện về chủ đề “kinh tế trong thời gian gần đây”. Đương nhiên cách nói trực tiếp vào chủ đề này cũng không kéo dài được bao lâu. Khi đó, thử đặt những câu hỏi như: “công ty anh dạo này thế nào rồi ạ!”

Điểm chú ý là đặt ra những câu hỏi mà chúng ta có thể dự đoán câu trả lời như: “à bên tôi cũng không khá khẩm mấy…!” có thể dự đoán nội dung câu trả lời của đối phương để từ đó mình có thể tiếp diễn câu chuyện.

8. Sử dụng ngôn từ có chọn lọc, dứt khoát, và nắm rõ ngữ pháp cú pháp

Bạn nghĩ cách nói chuyện hài hước là thi thoảng sử dụng những ngôn từ thô tục, hay tiếng lóng trong suốt buổi giao tiếp, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm nhé. Có thể khi bạn nói họ sẽ tủm tỉm cười, nhưng đó không phải là cách làm của một người chuyên nghiệp, đừng để người khác đánh giá bạn qua ngôn từ bạn giao tiếp với họ. Ngoài ra khi giao tiếp bạn nên tránh những tiếng “ừm”, “à”, điều đó làm cho người nghe thấy khó chịu. Khi bạn nói một câu dài, nhiều thông tin cần thiết, cách tốt nhất là bạn nên ngắt ra thành nhiều mệnh đề ngắn, hoặc nếu cần bạn có thể thêm thắt những thành ngữ phổ biến để người nghe có thể dễ dàng tiếp thu hết những thông tin mà bạn truyền tải.

nói chuyện hay

Nói chuyện vừa theo lập trường của mình, vừa chú ý đến sự hứng thú của đối phương, cố gắng thu hẹp khoảng cách một cách nhỏ nhất. Ảnh minh họa

9. Thể hiện sự tán đồng với những điểm hứng thứ của câu chuyện 

Trong giao tiếp giữa hai phía, biết cách nắm bắt thời gian chuyển đổi giữa vai trò “người nói” và “người nghe” là cực kỳ quan trọng. Chúng ta không thể chỉ mãi giữ vai trò “người nói” hoặc chỉ “người nghe”. Điều trọng yếu nhất là cả hai phía cùng phát ngôn, cùng chia sẻ câu chuyện của mình, và cùng hiểu nhau. Trng trường hợp đó, cho dù sở thích của bạn không hợp với đối phương, ta cũng nên đứng trên lập trường của họ để thể hiện sự hiểu biết và đồng cảm. Ví dụ khi đối phương phát ngôn “Bia A đúng là ngon số 1″ thì câu chuyện sẽ kết thúc nếu bạn trả lời “Vậy hả!! Tôi thì thích bia B cơ!” Nếu là một người giỏi giao tiếp, anh ta sẽ trả lời lại rằng “ồ vậy ư! Tôi thì lúc nào cũng uống bia B. Nhưng mà riêng tối nay tôi sẽ uống thử bia A như thế nào”. Làm như vậy, câu chuyện sẽ không rẽ theo ý hướng cá nhân của riêng mình mà có sự giao tiếp đa chiều giữa hai phía, đồng thời nó thể hiện sự đồng cảm chia sẻ với đối phương. Ngược lại, mặc dù thực sự thích bia B, nhưng cũng có người vờ rằng “Ồ đúng rồi. Tôi cũng thấy bia A đúng là số 1″. Khi làm như vậy, đúng là chúng ta không làm trái với sự hứng thú của đối phương, nhưng chúng ta lại bị cuốn theo ý hướng của họ, mất đi lập trường của bản thân nên không thể gọi là giao tiếp hai chiều. Nói chuyện vừa theo lập trường của mình, vừa chú ý đến sự hứng thú của đối phương, cố gắng thu hẹp khoảng cách một cách nhỏ nhất.

10. Xây dựng một vẻ ngoài hoàn hảo 

Mắt luôn hướng về đối phương khi nói chuyện. Những phát thanh viên trên truyền hình như đang nói chuyện với chúng ta vì mắt họ hướng thẳng vào camera, và đôi mắt sẽ cho thấy sự thật và mức độ tin cậy của câu chuyện. Phong thái nói chuyện cũng rất quan trọng, thái độ nghiêm túc rất quan trọng nhưng bạn cũng cần cho nó một chút sinh động, đừng có mà nói chuyện lúc nào cũng cứng đơ, và không được múa tay liên tục khi nói chuyện nhé. Điều cuối cùng là hãy luôn tự tin vào những điều mình nói.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý