Duyên là gì mà chi phối chúng ta đến thế?
Đúng vậy! Nói ít thì ít sai sót, hớ hênh. Nếu vừa gặp ai bạn cũng huyên thuyên như “tuột băng” thì người nghe sẽ… mệt. Họ chưa kịp hiểu câu đầu thì đã có câu kế tràn tới, lấp đầy lỗ tai. Nói nhiều, nói nhanh thì các âm được phát ra không rõ, ảnh hưởng rất nhiều giọng nói của bạn. Hẳn bạn đã từng nghe câu:
Đừng nản! Đừng nghĩ là bị tra tấn bằng ngôn ngữ. Bạn chân thành lắng nghe người khác thổ lộ cũng là một cách giúp họ trút bớt “gánh nặng”, đem lại sự cân bằng tâm lý. Tuy nhiên, không phải là im thin thít mà cần đôn đốc bằng vẻ mặt tươi tỉnh, nụ cười khuyến khích và những câu: ”Ồ, rồi sao nữa?”, “hay quá! Bạn kể tiếp đi!”.
Dù ý kiến của người đối diện có mâu thuẫn với ý kiến của bạn cũng cần bình tĩnh. Bạn cứ để người ta nói một mạch đi. Trong lúc đó, bạn suy nghĩ, tìm cách nói thế nào để người ta đồng ý với mình. Nếu “cơn bão” vẫn không giảm thì bạn đành nói: ”Bạn mất bình tĩnh rồi. Chúng ta hãy tạm quên chuyện này đi, chờ một dịp khác sẽ bàn sâu hơn”.
Thật không công bằng, phải không? Đừng nghĩ vậy. Sự quan tâm của bạn đến người khác cũng sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn. Dẫu sao, bạn cũng làm một người vui, cuộc nói chuyện trở nên thú vị. Càng tuyệt hơn nữa, nếu người trò chuyện với bạn là người có văn hóa thì lập tức họ cũng muốn nói đến những gì bạn thích.
Sự khôi hài sẽ giúp bạn và mọi người thoát ra ngoài vùng căng thẳng. Mọi bực bội được xoa dịu. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khôi hài và châm biếm để tránh điều đáng tiếc.
Đó là kế sách tuyệt vời nhất nếu bạn gặp phải một đối tượng nói quá nhiều, hay gây sự, thích châm biếm, độc đoán… Chỉ còn cách làm bộ coi giờ trên đồng hồ đeo tay hoặc che miệng ngáp liên tục. Sau đó, rút êm.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 5 Wiki liên quan
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12