Có nhiều phụ huynh luôn cố gắng trang bị cho trẻ thật nhiều kiến thức, để giúp con biết đọc, biết viết trước. Họ luôn sợ nếu con chưa biết những cái đó thì sẽ sợ học, sẽ không theo kịp các bạn, mặc cảm…
Chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1
Vì vậy, khi các bé mầm non vừa được nghỉ hè, cha mẹ đã tìm chỗ gửi con đến nhà giáo viên dạy tiểu học để nhờ các cô rèn chữ, tập đọc, làm toán. Thực ra, việc lo trước tưởng có lợi, nhưng đôi khi lại phản tác dụng. Vì khi biết trước, đến trường học lại, các bé sẽ thấy nhàm chán, không chú ý, dẫn đến sự thiếu tập trung. Mặt khác, khi học ở nhà, giáo viên chỉ chú ý đến việc dạy sao để học sinh đọc được, viết được mà không chú ý rèn cho các cháu kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc trong tập thể, nhóm, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong phương pháp dạy học, làm trẻ thiếu tự tin.
Phụ huynh luôn quan tâm, mong muốn con biết thật nhiều khi trẻ đang học mầm non.
Khó khăn không ở việc học chữ
Các nhà giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của các bé khi vào lớp 1 không phải là học chữ, học tính, học đọc, học viết… mà là học cách hoà nhập với môi trường mới, hoạt động mới – môi trường hoạt động học tập là chủ đạo. Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ các điều kiện về thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ, một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập.
Tiên học lễ
Dạy các bé biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn để trẻ thích ứng với những quan hệ xã hội ở nhà trường. Ngay khi trẻ còn học mầm non, cha mẹ cần kết hợp với giáo viên để biết cách dạy trẻ phát âm 29 chữ cái trong chương trình mẫu giáo, làm quen với các mẫu chữ in thường, viết thường, in hoa.
Tạo cho trẻ một góc học tập gọn gàng, đẹp mắt, phù hợp với điều kiện sẵn có của mình nhằm giúp trẻ thích thú đối với việc ngồi vào bàn học. Giúp trẻ chọn lựa sách, đọc sách cho trẻ nghe và trẻ có thể “đọc vẹt” sách, nhưng việc đọc như thế có một ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết cho việc học đọc sau này. Giúp trẻ diễn đạt điều mình muốn nói một cách mạch lạc, rõ ràng.
Tạo cho trẻ thói quen tự lập và khuyến khích trẻ tự học
Phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn vài việc nhà đơn giản, tự tạo thời gian biểu học tập, vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy. Có thể dẫn trẻ đến thăm trường tiểu học và chỉ cho trẻ biết các phòng, lớp học, sân chơi; nói cho trẻ những điều mới lạ sẽ được học ở đó để trẻ có mong muốn được đi học…
Những ngày đầu, khi trẻ từ trường về, cha mẹ nên hỏi trẻ những câu hỏi như: Hôm nay ở trường (lớp) con có gì vui nào, kể mẹ nghe được không? Bạn nào được cô khen?… Không nên hỏi: Hôm nay con được điểm mấy? Mỗi buổi tối, cha mẹ cần dành thời gian hướng dẫn trẻ cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập cho buổi học ngày mai, hướng dẫn trẻ cách học ở nhà để từng bước xây dựng thói quen học tập tự giác, đặc biệt là biết cách tự học.
Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, nhất là về mặt tâm lý. Nếu như việc học tập diễn ra tốt đẹp thì kéo theo sự phát triển tâm lý của trẻ cũng đúng hướng, thuận lợi và ngược lại. Vì vậy, hiểu được sự chuyển biến tâm lý của trẻ ở giai đoạn này là rất quan trọng, sẽ giúp trẻ dễ thích nghi với môi trường mới, tiếp thu sự giáo dục dễ dàng.
Những rào cản tâm lý với trẻ
Khi vào lớp 1, các em sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập, khả năng điều khiển tâm lý của bản thân còn kém. Các em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian giữa các môn sao cho phù hợp.
Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, học nhiều môn khác nhau, kể cả những môn các em không thích. Thậm chí, nếu người lớn không có sự định hướng kịp thời, sẽ có nhiều em căng thẳng trước khối lượng lớn kiến thức vừa mới, vừa trừu tượng. Khả năng phân tán chú ý ở trẻ còn cao, trong khi đó việc học lại đòi hỏi các em phải làm những công việc khéo léo và tập trung.
Các em cũng khó thiết lập mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Mặt khác, khi đi học lớp 1, trẻ tự nhận thấy mình đã lớn, phải có vai trò và trách nhiệm mới đối với gia đình. Đây là những rào cản lớn với trẻ.
