Cách may rèm cửa sổ đơn giản mà đẹp như mua ngoài hiệu.
Các cách tính diện tích vải để may rèm cửa
Đo khung cửa để may rèm đẹp nhất có thể, hợp nhất với ngôi nhà của bạn, rèm cửa Minh Đăng khuyên bạn nên tính vải và thiết kế rèm đẹp với khung cửa như sau:
1. Cách tính diện tích vải để may rèm cửa (dạng rèm buông hoặc rèm ore)
Chiều cao & chiều ngang của rèm thành phẩm
- Đối với cửa chính: cộng thêm chiều cao 10 cm và chiều ngang từ 20-40 cm so với khung cửa chính.
- Đối với cửa sổ: chiều cao phía mép trên của cửa được cộng thêm khoảng 10 cm và phía dưới khoảng 30-40 cm hoặc đo chạm nền nhà để khi vén màn sang hai bên, vải sẽ không bị hụt, trông xấu; chiều ngang của cửa sổ cũng cộng thêm từ 20-30 cm.
- Ngoài ra, tùy theo kích thước của cửa mà ta có thể cộng thêm cho cân đối hài hòa giữa chiều cao và chiều ngang, nếu cửa càng rộng, rèm càng nên may dài hoặc chạm sàn nhà.
·Cửa sổ vuông, nhỏ thì rèm cửa nên kết thúc cách ngưỡng cửa sổ từ 5 – 10cm;
·Cửa hình chữ nhật ngang, rộng vừa phải hợp với lớp rèm dài quá ngưỡng 20 – 50cm;
·Cửa ra vào và khung cửa sổ chiếm toàn bộ diện tích tường thì rèm kéo nên gần chạm sàn, thường cách sàn từ 2,5-10cm.
Đo độ dài của thanh kéo rèm: thường thì thanh ngang bằng hợp kim nhôm này có độ dài bằng chiều ngang cửa cộng với 20 đến 30cm.
Chiều rộng mảnh vải may rèm:
- Trung bình chiều rộng mảnh vải may rèm sẽ dài gấp 2-2,5 lần độ dài thanh kéo hoặc 2-2,5 lần chiều ngang của rèm thành phẩm.
- Vải nặng, dày và màu tối như nhung, gấm, nỉ… không nhất thiết phải xếp nếp nhiều, chiều rộng vải có thể chỉ gấp 2 lần
- Vải mỏng, nhẹ, sáng màu (voan, đăng ten, lụa) thì độ rộng gấp 1,8 – 2 lần.
Chiều dài mảnh vải may rèm:
- Chiều dài mảnh vải may rèm bằng chiều cao của rèm thành phẩm dự kiến.
Lưu ý:Chừa phần dư để vắt sổ và làm đường may
Ví dụ:
Chiều ngang của cửa sổ là 1m, chiều cao là 1,2m. Cách tính chiều dài và chiều rộng của mảnh vải may rèm như sau:
Chiều dài mảnh vải = chiều cao cửa sổ + mép trên cửa sổ + mép dưới cửa sổ + phần chừa để làm đường may và vắt sổ = 120 + 10 + 20 + 20 = 170 cm
Chiều rộng mảnh vải = (chiều ngang cửa sổ + 20 cm) x 2 + phần chừa để làm đường may và vắt sổ = (100 + 20) x 2 + 10 = 250 cm
2. Cách tính diện tích vải để may rèm cửa (dạng roman hay còn gọi là rèm xếp lớp)
Chiều cao & chiều ngang của rèm thành phẩm
1. Đo lọt lòng:
Chiều ngang: đo đúng chiều ngang khung cửa sau đó trừ ra 2cm.
Chiều cao: đo đúng chiều cao khung cửa, sau đó trừ đi 2cm.
2. Đo phủ bì:
Chiều ngang: đo đúng chiều ngang khung cửa sau đó cộng thêm 10cm
Chiều cao: đo đúng chiều cao khung cửa sau đó cộng thêm từ 30cm đến 50cm.
Chiều dài và chiều rộng của mảnh vải may rèm
Chiều dài và chiều rộng của vải bằng chiều cao và chiều ngang của rèm thành phẩm cộng với phần chừa để làm đường may và vắt sổ.
Lưu ý
Thông thường rèm romance đẹp thì được may chung 2 lớp vải gấp vào nhau hoặc kết hợp roman và voan ore
- 1 lớp vải hoa văn chuyên dùng cho trang trí trong nhà.
- 1 lớp vải trơn dùng để cản sáng.
Không nên may 1 lớp vải duy nhất, nếu may một lớp vải, sẽ không đạt độ cản sáng và rèm sẽ không đẹp do ánh sáng bên ngoài sẽ làm nhạt đi màu của vải.
Bí quyết may rèm cửa
Hiện nay vải để may rèm cửa rất phong phú về mẫu mã với mức giá dao động từ vài chục ngàn đến hàng triệu đồng/1 mét. Một số yếu tố sau sẽ giúp bạn may được rèm cửa đẹp và hợp túi tiền.
ảnh minh họa
Vải để may rèm phổ biến hiện nay là gấm hoặc vải bố, khổ từ 1,5m hoặc 2,8m. Trong đó, loại vải được tiêu thụ nhiều nhất thường dao động ở mức giá từ 100.000đ – 200.000đ/mét. Mức giá chênh lệch do chất lượng vải khác nhau. Cùng là vải gấm nhưng có đến hàng trăm loại gấm, gấm Hàn Quốc giá có thể cao hơn nhiều so với gấm Việt Nam. Tránh mua vải may rèm được in hoa văn trên bề mặt bởi các hoa văn đó dễ bị phai màu hơn so với hoa văn do công nghệ dệt tạo thành.
Rèm cửa hoàn thiện được tạo bởi các phụ kiện: cây treo rèm giá từ 150.000đ/mét bằng gỗ hoặc hợp kim, khoen treo vải giá từ 3.000đ – 10.000đ/chiếc, tay nắm và vải treo rèm thường đi kèm. Sau khi chọn được loại vải ưng ý, cửa hàng sẽ cho người đến đo kích thước cửa và đưa ra số lượng vải và phụ kiện cần dùng phù hợp. Về chi phí thực hiện, cửa hàng có thể tính 10.000đ/mét hoặc miễn phí nếu bạn may rèm cửa số lượng nhiều.Rèm vải cản ánh sáng
Rèm cửa là để che chắn song bạn cũng nên lưu ý đến khả năng ngăn sáng của rèm. Nếu rèm cửa treo tại cửa sổ, nhất là cửa hướng Tây, nên chọn loại vải có khả năng chắn sáng trực tiếp 60 – 100%. Bạn cũng có thể làm rèm cửa 2 lớp để cản ánh sáng gián tiếp khá hiệu quả. Ngược lại, cửa đặt hướng Đông hoặc rèm ngăn trong nhà thì không cần tính năng chắn sáng hoặc không cần chắn sáng quá kỹ. Nên nhớ, vải có khả năng chắn sáng càng cao thì giá càng đắt.
Đặc biệt, bạn không nên nghe theo lời một số người bán hàng quảng cáo loại vải may rèm với khả năng “chống nắng”. Cần biết, một số loại vải may rèm cửa có khả năng cản ánh sáng tốt hơn do nhà sản xuất dệt sợi vải 3 lớp dày, khít chặt nên ánh sáng khó có thể lọt vào trong phòng, chứ bản thân loại vải đó không thể “chống nắng”.
Kiểu dáng
May rèm cửa ngoài chọn màu sắc và hoa văn, khách hàng cần quan tâm đến kiểu dáng của rèm cửa. Theo nhiều người bán hàng, những mẫu rèm cửa điệu đà, xếp nếp và uốn lượn càng nhiều thì càng cần nhiều vải. Khi chọn rèm cửa, gia chủ nên tính sao cho rèm cửa hài hòa với các sản phẩm nội thất khác trong nhà. Nếu rèm cửa là một điểm nhấn thì kiểu dáng lạ và nổi bật nên được ưu tiên chọn lựa.
Rèm xếp nếp cần khá nhiều vải.