Phụ huynh quan tâm đến con sẽ nhận thấy những biểu hiện nổi bật ở các em như: không thích đi học hay đi học muộn (kể cả bố mẹ chở đến trường, các em cũng cố nấn ná thêm ở bên ngoài, chưa thích vào lớp); nói chuyên riêng khi cô đang giảng bài; học không đồng đều các môn, thường thì các em thích môn nào thì học tốt môn đó; quên không làm bài tập cô giáo yêu cầu, không tự giác học (chỉ học khi nào người lớn nhắc nhở); có khá nhiều trường hợp các em không dám nói với bố mẹ về điểm kém và việc phạm khuyết điểm của mình ở trường.
Trẻ gặp khó khăn tâm lý phần nhiều do gia đình thờ ơ, không quan tâm hoặc quá quan tâm đến trẻ, làm cho các em bối rối khi bước vào và làm quen với môi trường học mới.
Không ít phụ huynh khó hình dung được rằng bước sang một môi trường học tập mới, trẻ hoàn toàn lạ lẫm, các em chưa được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học, chưa tìm thấy hứng thú trong học tập, những điều mới lạ trong những bài học còn trừu tượng chưa kích thích được tính tự giác, tích cực của trẻ. Vì thế, trẻ chưa hình thành được cách thức học tập khoa học và hiệu quả.
Có những bậc phụ huynh cứ nghĩ rằng cho con ăn uống, may sắm áo quần và sách vở là đủ. Trong khi đó, điều trẻ cần là cha mẹ chỉ dẫn các em hiểu rõ nội quy học tập cần phải làm gì? Làm như thế nào? Làm để được cái gì?
Ở thời điểm này, điểm số còn quá chung chung đối với trẻ. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại yêu cầu trẻ hàng tuần, hàng tháng phải có một số điểm 10 nhất định, làm cho trẻ chỉ biết “chạy” theo điểm, để được cha mẹ khen thưởng.
Một nguyên nhân khác là cách dạy của giáo viên chưa phù hợp, khiến các em ngỡ ngàng, khó làm quen trước việc dạy của giáo viên mới (không giống như ở mẫu giáo). Giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi công việc của trẻ, nhưng chưa động viên, khuyến khích kịp thời, làm cho mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh luôn có khoảng cách, các em khó gần gũi với giáo viên.
Cách giúp trẻ vượt qua bước ngoặt lớp một
Chia sẻ cùng trẻ. Trong thời điểm này, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho trẻ, ngoài quần áo, đồ dùng học tập... thì việc tạo cho trẻ một tâm lý sẵn sàng là rất quan trọng.
Hãy nói với trẻ biết trước về môi trường mới, thầy cô mới, nội dung học tập mới, những khó khăn cũng như thuận lợi nhất định để trẻ tập làm quen ngay ở nhà. Đồng thời nếu có điều kiện cha mẹ cũng nên cho trẻ làm quen với môi trường học tập mới trong dịp hè, như cho trẻ đến trường để thăm quan, làm quen với anh chị lớn tuổi hơn, tập thói quen chấp hành nội quy...
Cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập, xây dựng bầu không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái trong khi học tập.
Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ, động viên các em trong suốt quá trình học tập... là con đường ngắn nhất để cùng trẻ khắc phục những khó khăn tâm lý ở những ngày đầu khi bước vào lớp 1.
Kỹ năng bé cần biết trước khi vào lớp 1
Bạn có thể tham khảo 20 kỹ năng cần dạy bé trước khi con vào lớp 1
1. Học thuộc bảng chữ cái
Ngày nay, có rất nhiều bài hát hoặc những loại đồ chơi vui vẻ có tác dụng giúp bé học thuộc lòng bảng chữ cái. Bạn cũng nên giúp bé cách phát âm chuẩn. Nhiều bé bị ngọng khi nói chữ “l” hay “n” hay phát âm sai chữ “p” và “b”.
2. Biết viết tên mình
Đọc và viết là hai kỹ năng khó khăn khi bé bắt đầu làm quen với bảng chữ cái. Cách tốt nhất là bạn có thể trở thành cô giáo tại gia cho bé. Chuẩn bị một tờ giấy trắng, bút chì, tẩy, bạn viết thật to tên của bé trên giấy và hướng dẫn bé tô lại. Tiếp đến, bạn cầm tay và cùng bé viết lại tên cho đến khi thành thạo.
4. Kỹ năng giao tiếp
Bước chân vào bậc tiểu học, bé phải làm quen với môi trường rộng lớn hơn so với khoảng thời gian bé học mẫu giáo. Những bé cởi mở, giỏi giao tiếp sẽ thích nghi với bạn bè, thầy cô nhanh hơn. Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen vui chơi cùng nhóm bạn. Kỹ năng này giúp bé hòa nhập, không khóc lóc và ham thích đến trường.
5. Sử dụng máy vi tính
Không phải là chỉ cho bé xem hoạt hình hay nghe ca nhạc trên máy tính, bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn bé 5, 6 tuổi sử dụng chuột, bàn phím hay các nút tắt, mở trên máy vi tính. Bé sẽ học rất nhanh và không bối rối khi phải tiếp xúc với máy vi tính sau này.
7. Biết cách tự chăm sóc bản thân
Đến tuổi này, bạn có thể để bé tự lập trong việc mặc quần áo, đội mũ, đi tất, đi giày. Có thể bạn muốn làm giúp bé những công việc này cho nhanh nhưng hậu quả sẽ ngoài tưởng tượng. Bé sẽ không biết xử lý nếu chẳng may bị tuột dây giày hay cúc áo ở lớp.
8. Tìm cho bé một người (nhóm) bạn thân
Với bé, có một người bạn để tâm tình hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Vui chơi cùng các bạn cùng lứa không những giúp bé cân bằng tâm lý, thoải mái tinh thần mà thông qua những người bạn, cha mẹ cũng có thể biết được những rắc rối bé đang gặp phải để kịp thời can thiệp.
9. Biết sáng tác truyện
Nên tạo thói quen kể chuyện cho bé trước giờ đi ngủ hàng ngày. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để bé biết cách xây dựng những câu chuyện theo trí tưởng tượng của bé. Bạn chỉ nên đưa cho bé một vài mẫu nhân vật, tình tiết và để bé hoàn thiện câu chuyện theo cách riêng.
11. Tham gia trò chuyện cùng người nhà
Gia đình là môi trường quan trọng nhất với sự phát triển của bé. Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng nên thu xếp thời gian để cùng ăn tối, xem tivi, nấu ăn hay làm việc nhà với bé. Nhấn mạnh với bé rằng, bé có thể chia sẻ hay trao đổi về bất kỳ điều rắc rối nào xảy ra ở lớp sau này.
12. Xây dựng sự tập trung
Ở độ tuổi mẫu giáo, bé thường làm những mọi việc theo ý thích. Chẳng hạn, bé sẽ bỏ dở bức tranh đang vẽ để xem phim hoạt hình. Tính cách này không tốt nếu bé đi học mà thiếu tập trung vào bài giảng. Nếu bạn muốn bé hoàn thiện một bức tranh, tốt nhất nên cho bé làm việc này trong phòng riêng, yên tĩnh và bạn nên kiểm tra kết quả sau đó.
13. Học đếm số
Bé có thể làm theo đúng những yêu cầu của bạn như “Con đặt 3 quả cà chua vào rổ giúp mẹ” hoặc trả lời chính xác những câu hỏi có liên quan đến số đếm như “Nhà mình có bao nhiêu người?”… Đếm số là cách giúp bé tăng cường trí nhớ và nhanh tiếp thu môn học có liên quan đến con số ở trường.
15. Dạy bé cách đặt câu hỏi
Bé thích tò mò hỏi về nhiều thứ xung quanh mình nhưng cách diễn đạt thường chưa chuẩn xác. Bạn nên dạy bé cách đặt câu hỏi chính xác và dễ hiểu hơn. Đồng thời bạn cũng nên khuyến khích để bé tự tin khi bày tỏ những vấn đề còn thắc mắc. Để bé hiểu rằng, bé có thể hỏi cha mẹ, bạn bè hay thầy cô giáo những điều bé muốn tìm hiểu.
16. Nhận biết thế giới tự nhiên
Chia các loài vật, cây cối, hoa cỏ thành những nhóm riêng biệt để bé dễ nhớ như nhóm động vật ăn thịt, nhóm động vật ăn cỏ, nhóm cây có quả ăn được, nhóm cây có quả không ăn được… Cách này giúp bé phát triển tư duy so sánh, tổng hợp.
17. Chơi xếp hình
Xếp hình là trò chơi trí tuệ phù hợp với lứa tuổi của bé (3-6 tuổi). Trò chơi này còn giúp bé phát triển tư duy logic, vì vậy, bé cũng thông minh hơn khi bước vào lớp 1.
18. Vận động mỗi ngày
19. Nhận biết các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe
Cách dạy con viết chữ đẹp hiệu quả
Có nên cho trẻ học Tiếng Anh sớm
Làm gì khi con bị điểm kém, cha mẹ cần nhớ
Làm gì khi con lười học
Có nên cho con đi học thêm?
Cách giúp trẻ tập trung để thông minh và học giỏi hơn
(ST)