Bí quyết khi may rèm cửa
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các cửa hàng may rèm cửa tại nhiều con phố lớn, các website trên mạng. Tuy nhiên, khi quyết định may rèm cửa, bạn nên khảo giá một vài cửa hàng để không bị mua “hớ” vì hiện có quá nhiều loại vải ở nhiều mức giá khác nhau khiến người tiêu dùng rất dễ bị nhầm lẫn.
Anh Đương, nhân viên bán hàng lâu năm tại cửa hàng rèm cửa Huy Hoàng (đường Điện Biên Phủ, P.1, Q.3, TP.HCM) khuyên khách hàng không nên mua rèm cửa của những người đến tận nhà tiếp thị mà nên chọn cửa hàng lớn, hoạt động lâu năm và có uy tín. Những người đến tiếp thị chỉ bán hàng cho bạn một lần, nhiều người trong số họ có những thủ thuật dễ khiến bạn bị mua “hớ”, trả mức giá cao hơn so với giá trị thật của loại rèm cửa đó. Các cửa hàng lớn cần giữ uy tín nên ít xảy ra hiện tượng trên, đồng thời còn có chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng khá tốt. Cụ thể, trong quá trình sử dụng, nếu rèm cửa có chi tiết bị hư hỏng, cửa hàng sẵn sàng cử nhân viên đến chỉnh sửa cho bạn.
Ngoài ra, khách hàng nên mua rèm cửa theo mét tới, chứ không nên mua theo mét vuông (mét vuông cửa sổ may rèm) hay mét thành phẩm (chỉ đo rèm theo chiều ngang, không đo chiều dọc). Khi chọn vải, ngoài giá tiền, bạn cũng nên quan tâm đến khổ vải. Vải có giá thấp nhưng khổ nhỏ chưa chắc đã tiết kiệm hơn vải giá cao nhưng khổ lớn.
Hướng dẫn may rèm lồng ô-rê
Bài hướng dẫn này mình viết khá chi tiết, hi vọng sẽ có ích cho những ai muốn tham khảo để may rèm cho gia đình nhé. Tự mua vải về may tiết kiệm cũng phải 1/2 giá thị trường, khoản tiền đó để dành mua vải thích hơn, hihi.
Trước khi mua vải may rèm bạn đo kích thước của cửa sổ (khổ vải khi mua thường là 2,7m).
VD: May rèm cho cửa sổ nhà mình
- Dài(cao): 2,3m
- Rộng: 80cm
Riêng chiều rộng của rèm bạn phải cộng thêm mỗi bên 10cm để rèm chờm sang hai bên mép cửa sổ, như vậy rèm sẽ thành 1m (80 + 1o + 10).
Cứ 2,5m vải được 1m rèm thành phẩm (cái này là mình nghe những người bán rèm họ bảo vậy khi đi hỏi giá cả).
Nguyên vật liệu cần thiết để may rèm:
1. Ô-rê trắng bằng nhựa (có nhiều loại để lựa chọn), hình như màu trắng là rẻ nhất và cũng dễ phối với các kiểu vải rèm).
2. Dụng cụ dập lỗ tròn để lồng Ô-rê.
3. Mếch để may phía trên đỉnh rèm nơi lồng Ô-rê (hình như 1 cuộn là 50m (lúc mua quên không hỏi bao nhiêu mét nên mình đoán sau khi may 1 ít, giá là 55k/cuộn)
Chân đỡ của thanh treo rèm và 2 cục tròn trang trí có hoa văn, thanh treo cũng màu tương tự. Bạn có thể lên phố Thuốc Bắc, có rất nhiều mẫu mã để chọn. Mẫu hoa văn này của mình giá là 80k/mét.
Quy trình cắt may:
May dây buộc:
Nếu không muốn may bạn có thể mua sẵn, 15k/dây thì phải
Công đoạn cuối cùng của may rèm:
Treo rèm thui
Rèm cửa đơn giản:
Tự may rèm cửa đơn giản cho căn nhà thêm xinh
Chọn ga gối theo mệnh
Cách may chân váy xòe
(St)